Review về ngành Công tác xã hội, xã hội học và tâm lý học?

  1. Tâm lý học

  2. Hướng nghiệp

  3. Xã hội

Từ khóa: 

tâm lý học

,

hướng nghiệp

,

xã hội

Chào bạn,

Bản thân mình là thạc sĩ tâm lý. Học 4 năm cử nhân và 2 năm thạc sĩ. Mình thấy rằng trong 3 ngành này thì tâm lý học đi sâu vào nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cá nhân con người nhiều hơn. Có nhiều trường đào tạo về tâm lý nhưng mỗi trường lại có định hướng khác nhau như Trường đại học giáo dục, đại học sư phạm, học viện giáo dục, đại học khoa học xã hội và nhân văn. Bản thân mình học Nhân Văn mình thấy trường mình đào tạo sâu về cả nghiên cứu và thực hành.

Khi học thì 3 ngành này có rất nhiều môn chung trong khoảng 2 năm đầu. Sang năm t3, t4 thì sẽ tâm trung vào chuyên ngành. Riêng tâm lý học sẽ phân ra 4 chuyên ngành bạn có thể lựa chọn: tâm lý học xã hội, tham vấn, quản lý và lâm sàng. Như mình cảm nhận thì độ khó hơn là tham vấn và lâm sàng, và khó nhất là lâm sàng. Một nhà lâm sàng có thể làm tham vấn nhưng một nhà tham vấn thì không làm ngược lại được. Nhưng cuối cùng thì bằng của bạn vẫn là cử nhân tâm lý. Riêng mình học cả cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành lâm sàng, có rất nhiều môn học rất thú vị như phân tâm học, tham vấn tâm lý, tâm lý học lâm sàng, trị liệu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên,...

Ra trường một nhà tâm lý học có thể trở thành 1 nhà trị liệu, nhà tham vấn (nếu bạn học về tham vấn và lâm sàng), làm việc tại bệnh viện, có thể làm việc tại các trung tâm giáo dục kĩ năng sống, phòng nhân sự tại các công ty, giáo viên can thiệp trị liệu. Bạn cũng có thể tự mở trung tâm, phòng khám của riêng mình. Mình cũng quen rất nhiều bạn bên xã hội học và công tác xã hội thì các bạn ấy cũng làm cả các công việc của nhà tâm lý và ngược lại. Thực tế thì có bạn học tâm lý hay xã hội học, công tác xã hội thì vẫn làm trái ngành trái nghề. Kiến thức khi học trên trường đại học là kiến thức nền tảng, ra trường bạn vẫn phải học thêm rất nhiều nữa mới có thể trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của mình về 3 ngành học đặc biệt là ngành tâm lý học.

Chúc bạn sẽ có những khám phá thú vị!

Trả lời

Chào bạn,

Bản thân mình là thạc sĩ tâm lý. Học 4 năm cử nhân và 2 năm thạc sĩ. Mình thấy rằng trong 3 ngành này thì tâm lý học đi sâu vào nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cá nhân con người nhiều hơn. Có nhiều trường đào tạo về tâm lý nhưng mỗi trường lại có định hướng khác nhau như Trường đại học giáo dục, đại học sư phạm, học viện giáo dục, đại học khoa học xã hội và nhân văn. Bản thân mình học Nhân Văn mình thấy trường mình đào tạo sâu về cả nghiên cứu và thực hành.

Khi học thì 3 ngành này có rất nhiều môn chung trong khoảng 2 năm đầu. Sang năm t3, t4 thì sẽ tâm trung vào chuyên ngành. Riêng tâm lý học sẽ phân ra 4 chuyên ngành bạn có thể lựa chọn: tâm lý học xã hội, tham vấn, quản lý và lâm sàng. Như mình cảm nhận thì độ khó hơn là tham vấn và lâm sàng, và khó nhất là lâm sàng. Một nhà lâm sàng có thể làm tham vấn nhưng một nhà tham vấn thì không làm ngược lại được. Nhưng cuối cùng thì bằng của bạn vẫn là cử nhân tâm lý. Riêng mình học cả cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành lâm sàng, có rất nhiều môn học rất thú vị như phân tâm học, tham vấn tâm lý, tâm lý học lâm sàng, trị liệu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên,...

Ra trường một nhà tâm lý học có thể trở thành 1 nhà trị liệu, nhà tham vấn (nếu bạn học về tham vấn và lâm sàng), làm việc tại bệnh viện, có thể làm việc tại các trung tâm giáo dục kĩ năng sống, phòng nhân sự tại các công ty, giáo viên can thiệp trị liệu. Bạn cũng có thể tự mở trung tâm, phòng khám của riêng mình. Mình cũng quen rất nhiều bạn bên xã hội học và công tác xã hội thì các bạn ấy cũng làm cả các công việc của nhà tâm lý và ngược lại. Thực tế thì có bạn học tâm lý hay xã hội học, công tác xã hội thì vẫn làm trái ngành trái nghề. Kiến thức khi học trên trường đại học là kiến thức nền tảng, ra trường bạn vẫn phải học thêm rất nhiều nữa mới có thể trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của mình về 3 ngành học đặc biệt là ngành tâm lý học.

Chúc bạn sẽ có những khám phá thú vị!

Chào bạn, ở ngành Tâm lý học mình nghĩ bạn có thể lắng nghe trải nghiệm từ Thạc sĩ

Lê Thế Hanh
và Thạc sĩ
Đinh Lan
. Bạn đợi giải đáp nhé.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu nhất Công tác xã hội là có nhiệm vụ hàn gắn rạn nứt; giải quyết mâu thuẫn trong xã hội. Mục đích là để xã hội trở lên văn mình, phát triển và khoa học hơn. Ngành này đang thiếu nguồn nhân lực đó nên cũng được coi là một ngành có triển vọng trong tương lai, khi mà ngày nay xã hội càng ngày càng phức tạp, con người càng ngày càng tha hóa.

Nhìn chung thì sau khi ra trường có thể làm ở các doanh nghiệp: về kiểu chăm soc đời sống tinh thần của công nhân viên của họ, nó tồn tại như 1 tổ chứ "công đoàn" cái này thì phổ biến ở mấy công ty sản xuất kinh doanh có quy mô nhân sự lớn.

Hoặc có thể làm ở các trường học, thôn, xã, huyện: làm những công việc giúp xây dựng, kết nối, giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường, xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội.

Cũng có thể làm giảng viên về chuyên ngành này nữa. Tóm lại nếu bạn là một người có đam mê, khao khát biến xã hội tốt đẹp hơn thì ngành này là một lựa chọn không tồi nhé.

Hiii chị xin review một chút về ngành tâm lý học thui nhé. Ngành này phù hợp với những bạn hứng thú về nghiên cứu hành vi, cảm xúc, tư tưởng, suy nghĩ của con người nè. về cơ bản học ngành này thì năm nhất năm 2 vẫn học xoay quanh các môn đại cương (phần này ngành nào cũng phải học dù chị không biết học để làm gì :v). Đến năm 3,4 thì em học tới các môn cơ sở ngành và chuyên ngành, đến đây thì bắt đầu căng hơn rùi, ví dụ như môn tâm lý học đám đông, tâm lý học nhân cách.

Thêm nữa tâm lý học có nhiều chuyên ngành, em có thể lựa chọn theo sở thích của mình:ví dụ như tâm lý học tội phạm, hoặc em thích nghiên cứu về tâm lý của trẻ em thì có tâm lý học giáo dục, ngoài ra thì còn có tâm lý học xã hội, tâm lỹ học quản lý,...