Nguyên nhân ra đời ngành xã hội học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vào thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên rất phức tạp. Cuộc ‘Cách mạng công nhiệp 1750’ đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giầu nghèo, bùng nổ dân số, sự tan rã của hàng loạt các thiết chế cổ truyền,…. Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một ‘bác sĩ’ luôn luôn theo dõi cơ thể sống-xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau của nó từ tầm vi mô đến vĩ mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Emile Durkheim - một trong những người đặt nền móng cho khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Vào nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu, chức năng và phương pháp riêng’ "Xã hội học" (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này do Auguste Comte (1798-1857) xây dựng và đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên vào năm 1838. Ông nổi tiếng về "qui luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và phát triển của xã hội. Ông chia xã hội ra thành hai mặt cùng một thực thể xã hội là ‘xã hội tĩnh’ (statical society) và ‘xã hội động’ (dynamic society). Ông cũng đúc kết ra lý thuyết ‘Nhận thức thực chứng’ khởi đầu cho ‘Xã hội học thực nghiệm’. Ông được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này. Các tác phẩm chính của ông là: ‘Giáo khoa về triết học thực chứng’, ‘Hệ thống xã hội thực chứng’. Các nhà triết học có đóng góp lớn cho môn Xã hội học là Carl Marx (1818-1883; các tác phẩm như:’Gia đình thần thánh’, ‘Hệ tư tưởng Đức’; ‘Sự khốn cùng của triết học’; ‘tư bản’;…); Hebbert Spencer (1820-1903; các tác phẩm: ‘Thống kê xã hội’, ‘Nghiên cứu xã hội học’, ‘Các nguyên tắc của xã hội học’, ‘Xã hội học mô tả, …); Ferdinand Tonnies (1855-1936); Max Weber (1864-1920; các tác phẩm:’Những tiểu luận về phương pháp luận’, ‘Kinh tế và xã hội’, …); Emile Durkheim (1858-1917; các tác phẩm như: ‘Các quy tắc của phương pháp xã hội học’, ‘Tự tử’,…); …. Xã hội học không phải nghiên cứu xã hội để biết cho vui mà thực sự nó góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải biến hiện thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ khai đã nhấn mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong mệnh đề rất nổi tiếng "Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một nghành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". Các nhà xã hội học cho rằng nếu như họ kém cỏi đến mức không làm được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu của họ cũng thường được sử dụng để xây dựng các chính sách" .
Trả lời
Vào thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên rất phức tạp. Cuộc ‘Cách mạng công nhiệp 1750’ đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giầu nghèo, bùng nổ dân số, sự tan rã của hàng loạt các thiết chế cổ truyền,…. Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một ‘bác sĩ’ luôn luôn theo dõi cơ thể sống-xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau của nó từ tầm vi mô đến vĩ mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Emile Durkheim - một trong những người đặt nền móng cho khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Vào nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu, chức năng và phương pháp riêng’ "Xã hội học" (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này do Auguste Comte (1798-1857) xây dựng và đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên vào năm 1838. Ông nổi tiếng về "qui luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và phát triển của xã hội. Ông chia xã hội ra thành hai mặt cùng một thực thể xã hội là ‘xã hội tĩnh’ (statical society) và ‘xã hội động’ (dynamic society). Ông cũng đúc kết ra lý thuyết ‘Nhận thức thực chứng’ khởi đầu cho ‘Xã hội học thực nghiệm’. Ông được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này. Các tác phẩm chính của ông là: ‘Giáo khoa về triết học thực chứng’, ‘Hệ thống xã hội thực chứng’. Các nhà triết học có đóng góp lớn cho môn Xã hội học là Carl Marx (1818-1883; các tác phẩm như:’Gia đình thần thánh’, ‘Hệ tư tưởng Đức’; ‘Sự khốn cùng của triết học’; ‘tư bản’;…); Hebbert Spencer (1820-1903; các tác phẩm: ‘Thống kê xã hội’, ‘Nghiên cứu xã hội học’, ‘Các nguyên tắc của xã hội học’, ‘Xã hội học mô tả, …); Ferdinand Tonnies (1855-1936); Max Weber (1864-1920; các tác phẩm:’Những tiểu luận về phương pháp luận’, ‘Kinh tế và xã hội’, …); Emile Durkheim (1858-1917; các tác phẩm như: ‘Các quy tắc của phương pháp xã hội học’, ‘Tự tử’,…); …. Xã hội học không phải nghiên cứu xã hội để biết cho vui mà thực sự nó góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải biến hiện thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ khai đã nhấn mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong mệnh đề rất nổi tiếng "Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một nghành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". Các nhà xã hội học cho rằng nếu như họ kém cỏi đến mức không làm được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu của họ cũng thường được sử dụng để xây dựng các chính sách" .