Người thống nhất Việt Nam?

  1. Lịch sử

Trước thế kỷ 20, nói chung trước khi chủ nghĩa "quốc gia dân tộc" (nationalism) ra đời, nếu bạn là vua, thì bạn là chủ nhân tuyệt đối và toàn quyền với vương quốc và thần dân. Sử gia Việt Nam thế kỷ 20 dựa vào quan điểm "quốc gia dân tộc", rằng quốc gia là của mọi người dân Việt Nam, nên chửi Gia Long tơi bời, dẫn đến một thế hệ cũng hùa theo chửi ông ấy. Đó là lối tư duy đã cũ. Nhưng sang thế kỷ 21 thì giới sử gia đã dùng góc nhìn khác. Một số nghiên cứu - đặc biệt do các tác giả nước ngoài góp ý - đã đánh giá lại gồm cả khen lẫn chê hai vị anh hùng Quang Trung và Gia Long. Đó là dùng tiêu chuẩn cùng thời mà đánh giá con người và công việc. 

Lúc đó, nước ta đã có tổ chức quy củ cả ngàn năm, đem lễ nghĩa làm rường cột, lấy trật tự xã hội làm nếp sống công cộng, coi vua là chủ thể, thay trời lập đạo, chưa có nhân dân mà chỉ có thần dân hay con dân triều đình. Làm con dân mà nổi loạn là ngỗ nghịch, chiếm đất xưng vương là nguỵ quyền, ràng buộc dân bằng ngụy luật mới là áp bức thần dân. Nhiệm vụ ông hoàng là dựng lại vương triều, lập lại trật tự, cứu thần dân, những việc này vua Gia Long đã chu toàn. Nên khen vua trong tiêu chuẩn thời đó, bối cảnh đó.

Mỗi dân tộc có những niềm hãnh diện và kỷ niệm riêng của mình. Ngày nay, hễ gọi nhau là đồng bào, nhớ ngay đến Mẹ Âu Cơ sinh ra cái túi đựng trăm trứng. Khi kể con Rồng cháu Tiên là nghĩ đến tổ Lạc Long. Sông Bạch Đằng khiến ta nhớ chiến công của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đã cho đóng cọc trong lòng sông vào lúc thủy triều nước thấp, nhử địch vào lúc nước cao để cho thuyền địch mắc kẹt. Mười năm kháng chiến, ba lần lui về Chí Linh, chuyện Lê Lợi. Áo bào xám vì thuốc súng khi vào Thăng Long, chuyện Quang Trung. Nhưng lịch sử cũng có khi không công bằng, lại còn dễ quên. Từ bé học câu nước Việt Nam hình chữ S nhưng ít ai nhớ người đã tạo nên hai hình mũi cong của chữ S đó là ai. Câu cửa miệng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau quen thuộc, nhưng cũng ít ai nhớ câu đó có từ thời nào, ai đã tạo nên cảnh đó.

Gia Long là một người ý chí vững vàng, quyết tâm báo phục gây việc bá vương, sáu bảy lần vào Gia Định, sáu bảy lần bị đánh bật ra; bật ra rồi lại lăn vào, rút cuộc thắng vì sự kiên trì không bỏ dở sự nghiệp. Ông gom góp hai miền nam bắc, thống nhất sơn hà, tạo ra một vương quốc hùng mạnh, lớn nhất trong lịch sử nước nhà.

Nhìn lại Gia Long mồ côi từ nhỏ, hoàn cảnh đáng thương. Ông sống tình nghĩa với chúa, có hiếu với mẹ, tin tưởng vợ một lòng trước sau, biết đồng cam cộng khổ với binh sĩ. Khi ra trận là một người vô cùng dũng cảm, ông mặc áo nhung, nón chiến, đứng đầu thuyền, cầm súng điểu thương, bắn lại thuyền Tây Sơn. Gia Long bắn súng điểu thương hay lắm, bắn đâu trúng đó. Khi trú nạn ở bên Xiêm, gặp lúc nước đó có chiến tranh với Miến Điện. Gia Long khảng khái nói: 

-Tôi giúp sức cho, đánh cho gấp chắc được!

Khi toàn thắng trở về, vua Xiêm đem vàng lụa làm lễ tạ. 

Gia Long có đức thu được nhân tài. Lúc nhỡ bước lưu lạc bên Xiêm, lòng buồn bực; vua Xiêm hỏi: 

- Ông sợ hay sao? 

Gia Long: 

- Không phải sợ; nhà nước tôi trải đời truyền nối hơn 200 năm, bây giờ quốc vận trung suy, tôi ít đức không tài không giữ gìn cơ nghiệp được, vì thế mà buồn. Nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, nay nằm gai nếm mật, dẫu chết cũng can tâm, có sợ gì đâu?

Có tướng đi vào tình cờ nghe thấy Gia Long nói vậy, bước tới trước ông, ôm đầu gối quỳ mà khóc ròng. Vua Xiêm cảm động, phục chúa khen tôi. 

