Nguyên nhân dẫn đến thời kỳ thoái trào của nhà hậu Lê là do đâu?

  1. Lịch sử

Đến thế kỷ XV, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển tới đỉnh cao dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Nhưng "cực thịnh tất suy", khi vua Thánh Tông qua đời, nối tiếp là triều đại ngắn ngủi của vua Hiến Tông, Túc Tông. Mặc dù vẫn giữ nề nếp, vận hành bộ máy quy củ giống thời vua Thánh Tông, nhưng những mầm mống nội loạn lại nảy sinh ngay trong nội bộ hoàng thất, bắt đầu từ thời vua Hiến Tông.

Sau cái chết đoản mệnh của vua trẻ Túc Tông, nội bộ lũng đoạn khi Trường lạc Thái hoàng thái hậu không muốn lập Lê Tuấn lên làm vua. Bà chọn Lữ Khôi vương, là một đứa cháu nội khác, lên thay Túc Tông. Nhưng nhờ có mẹ nuôi và 1 số nội thần cùng phe, Lê Tuấn được lên ngôi, lấy hiệu là Uy Mục. Cũng từ đó các cuộc thành trừng Thái Hậu và các thân quân nhà Lê diễn ra, và liên tiếp sau đó là các cuộc đảo chính, khởi nghĩa nông dân nổi dậy đời này qua đời khác để lật đổ Hoàng quyền vì những vị vua độc ác, mê tửu sắc, bỏ bê mệnh dân. Có thể điểm qua như:

  • Vua Uy Mục : Một vị vua trẻ bạo ngược, tàn độc.
  • Vua Tương Dực: Sa ngã vào dục vọng, thê thiếp
  • Tào tháo việt Nam Trịnh Duy Sản
  • Trần Cảo: Kẻ khiêu chiến hoàng quyền.
  • Trần Chân hào kiệt nhưng không qua ải tiểu nhân
  • Vua Chiêu tông u mê nghe lời xiểm nịnh
  • Kẻ Gian Hùng Mạc Đăng Dung
  • Vua Cung Hoàng: Con cờ của Mạc Đăng Dung

...

Từ thời kỳ phùng thịnh như thời thời Lê Thánh Tông, nhà Lê lâm vào giai đoạn thay ngôi liên tục, cuộc sống của người dân cơ cực hơn. Vậy nguyên nhân sâu sa và trực tiếp là do đâu? Có phải do những quyết định sai lầm ban đầu của Trường Lạc Thái hoàng thái hậu?

Hình ảnh: Cố đô Lam Kinh nhìn từ trên cao (Nguồn: Zing.vn)

Từ khóa: 

chiến tranh nam bắc triều

,

nam bắc triều

,

vua uy mục

,

hậu lê

,

lịch sử

hôn quân nhiều mâu thuẫn nội bộ hoàng tộc quá lớn các thế lực chia bè kết cánh

Trả lời

hôn quân nhiều mâu thuẫn nội bộ hoàng tộc quá lớn các thế lực chia bè kết cánh