Nhận xét về tác phẩm “Tội ác và hình phạt”của Dostoevsky?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lấy bối cảnh năm 1866 tại Peterburg, “Tội ác và hình phạt” là bức tranh chân thật về nước Nga thế kỉ XIX. Bức tranh ấy phản ánh rõ những thay đổi, chuyển biến đang xảy ra tại đất nước Nga vào thế kỉ XIX. Đó là sự lớn mạnh và lấn át của thế lực đồng tiền, tốc độ phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ khiến cho những giá trị đạo đức, tinh thần khủng hoảng trầm trọng. Con người trở nên lạc lõng, hoang mang. Thế nhưng, nhà văn cũng khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại bất hủ của những giá trị tinh thần cao quý. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tác phẩm nhận được rất nhiều sự chú ý bởi nó đưa người đọc đến gần tâm lý phạm tội mà đặc biệt đây là tội phạm giết người. Từ một người sinh viên nghèo vốn sống khép kín, ít nói bắt đầu đi đến con đường của cái ác và anh ta muốn giết người. Đó là nỗi ám ảnh trong Raskolvnikov trở thành vĩ nhân như Napoleon, những bất ổn trong tâm hồn, sức ép từ hoàn cảnh cuộc sống. Tội ác của nhân vật bị lún sâu thêm khi giết tiếp người thứ hai để che giấu việc phạm pháp của mình và hành động phi tang chứng cứ. Điều này làm hấp dẫn người đọc khiến họ muốn theo dõi theo câu chuyện. Sau đó Raskolvnikol rơi vào trạng thái tinh thần hoảng loạn, không kiểm soát được hành vi của mình, sự chất vấn bản thân tạo khối mâu thuẫn cực điểm trong nhân vật. Lúc này bằng lí trí và bản chất lương thiện trong người hướng đến sự giải thoát anh đã chọn cách thú tội. - Những câu chuyện nhỏ của từng nhân vật được tác giả xây dựng và bố trí sắp xếp phù hợp tạo nên sự liên kết xuyên suốt tác phẩm. Nó tạo ra cái nhìn đa chiều về cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ. - Để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, Đốtxtôiépxki đã sử dụng một hệ thống tình tiết, kết cấu và ngôn ngữ độc đáo, phù hợp, có truyền thống lâu đời. Để bộc lộ “con người trong con người”, ông thường sử dụng tình tiết phiêu lưu, những giấc mơ, những trạng thái tâm thần khác thường, vì trong các trường hợp ấy con người không thể sống với những gì ổn định bề ngoài, mà là sống với bản chất bên trong. Thời gian tình tiết thường là thời gian khủng hoảng trong cơn bế tắc như trước khi chết, trước và sau vụ sát nhân hay một lựa chọn rung động toàn nhân cách. Đó là thời điểm con người không thể sống yên ổn. Thêm vào đó không khí đầy những nghi kỵ, khiêu khích, kích động, cãi vã, lăng nhục,… càng thúc đẩy thêm quá trình tự ý thức, khêu gợi nhu cầu suy nghĩ, thổ lộ, biện bạch, đối thoại. - Với quy mô khá lớn và có phần khó đọc nhưng “Tội ác và hình phạt” được đánh giá cao trên phương diện nội dung và nghệ thuật bởi nó hàm chứa tính nhân đạo về sự đồng cảm của tác giả với những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Ông đã khám phá ra những góc tối trong tâm hồn con người mà ít ai được biết đến. Tác phẩm còn là lời tố cáo một xã hội mà con người coi trọng đồng tiền hơn tất cả, nó chà đạp lên nhân phẩm, các giá trị đạo đức. Đặc biệt là giai cấp tư sản độc ác. Nhưng đồng thời nó ca ngợi tình người giữa những con người nghèo khó trong tác phẩm với nhau, giúp con người hướng đến cái thiện.
Trả lời
Lấy bối cảnh năm 1866 tại Peterburg, “Tội ác và hình phạt” là bức tranh chân thật về nước Nga thế kỉ XIX. Bức tranh ấy phản ánh rõ những thay đổi, chuyển biến đang xảy ra tại đất nước Nga vào thế kỉ XIX. Đó là sự lớn mạnh và lấn át của thế lực đồng tiền, tốc độ phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ khiến cho những giá trị đạo đức, tinh thần khủng hoảng trầm trọng. Con người trở nên lạc lõng, hoang mang. Thế nhưng, nhà văn cũng khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại bất hủ của những giá trị tinh thần cao quý. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tác phẩm nhận được rất nhiều sự chú ý bởi nó đưa người đọc đến gần tâm lý phạm tội mà đặc biệt đây là tội phạm giết người. Từ một người sinh viên nghèo vốn sống khép kín, ít nói bắt đầu đi đến con đường của cái ác và anh ta muốn giết người. Đó là nỗi ám ảnh trong Raskolvnikov trở thành vĩ nhân như Napoleon, những bất ổn trong tâm hồn, sức ép từ hoàn cảnh cuộc sống. Tội ác của nhân vật bị lún sâu thêm khi giết tiếp người thứ hai để che giấu việc phạm pháp của mình và hành động phi tang chứng cứ. Điều này làm hấp dẫn người đọc khiến họ muốn theo dõi theo câu chuyện. Sau đó Raskolvnikol rơi vào trạng thái tinh thần hoảng loạn, không kiểm soát được hành vi của mình, sự chất vấn bản thân tạo khối mâu thuẫn cực điểm trong nhân vật. Lúc này bằng lí trí và bản chất lương thiện trong người hướng đến sự giải thoát anh đã chọn cách thú tội. - Những câu chuyện nhỏ của từng nhân vật được tác giả xây dựng và bố trí sắp xếp phù hợp tạo nên sự liên kết xuyên suốt tác phẩm. Nó tạo ra cái nhìn đa chiều về cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ. - Để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, Đốtxtôiépxki đã sử dụng một hệ thống tình tiết, kết cấu và ngôn ngữ độc đáo, phù hợp, có truyền thống lâu đời. Để bộc lộ “con người trong con người”, ông thường sử dụng tình tiết phiêu lưu, những giấc mơ, những trạng thái tâm thần khác thường, vì trong các trường hợp ấy con người không thể sống với những gì ổn định bề ngoài, mà là sống với bản chất bên trong. Thời gian tình tiết thường là thời gian khủng hoảng trong cơn bế tắc như trước khi chết, trước và sau vụ sát nhân hay một lựa chọn rung động toàn nhân cách. Đó là thời điểm con người không thể sống yên ổn. Thêm vào đó không khí đầy những nghi kỵ, khiêu khích, kích động, cãi vã, lăng nhục,… càng thúc đẩy thêm quá trình tự ý thức, khêu gợi nhu cầu suy nghĩ, thổ lộ, biện bạch, đối thoại. - Với quy mô khá lớn và có phần khó đọc nhưng “Tội ác và hình phạt” được đánh giá cao trên phương diện nội dung và nghệ thuật bởi nó hàm chứa tính nhân đạo về sự đồng cảm của tác giả với những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Ông đã khám phá ra những góc tối trong tâm hồn con người mà ít ai được biết đến. Tác phẩm còn là lời tố cáo một xã hội mà con người coi trọng đồng tiền hơn tất cả, nó chà đạp lên nhân phẩm, các giá trị đạo đức. Đặc biệt là giai cấp tư sản độc ác. Nhưng đồng thời nó ca ngợi tình người giữa những con người nghèo khó trong tác phẩm với nhau, giúp con người hướng đến cái thiện.