Ngày 8/3 có phải chỉ dành cho người đã có gia đình hay không?

  1. Xã hội

Sao mình thấy nhiều người bảo 8/3 chỉ dành cho người phụ nữ đã lập gia đình nhỉ, còn những người độc thân hoặc chưa có gia đình thì không được đòi quà vào ngày này vậy nhỉ =))))) Thắc mắc ghê

Từ khóa: 

quốc tế phụ nữ

,

lập gia đình

,

xã hội

Lịch sử ngày 8.3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên chủ tư bản trả lương rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm. Khi đó, các công nhân ngành dệt cùng đứng lên chống lại điều kiện làm việc khó khăn của họ tại thành phố New York vào ngày 8.3.1857.

Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.

Đến tháng 3.1859, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành quyền lợi cho mình. 50 năm sau, ngày 8.3.1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm và huỷ bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28.2.1909.

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế Xã hội chủ nghĩa họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8.3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ. Việc làm ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó ngày 8.3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Trả lời

Lịch sử ngày 8.3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên chủ tư bản trả lương rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm. Khi đó, các công nhân ngành dệt cùng đứng lên chống lại điều kiện làm việc khó khăn của họ tại thành phố New York vào ngày 8.3.1857.

Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.

Đến tháng 3.1859, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành quyền lợi cho mình. 50 năm sau, ngày 8.3.1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm và huỷ bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28.2.1909.

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế Xã hội chủ nghĩa họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8.3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ. Việc làm ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó ngày 8.3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.