Nghề đặt trúm lươn ở miền Tây, Làng nghề lọp lươn

  1. Nông nghiệp

  2. DIY

  3. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  4. Kỹ năng mềm

Ống trúm làm bằng thân cây tre hoặc ống nhựa dài khoảng 1m, một đầu làm miệng trúm, đầu kia được bịt kín. Miệng ống có một cái hom được làm từ những nan tre mỏng kết hình nón lá hướng vào lòng trúm, được cố định với thân trúm bằng một xiên tre hay thanh sắt, đầu kia có khoan lỗ nhỏ để lấy không khí cho lươn “thở” khi đã vào bên trong trúm. Sau khi đặt mồi bằng giun đất băm nhỏ trong hom, hoặc nhái, cá nướng thì người ta mang ống trúm ra bờ ruộng, bờ sông, kênh mương, ao hồ… để đặt. Kỹ thuật đặt trúm cũng đơn giản, thân trúm để theo một góc nghiêng, miệng trúm cố định dưới đáy bùn, còn đầu có phần lỗ thở cho lươn thì để nổi khỏi mặt nước. Lươn đi ăn ban đêm, nghe mùi tanh của mồi dẫn dụ, chúng mon men ăn rồi chui tọt vào phía trong hom trúm.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/z300-thuy-san-viet-nam1783-1629934855.jpg

những nơi nào ruộng xấp nước, ban ngày trời nắng, nước mát thì ngày đó chắc chắn sẽ được nhiều lươn. Khoảng cách đặt các trúm chừng 2,5m. Cắm que găm cũng phải chắc chắn, sao cho ngập 2/3 thân trúm, phần cuối trúm hơi chếch lên, mục đích khi lươn chui vào ống có không khí để thở và sẽ không bị ngạt.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/homtvaoutrumnhmbylnresize-1629934996.jpg

muốn bắt được nhiều lươn bằng trúm thì phải tìm hiểu trước khu vực thả trúm. Những nơi lươn hay làm “mà” (hang trú ngụ) là lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, gốc tre, bụi cây mấp mé ao hồ, sông suối. Đặt trúm những khu vực này dễ bắt được lươn lớn, có con gần nửa ký.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/z300-thuy-san-viet-nam1785-1629934870.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/26/z300-thuy-san-viet-nam1786-1629934877.jpg

nghề đặt trúm lươn thích nhất là lúc đi dỡ trúm. Sau khi đổ nước ra khỏi ống, thấy hơi nặng tay hơn lúc bình thường, xốc nhẹ, nghe tiếng “ọc ạch” bên trong trúm là có lươn. Ống trúm có lươn thì để riêng, sau khi dỡ trúm mang về nhà thì tháo hom đổ lươn ra chậu. Nhiều người đặt trúm lươn cũng cẩn thận kiểm tra tất cả các ống sau khi dỡ mang về. Có ống khi xốc không nghe ọc ạch nhưng vẫn có lươn, vì có những con lươn to mà lòng ống lại hẹp. Cũng có khi, đổ trúm ra không phải lươn mà là… rắn. Rắn mò vào trúm tấn công và ăn lươn mắc trong đó. Lươn là món khoái khẩu và không phải là đối thủ của các loại rắn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/photo-5-1587347374000198719265-1629934927.jpg

Dân theo nghề đặt trúm có câu “Cá chết vì đăng, lươn chết vì mồi”, do đó, người đặt trúm rất chú ý đến mồi, mồi ngon, hấp dẫn mới dụ được lươn chui vào “cửa tử”. Mỗi đầu ống trúm có một miệng hom đan bằng tre, hom là cái bẫy dụ những con lươn háu ăn. Trước đây, miệt vườn còn nhiều cá tôm, lươn, rắn, ếch… nghề trúm rất thịnh hành, giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo. Trúm lươn đặt quanh năm, thuận lợi nhất là mùa mưa. Nhưng muốn bắt được nhiều, người trong nghề phải biết đặt lúc nào, đặt ở đâu. Thông thường ban ngày lươn trú dưới bùn, đêm ngoi lên kiếm ăn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/26/87132812611465367-1629935532.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/26/615061293098022-1629935550.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/26/5395103505559430-1629935571.jpg
Từ khóa: 

nông nghiệp

,

diy

,

thấu ngành hiểu nghề

,

kỹ năng mềm