Nghề đặt nò

  1. Nông nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Nò làm bằng tre, hình trụ tròn cao hơn đầu người. Miệng nò có hai thanh tre cứng đặt song song, rộng chừng 2 tấc rưỡi, ba tấc. Ngày xưa, muốn làm vành nò, người ta thường đi theo các vườn tre, rừng tràm hay rừng cây mọc hoang như mù u, bằng lăng, … để bứt dây cổ rùa về uốn vành.

Dây cổ rùa là loại dây bò trên các loại cây vừa kể, có nhiều dây lớn, chu vi cỡ nửa cườm tay, ngón chưn cái, có đặc tình dẻo, bền, dễ uốn cong theo ý người sử dụng. Dùng loại dây cổ rùa này làm vành nò có khi xài được vài ba mùa mà khỏi mất công. Không có dây cổ rùa, thì đốn tre, cắt khúc, phơi khô rồi chẻ ra và vót tròn để uốn vành.

Thân nò được bao bằng tre, trúc vót cọng tròn cỡ chiếc đũa ăn, bện dày khít bằng dây choại. Hom nò chạy dọc theo thân, đặt ở miệng nò. Hom làm bằng trúc vót dẹp, có đầu nhọn. Nhiều nơi làm hom nò bằng cọng sống của lá dừa nước.

Nò làm xong phải bện đăng để ven. Đăng thường bện bằng sậy, dây dùng bện đăng là dây của bụp dừa nước chẻ, phơi khô. Đăng nò cũng có thể bện từ cọng tàu dừa nước chẻ, phơi khô, vót lại hình dẹp cỡ ngón tay cái, …

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/photo-2-152697250876635401281-1629940628.jpg

Bện đăng xong thì xuống nò …. Chỗ đặt nò phải lựa nơi có dòng nước chảy mạnh, thường là dưới bến sông trước cửa nhà. Có nhà làm hai ba nò, không có chỗ thì “mượn chỗ” của bà con hàng xóm (những nhà này có chỗ “ngon” mà không sử dụng!), …

Đăng nò được ven thành hình chữ V Miệng nò vừa với phần hẹp nhất của hai tấm đăng ven, … Để ra thăm nò được thuận lợi, nhà nghèo không có xuồng, ghe, khỏi phải mất công mượn của cô bác, thì khi xuống nò người ta chặt tre, hay đủng đỉnh, bình bát, trâm bầu, … bắt cầu ra thăm nò! Như vậy cho tiện, …!

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/19497e13-no-bat-ca-2-1629940604.jpg

Để làm được một chiếc nò cá, trước tiên người làm tìm chọn những cây tre già, vừa tầm bắp tay để làm cọc. Mỗi cọc dài từ 3-4m hoặc tùy theo độ nông sâu của nước, để khi đóng xuống đáy sông, phần cọc còn nhô lên mặt nước từ 1-1,5m. Sau đó chọn khúc sông có địa thế tốt, nước chảy không mạnh lắm.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/photo-11-15269725087731758539928-1629940688.jpg

Sau khi đóng cọc xong, người làm nò cá sẽ rải lưới hoặc giăng đăng dọc theo bờ cọc. Làm thế để cá không vượt ngang qua bờ cừ mà men theo đến điểm giăng rớ. Sào đóng làm hai hàng theo hình xoắn ốc, còn lưới giăng theo hai hàng sào thành “mê trận”, hoặc có người làm theo hình chữ V, làm sao để cá vào không nhảy ra được. Ngay điểm hẹp nhất của hai mép lưới, chủ nò giăng một tấm lưới hoặc đặt một chiếc rọ (dụng cụ để chứa cá), để cá nhảy vào vẫn sống.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/photo-8-1526972508769473191234-1629940678.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/26/1447886628-no-du-bat-ca-o-u-minh---ca-mau-1629940707.jpg

Không phải ai cũng xây được nò nên cần có người ở bậc “thợ”. Thợ xây nò phải tích luỹ các kinh nghiệm như: xem dòng chảy của nước, hướng gió, hướng nắng trên sông để quyết định cắm cây định vị cho xây rọ - một bộ phận chính yếu quyết định cho sự thành bại trong việc xây nò.

Tuổi nghề của những người thợ này từng xây hàng chục, tới hàng trăm cái nò. Các thợ nò đều cho biết, 1 cái nò “êm”, lượng cá chấp 5-7 khẩu đìa. Ở trên sông có loại cá tôm gì thì trong rọ có loại đó. Hồi đó cá nhiều, nò cho thu hoạch quanh năm, mỗi ngày đều phải xúc nò 1 lần. Việc xúc nò phải bắt đầu từ 4-5 giờ sáng, cho dù lúc đó sương xuống lạnh cóng cả người nhưng vẫn phải làm để kịp hừng đông cân cho thương lái.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/5395103505559445-1629940731.jpg

Nò chủ yếu được xây ở các con kênh rạch vùng ngọt hóa. Sản phẩm thu được chủ yếu là tôm càng, rùa, cá trê, cá lóc, cá bổi, cá rô, lươn, rắn…

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/87132812611465383-1629940804.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/26/87132812611465382-1629940787.jpg

Ngày nay, do nguồn lợi thủy sản dần bị cạn kiệt và ảnh hưởng đến việc giao thông, đi lại của người dân trong vùng nên việc xây nò bắt tôm cá trên các dòng sông, kênh rạch ở Cà Mau hầu như không còn nữa.

Từ khóa: 

nông nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề