Ngày mai là Book Lovers' Day 9/8 - bạn có thể chia sẻ tên 1 cuốn sách mà bạn nghĩ là ai nhất định cũng phải đọc qua không?

  1. Sách

Đâu là một cuốn sách bạn cực kỳ tâm đắc (có thể thuộc bất cứ chủ đề nào) mà có sức ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống và sự thay đổi nhận thức của bạn, đến mức khiến bạn muốn chia sẻ nó cho càng nhiều người càng tốt?

Nhân ngày Những người thích đọc sách - Book Lovers' Day 9/8 sắp sửa đến, các bạn hãy cùng tham gia chia sẻ nhé! :D

undefined
Từ khóa: 

chia sẻ sách

,

book lovers day

,

thích đọc sách

,

mê sách

,

sách

Mình nghĩ là mình sẽ nghĩ ngay đến Khải Hoàn Môn của Erich Maria Remarque. Ôi thôi cuốn này với mình mà nói thì nó quá đỉnh. Một ca phẫu thuật tâm lý con người thành công vượt trội của Remarque (cảm giác cứ như lúc đọc Tội ác và hình phạt của Dostoyevsky - mà đây cũng lại là một cuốn mà mình nghĩ là ai cũng nên đọc)! :D

Đọc Khải Hoàn Môn, mình thích vô cùng cái đoạn Ravic "thuyết giảng" cho Jeanne về cái gọi là nỗi đau đích thực của một tình yêu đích thực thì nó phải như thế nào, khi mà Jeanne cứ liên tục dằn vặt anh rằng anh đã bỏ cô đi không một lời giải thích để rồi khi trở về thì lại ghen tuông vớ vẩn, trong khi trông vẻ bề ngoài thì cứ như là chẳng có một nỗi đau nào ở Ravic hết. Nó thật sự là rúng động, khi mà Ravic (hay chính là Remarque) đã mô tả tình yêu trong anh như một mầm xanh nảy lên bên trong một ngôi mộ mà linh hồn trong nó vốn tưởng đã chết. Thứ tình yêu nảy sinh từ sự cô độc tưởng chừng vĩnh cửu, im lặng nhưng vô cùng mãnh liệt thì cái sự "không có anh em chết mất" của Jeanne nó trông lố lăng đến mức như thế nào và nó chẳng là cái thá gì ra sao.

Nhưng mà thực sự thì, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào, chỉ là cách thể hiện của chúng có phần hơi khác nhau mà thôi. :)

Và tất nhiên, mình thích mọi đoạn đối thoại trong Khải Hoàn Môn, vì nó thật sự mang lại một cảm giác, là mình có thể... áp dụng chúng cho những lần trò chuyện với những người xung quanh mình trong trường hợp muốn châm biếm hay mỉa mai hehehe.

Trả lời

Mình nghĩ là mình sẽ nghĩ ngay đến Khải Hoàn Môn của Erich Maria Remarque. Ôi thôi cuốn này với mình mà nói thì nó quá đỉnh. Một ca phẫu thuật tâm lý con người thành công vượt trội của Remarque (cảm giác cứ như lúc đọc Tội ác và hình phạt của Dostoyevsky - mà đây cũng lại là một cuốn mà mình nghĩ là ai cũng nên đọc)! :D

Đọc Khải Hoàn Môn, mình thích vô cùng cái đoạn Ravic "thuyết giảng" cho Jeanne về cái gọi là nỗi đau đích thực của một tình yêu đích thực thì nó phải như thế nào, khi mà Jeanne cứ liên tục dằn vặt anh rằng anh đã bỏ cô đi không một lời giải thích để rồi khi trở về thì lại ghen tuông vớ vẩn, trong khi trông vẻ bề ngoài thì cứ như là chẳng có một nỗi đau nào ở Ravic hết. Nó thật sự là rúng động, khi mà Ravic (hay chính là Remarque) đã mô tả tình yêu trong anh như một mầm xanh nảy lên bên trong một ngôi mộ mà linh hồn trong nó vốn tưởng đã chết. Thứ tình yêu nảy sinh từ sự cô độc tưởng chừng vĩnh cửu, im lặng nhưng vô cùng mãnh liệt thì cái sự "không có anh em chết mất" của Jeanne nó trông lố lăng đến mức như thế nào và nó chẳng là cái thá gì ra sao.

Nhưng mà thực sự thì, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào, chỉ là cách thể hiện của chúng có phần hơi khác nhau mà thôi. :)

Và tất nhiên, mình thích mọi đoạn đối thoại trong Khải Hoàn Môn, vì nó thật sự mang lại một cảm giác, là mình có thể... áp dụng chúng cho những lần trò chuyện với những người xung quanh mình trong trường hợp muốn châm biếm hay mỉa mai hehehe.

