Có nên dạy trẻ con tin vào những câu truyện cổ tích?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

nuôi dậy trẻ

,

giáo dục

Nên nhé bạn. Vì truyện cổ tích nó dành cho trẻ con, mục đích của nó là để thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Dạy các em tin vào sự tất thắng của cái tốt, tin nàng Tấm ở sẽ hiền gặp lành, tin mẹ con Cám ác độc sẽ phải bị trừng phạt xứng đáng. 

Mình không lớn lên cùng truyện cổ tích nhưng chắc rằng, nhiều người ở đây gắn tuổi thơ với truyện cổ tích, bản thân mình thích, những đứa trẻ nhỏ hơn mà mình biết cũng đều thích truyện cổ tích. Vậy nên chẳng có lý do gì để tách nó khỏi các em cả. Hãy để truyện cổ tích được đến với các em với tất cả giá trị tốt đẹp mà nó mang lại. Nếu cứ phân tích mổ xẻ những tiểu tiết rồi áp nó vào những khó khăn, tiêu cực mà một bộ phận người mang lại, chẳng phải rất thiển cận hay sao?

Trả lời

Nên nhé bạn. Vì truyện cổ tích nó dành cho trẻ con, mục đích của nó là để thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Dạy các em tin vào sự tất thắng của cái tốt, tin nàng Tấm ở sẽ hiền gặp lành, tin mẹ con Cám ác độc sẽ phải bị trừng phạt xứng đáng. 

Mình không lớn lên cùng truyện cổ tích nhưng chắc rằng, nhiều người ở đây gắn tuổi thơ với truyện cổ tích, bản thân mình thích, những đứa trẻ nhỏ hơn mà mình biết cũng đều thích truyện cổ tích. Vậy nên chẳng có lý do gì để tách nó khỏi các em cả. Hãy để truyện cổ tích được đến với các em với tất cả giá trị tốt đẹp mà nó mang lại. Nếu cứ phân tích mổ xẻ những tiểu tiết rồi áp nó vào những khó khăn, tiêu cực mà một bộ phận người mang lại, chẳng phải rất thiển cận hay sao?

Niềm tin vào những điều tốt đẹp cần được nuôi dưỡng từ bé ạ 😉

Đừng dùng sự ràng buộc mình phải chịu để bó buộc trẻ thơ.

Bạn sẽ dạy 1 đứa trẻ về lòng nhân từ, luật nhân quả, ước mơ, ý chí, khát vọng,... như thế nào? Bạn sẽ cho tiền người ăn mày và bảo con bạn đó là lòng nhân, sau này sẽ có phước là nhân - quả, bạn mơ sau này trở thành người giàu có là ước mơ,...? Để rồi đứa trẻ lại hỏi tại sao cho tiền là nhân, tại sao cho tiền rồi có phước sau này,...

Lằng nhằng như vậy thì sao ko cho trẻ những câu chuyện cổ tích để trẻ vừa có thể hiểu được những ý nghĩa đó, và lại còn có thể tăng khả năng đọc, hiểu :D

Nên mình nghĩ, dù truyện cổ tích có thế nào thì nó đc sinh ra để xây dựng tâm hồn con trẻ. Ai mà chẳng lớn lên với chuyện cổ tích, và có ai lớn lên mà ngây ngô như truyện cổ tích đâu. Và ai lại muốn 1 đứa trẻ trở thành 1 ông cụ non cơ chứ.

Mình nghĩ là có, nhưng hãy chọn những câu chuyện cổ tích nhân văn, đề cao tình người. Hồi nhỏ mình cũng hay nghe truyện cổ tích, sau mới biết là niềm tin của bản thân cũng phần nào được hình thành trong quá trình đó. Phụ huynh nên biết cách chọn truyện cho con cũng như quan sát cảm nhận của con sau khi đọc xong mấy tác phẩm đó. Có những đứa trẻ rất nhạy bén, đọc xong là nó có câu hỏi luôn, khi đó thì chúng ta phải là người lý giải những thắc mắc của trẻ một cách hợp tình hợp lý nhất, và đừng quên hướng đến tính nhân văn của câu chuyện.

Cá nhân mình là một người rất thích đọc sách và chơi với các trẻ con. Mình cũng từng giới thiệu sách cho các bé đọc nhưng trẻ con bây giờ bị ảnh hường bởi điện tử và các trò chơi trên máy vi tính nên rất ít bé quan tâm tới việc đọc sách.

Về các câu truyện cổ tích, mình thấy chúng có những điều phù hợp và chưa phù hợp với trẻ con hiện nay. Thực tế, xã hội đã thay đổi và có những điều không còn phù hợp để giáo dục trẻ con.

Lấy ví dụ như câu chuyện về công chúa Lọ Lem, câu chuyện dạy chúng ta về lòng nhân từ, người tốt sẽ có một cái kết có hậu. Nhưng nếu để ý kĩ, giá trị của chúng không chỉ dừng ở đó, bà Tiên dặn Lọ Lem phải về trước 12h đêm nếu không mọi thứ sẽ trở lại như cũ, từ đó có thể dạy trẻ con rằng chúng ta làm việc phải đúng giờ, nếu không sẽ có hậu quả. Hay việc hoàng tử khiêu vũ với Lọ Lem cả đêm nhưng lại không nhớ được khuôn mặt của nàng, mà phải tìm nàng bằng một chiếc giày thủy tinh, nếu nói trong thế giới cổ tích là chàng hoàng tử si tình, nhưng nó cũng nói lên một thực tế rằng người hoàng tử yêu là cô công chúa xinh đẹp lộng lẫy yêu kiều kia chứ không phải cô gái lọ lem hôi hám, bẩn thỉu trong căn gác xép,...

Tóm lại, về việc có nên dạy trẻ con tin vào truyện cổ tích hay không theo mình là không có câu trả lời có hoặc không. Bản thân truyện cổ tích vẫn có những giá trị nhất định của chúng. Người kể chuyện nên biết chọn lọc và dạy trẻ con theo những góc nhìn khác nhau, phù hợp với xã hội ngày nay mà không làm mất đi màu sắc đẹp đẽ thơ mộng về cổ tích trong mắt các con.

Chào bạn, mình nghĩ người lớn có thể phân tích bài học từ các câu chuyện cổ tích, với ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với năng lực của trẻ. Việc còn lại là tôn trọng cảm nhận, lắng nghe suy nghĩ và giải đáp các thắc mắc của trẻ. Thông qua các câu chuyện cổ tích, chúng ta sẽ gợi mở những ý tưởng đầu tiên cho trẻ về thế giới, con người nhưng tin vào điều gì thì lại hoàn toàn nằm ở tiềm năng, nhận thức của trẻ.

Hơn nữa, nếu chúng ta không còn tin vào các câu chuyện cổ tích, thì liệu chúng ta có thể dạy trẻ điều bản thân đang thiếu không nhỉ? có lẽ sẽ hơi khó khăn đó :)