Gia Long nhìn xa trông rộng, biết cải tổ quân lực, làm thuyền binh tầng trên thì giáo mác, hai bên gài tre, lính thủy ở dưới để mà chèo thuyền, lính bộ ở trên để mà xung trận. Lại đặt mua vũ khí tân tiến từ Jakarta, Bồ Đào Nha và Anh. Cho canh tân quân đội theo kỹ thuật Âu Tây, xây thành quách theo mẫu Vauban. Khi còn loạn lạc không lơ là việc che chở cho chư hầu, bảo hộ Chân Lạp, biết giao hiếu với Xiêm làm liên minh tương trợ, dốc lòng phục nghiệp nhà; Gia Long biết lập liên minh lo tính việc lớn; nhưng khi thấy giặc tàn bạo hại dân thì ông biết từ chối lần sau. Xong rồi thì phóng tầm mắt nhìn xa ra cõi bắc, gom góp hai Đàng vào chung thành một đế quốc vững mạnh, giao hảo với chính quyền phương Bắc, thu phục các nước chư hầu phương Nam.

Đối với Pháp, Bá Đa Lộc thay vua ký kết hiệp ước giúp đỡ quân sự; để trả giá, sẽ nhượng cho Pháp cảng Đà Nẵng và Côn Đảo. Cả Đàng Trong là tài sản của nhà Chúa mà hiện nay bị loạn quân chiếm. Đổi hai mẩu đất để lấy lại cả Đàng Trong là một tính toán chính trị không hiếm thời phong kiến và chưa chắc đã ngu xuẩn: nhà Lê trung hưng từng nhượng Cao Bằng cho nhà Mạc, vua Lê Hiển Tông cắt đất khao quân Tây Sơn vừa diệt được Trịnh. Đấy còn chưa kể là có thể Đà Nẵng và Côn Đảo sẽ trở thành các trung tâm kinh tế giàu mạnh lợi cho nước ta và là một mô hình mẫu cho việc hiện đại hóa cải hiện kỹ thuật nước ta. Biết đâu lại chẳng dẫn đến cảnh Minh Trị bên Nhật? Tây Sơn cũng muốn cắt đất cho quân Anh để đổi viện trợ nhưng thất bại.

Gia Long chọn tên nước là Nam Việt. Trung Quốc e Nam Việt là tên nước hồi xưa bao gồm cả lưỡng Quảng rộng lớn nên không muốn cho, đề nghị cứ giữ tên cũ An Nam. Vua không chịu, quốc thư đi lại hai, ba lần. Vua nhắn nếu không cho đổi quốc hiệu, sẽ không nhận thọ phong của Trung Quốc. Nghe vua dọa, Trung Quốc phải chịu nhưng đề nghị thay vì Nam Việt, đổi là Việt Nam. Nước ta có hiệu Việt Nam cũng là do vua Gia Long vững lòng tranh đấu cho nước có quốc hiệu mới, đánh dấu một kỷ cương mới.

Xét toàn diện và mọi mặt, Gia Long là một vị hoàng đế anh hùng.

Từ khóa: 

lịch sử

Gia Long - Quang Trung là cặp oan gia gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam. Kẻ thua thì được đánh giá cao hơn theo tiêu chuẩn hiện đại, người thắng thì bị chê trách nhưng công lao trong lịch sử lại không thể chối cãi.

Trả lời

Gia Long - Quang Trung là cặp oan gia gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam. Kẻ thua thì được đánh giá cao hơn theo tiêu chuẩn hiện đại, người thắng thì bị chê trách nhưng công lao trong lịch sử lại không thể chối cãi.

Đứng ở vị trí đế vương thì khi ra một quyết định gì cũng phải cân nhắc kỹ lắm dồi tuy nhiên nó cũng được và mất nên cứ tôn trọng lịch sử đi nó cũng qua rồi nhìn lại ngẫm nghĩ và xd đất nước hiện tại đi

Câu chuyện ẩn khuất của Gia Long từ lâu đã không ai mảy may tìm hiểu, khi nhắc về ngài, mọi người đều như rập khuôn câu "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà" mà không hề biết sự thật. Khi ông đúng thì không ai nhớ, nhưng khi sai thì không một ai quên. Bạc bẽo, ngay cả 1 con hẻm còn không có tên ông chứ đừng nói chi 1 con đường để tưởng nhớ.

Khi bạn là Gia Long ở tuổi đời 16, gia tộc chết sạch sẽ bất kể nam hay nữ, già hay trẻ, còn sót lại vài mống, thân thì chạy ăn từng bữa, đàn em ẩn núp trôi dạt khắp nơi. Bạn sẽ chọn cách nào để tồn tại? Trốn chui trốn lủi hoặc cắt tóc đi tu lánh đời và đêm lo lắng bị cái kẻ thù có sức mạnh vô địch kia tìm ra cắt tiết hay đứng lên dùng chính danh của mình để giành lại mọi thứ? Người đời thật bất công vì suốt ngay kêu Gia Long cõng rắn cắn gà nhà mà k nhìn xem TS có thực là gà nhà k hay là 1 bầy đang làm loạn, và cái đám tàu ô, bọn lý tài tập đình có phải gà nhà không và lờ đi keèo xin ngoại viện bất thành của cảnh thịnh. Người đời nay cũng thực bất công khi lên án Gia Long trả thù tàn khốc Tây Sơn dù rằng , ông ta hoàn toàn làm đúng luật Hồng Đức, vị tất Bình An vương lúc xử mậu hợp, Thanh đô vương lúc xử tàn dư họ Mạc có được nhân hậu hơn và hành động tàn ác của TS với nhà Nguyễn Phúc, vs dân Thuận quảng nam liệu có mấy ai xét đến .