[Ngày này năm xưa] Phong trào Cần Vương và giai thoại về người anh hùng lịch sử Phan Đình Phùng

  1. Lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) tự Tôn Cát, thụy Trang Lạng sinh ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện

Đức Thọ
), tỉnh
Hà Tĩn
h, trong một gia đình nho học.


Nguồn : google


Năm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân. Năm 1877 ông thi đậu Đình nguyên Tiến sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Phụ chính Tôn Thất Thuyết phế truất vua Dục Đức, đưa Lãng Quốc Công Hồng Dật (vua Hiệp Hòa) lên ngôi. Ông bị phế chức, bắt giam sau đó đuổi về quê. Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh.

Năm 1885, hưởng ứng phòng trào “Chiếu Cần Vương”, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu lập lực lượng từ khắp các tỉnh thành Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để chống lại giặc ngoại xâm. Các tướng lĩnh của ông có Cao Thắng, Nguyễn Thanh, Nguyễn Trạch, Phan Đình Cam, Cầm Bá Thước, Nguyễn Mục. Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng trở thành một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương chống Pháp lúc đó. Suốt 10 năm (1885-1896), bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp, gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch.

Năm 1889, ông được làm Bình Trung tướng quân. Chức võ quan này là do Tôn Thất Thuyết, khi này đang tổ chức lực lượng tại Quảng Đông, cho người về phong cho ông.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, ngày 28 tháng 12 năm 1895, do mắc bệnh lỵ nặng, Phan Đình Phùng đã qua đời tại bản doanh (núi Quạt), thọ 49 tuổi. Không lâu sau cái chết của ông, cuộc khởi nghĩa do ông phát động hoàn toàn bị trấn áp. Nguyên trước đó, Hoàng Cao Khải có viết thư dụ ông về hàng triều đình nhưng bị thẳng thừng từ chối,nên sau khi mất, mộ táng của ông bị Hoàng Cao Khải quật lên,tán thi hài của ông với thuốc súng và bắn xuống sông Lam. Đầu năm 1896, một số chỉ huy lần lượt mất, một số bị tử trận hoặc bị bắt, một số chuyển qua Xiêm La hoặc ra hàng, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng cùng các cộng sự đã dày công xây dựng đến đây là kết thúc.

Phan Đình Phùng không chỉ là người lãnh đạo chống Pháp, ông còn là một nhà thơ. Qua số tác phẩm, tuy ít ỏi của ông, người ta dễ nhận thấy con người của Phan Đình Phùng luôn vì dân, biết dựa vào dân, luôn kiên quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng, không hề mắc phải bả cám dỗ của đối phương. Các sáng tác của ông: một số câu đối (Điếu Lê Ninh, Khóc Cao Thắng), thơ (Đáp hữu nhận ký thi,Thắng trận hậu cảm tác, Kiến ngụy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng Cao Khải)...

Từ khóa: 

ngày này năm xưa

,

lịch sử

,

phan đình phùng

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử