Nhà quản lý nên cảnh giác với dạng nhân viên "chăm sóc" mình quá tốt.

  1. Kinh doanh

Thông thường bên cạnh một ông sếp lớn, luôn có một hoặc nhiều, thậm chí rất nhiều những người yêu mến, quan tâm và "chăm sóc" tận tình. Điều gì sẽ xảy ra nếu một lãnh đạo được quá nhiều người yêu quý? Nó có tốt không? Khi nào thì một người nhân viên yêu quý và chăm sóc lãnh đạo?

Nhà quản lý thì cần có người chăm sóc:

Một nhà quản lý, đặc biệt là làm quản lý cấp cao có nghĩa là bạn đang làm một công việc hết sức nặng nhọc. Nhiều nhà quản lý làm việc đến quên ăn, quên ngủ, hi sinh rất nhiều cả về gia đình, sức khoẻ. Nhà quản lý luôn đối mặt với vấn đề "thiếu thời gian" và có quá nhiều việc phải làm. Vậy nên cách thường thấy là họ sử dụng những người trợ lý để hỗ trợ giải quyết công việc, trong đó có cả việc công và việc tư. Cũng như sử dụng một số trợ lý để hỗ trợ họ "chăm sóc" bản thân nhằm đảm bảo sức khoẻ.

https://cdn.noron.vn/2020/06/20/d624ab826ba14a2b79603bd4ce4ee47a.jpg

Giải pháp này rất phổ biến đối với các nhà quản lý phương đông, nơi mà vấn đề làm gương về nỗ lực làm việc thường được nhấn mạnh nên công chúng thường được thấy một hình ảnh người sếp làm việc quên ăn quên ngủ.

Nhà quản lý còn phải đối mặt với căng thẳng thần kinh, tâm lý, stress thế nên họ rất cần những người chia sẻ, động viên, hỗ trợ. Việc có bên mình những người thường xuyên "khen tặng", động viên, giúp cho họ cảm thấy được tiếp thêm năng lượng, trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà quản lý thì cần có người chăm sóc, thế nhưng nếu không phân biệt giữa người làm việc cho mình và người chăm sóc mình, khi họ yêu cầu tất cả nhân viên cấp dưới đều phải hiểu ý, và yêu quý, chăm sóc mình, thì lại là một sai lầm rất lớn.

Nhân viên có yêu quý sếp của mình không?

Nhân viên thông thường có yêu quý sếp không? Sẽ có nhiều người nói là có, bởi vì nếu không quý mến, tôi sẽ không làm việc cho người sếp đó. Thế nhưng nếu nhìn vào bản chất của mối quan hệ này, thì đây là mối quan hệ hợp tác, do đó, yếu tố "tình cảm" không phải là thứ quá quyết định. Bạn có thể yêu quý hoặc hơi ghét sếp mình cũng không sao. Nếu nói nhân viên yêu quý sếp, thì tại sao việc nói xấu lãnh đạo dường như lại là một thú vui cực kỳ phổ biến của nhân viên trong mọi doanh nghiệp? Sự thực này các nhà quản lý cần phải thẳng thắn đối mặt. Trách nhiệm của nhà quản lý là thực hiện cam kết "hợp tác" với nhân viên, giúp tất cả mọi người cùng thành công, đạt được mục tiêu của mình, chứ không phải là giúp mọi người yêu quý mình.

Người sếp được nhiều người yêu quý có phải là nhà quản lý tốt?

Thật buồn khi phải nói là không, một người sếp được nhiều nhân viên yêu quý, thường là một người sếp tồi hơn là sếp tốt, giải quyết được công việc. Thực tế thì để làm hài lòng mọi người thì bạn sẽ chẳng làm được cái gì cả. Bạn sẽ được lòng nhân viên nếu cho họ nhiều hơn, giúp họ nhiều hơn, và có nghĩa là bạn đang làm hại tổ chức của mình.

Một người sếp nên hướng tới việc được nhân viên nể phục, tin tưởng hơn là yêu quý.

Khi nào thì một người chăm sóc người khác?

Bạn sẽ chăm sóc một người khi nó bắt nguồn từ yêu thương, hoặc vì lợi ích. Chúng ta có từ "Chăm sóc khách hàng", bởi vì khách hàng là người cho chúng ta tiền, cho nên chúng ta cần phải chăm sóc họ.

Trợ lý giám đốc sẽ chăm sóc giám đốc nếu đó là 1 phần trong mô tả công việc của họ. Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, vì đó là công việc của họ.

Một nhân viên sẽ "chăm sóc" lãnh đạo của mình nếu họ muốn lãnh đạo dành cho họ những lợi ích tốt hơn, nhiều hơn phần họ xứng đáng được hưởng.

Từ xưa các cụ đã dạy, minh quân nên tránh những lời xu nịnh, và những kẻ nịnh thần thì chẳng bao giờ tốt đẹp. Người ta đã chỉ ra, con người sẽ bị chủ quan và vất cảnh giác khi nghe những lời có cánh, và đó là lúc họ dễ bị mắc lừa nhất.

Từ khóa: 

quản lý

,

nịnh sếp

,

kinh doanh

Nhân viên công ty thì cái cần chăm sóc nhất là công việc và công ty, lại ko chăm sóc đi chăm cho sếp, thấy là sai rồi :))

Trả lời

Nhân viên công ty thì cái cần chăm sóc nhất là công việc và công ty, lại ko chăm sóc đi chăm cho sếp, thấy là sai rồi :))