Huhu thread nào về recommend sách hay là mình cũng đều chỉ nghĩ tới một quyển đầu tiên là: Momo của Michael Ende. Già trẻ lớn bé gì đều nên đọc mặc dù nói trắng ra thì đây là sách dành cho thiếu nhi, nhưng có rất nhiều thông điệp mà người lớn đọc cũng rất ngấm về thời gian và sự lắng nghe lẫn nhau của con người. Quyển này trên Tiki cũng được đánh giá 5/5 sao và hầu như ai cũng giật mình sau khi đọc xong vì không ngờ lại hay như vậy. Cơ bản vì tên sách và cả bìa nếu chỉ nhìn thì chẳng lấy gì làm hấp dẫn cho lắm.

 Cho bạn nào muốn tìm mua thì mình đọc ấn bản của Nhã Nam nhé. Hiện tại hình như quyển này ngừng phát hành rồi, các bạn có thể tìm đọc bản tiếng Anh hoặc ebook cũng được. Các tiệm sách cũ thì cũng có thể còn.

undefined

Mình chắc chắn sẽ chọn cuốn "Khi hơi thở hóa thinh không" của Paul Kalanithi.

(...)

Khi hơi thở hóa thinh không là một sự ám ảnh khó quên. Tác phẩm đưa ta đi đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Khi đối diện với cái chết, bạn biết điều gì là ý nghĩa với cuộc sống và bạn cần làm gì với cuộc sống của bạn.
Paul ra đi nhưng sách của anh thì còn mãi với cuộc sống này. Những bài học & triết lý sống của anh sẽ liên tục được truyền đạt tới các bạn trẻ, vốn cũng đang trăn trở về đường đi cho sự nghiệp của chính họ. Và trên hết, không chỉ riêng người trẻ, mà bản thân mỗi chúng ta rồi sẽ đều hiểu được rằng, đã sống là phải sống miệt mài, chiến đấu không hối tiếc. Cho đến hơi thở cuối cùng. Đến khi hơi thở hóa thinh không…

P/s: Một câu nói mà tôi tâm đắc nhất từ Paul – Tác giả cuốn sách: “ Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới”.  

Sống như thế nào để trở nên đáng sống là lựa chọn của bạn, hãy thử hỏi ý nghĩa cuộc sống của mình nằm ở đâu trong vô vàn những khoảnh khắc mà cuộc sống này ban tặng cho bạn.  

khi-hoi-tho-hoa-thinh-khong.u5464.d20170726.t170655.288851

Nếu chỉ 1 cuốn thôi thì quá khó để trả lời. Có lẽ mình sẽ chọn cuốn Le Petit Prince của Antoine de Saint-Exupéry vì mình đã đọc đi đọc lại nhiều lần nhất. Mình có 1 bộ sưu tập các bản dịch khác nhau của cuốn này (hiện nay đang xấp xỉ 20 cuốn). Mình đọc nhiều bản khác nhau và nhiều lần, nhưng mỗi lần dường như đều mang lại thêm một "khám phá" nào đó. Tuy lời văn giản đơn, sách chứa nhiều chiều sâu khiến người đọc mỗi lần đọc lại lại suy tư.

Đầu tiên mình suýt trả lời là cuốn Pilote de guerre của cùng tác giả (mình cũng có 1 bộ sưu tầm nhiều bản), nhưng mà cuốn này thì bối cảnh thế chiến nên có thể có người không thích.

Em có một cuốn sách đọc từ hồi còn là sinh viên năm 1, là cuốn "Đến Nhật Bản học về cuộc đời" của chị Lê Nguyễn Nhật Linh. Cuốn sách này không đến mức mà ai nhất định cũng phải đọc qua, nhưng em nghĩ là các bạn sinh viên đều nên đọc.

Cuốn sách chỉ là chia sẻ về từng ngày trong khoảng thời gian hơn 1 năm chị Linh du học bên Nhật, từng cảm xúc, các điều vui vẻ, bế tắc,...mệt mỏi mà chị ấy trải qua. Đọc xong rồi, em nhận ra một điều hiển nhiên nhưng em lại luôn quên đi đó là: Cuộc sống sẽ luôn có những lúc vui lúc buồn, những cái buồn mình đã có thực ra ít hơn nhiều những cái vui nên hãy cứ bình tĩnh yêu đời =))). 

Và chẳng cái gì là dễ dàng cả, các bạn sinh viên hiện nay nếu thấy việc vừa đi học vừa đi làm đang khiến bản thân mệt mỏi quá nhiều thì nên đọc; à các bạn chuẩn bị du học cũng nên đọc nữa :) vì tác giả cuốn sách để có được những thành tựu của bản thân thì chị ấy cũng đã từng đỏ rát tay đi rửa bát thuê trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt tại Nhật đó.