Những bài văn nói lên thực trạng gì trong việc dạy học môn tập làm văn miêu tả ở Tiểu học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng. Bằng sự thật thà cộng thêm trí tưởng tượng quá mức, học sinh tiểu học đã cho ra “lò” những bài văn miêu tả mà khi đọc lên không thể không khỏi kinh ngạc. Trên thực tế, việc dạy và học phân môn tập làm văn ở tiểu học hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập. Về phía người dạy đây quả là một phân môn khó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường xảy ra: • Hoặc hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò. • Hoặc dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép. Cả hai cách trên đều làm cho học sinh không biết làm văn, ngại học văn, mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học (ví dụ rất thích đọc truyện). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể chính ngay trong giáo viên cũng thiếu những tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế. Một nguyên nhân nữa đó là “bệnh thành tích” trong Giáo dục. Vấn đề này cho thấy, nhiều giáo viên chưa đánh giá đúng mức vị trí của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học và đặc biệt là phân môn tập làm văn. Phải hiểu rất rõ rằng: phân môn tập làm văn là môn thực hành tổng hợp, là kết quả của các môn học, đồng thời cũng là môn tạo tiền đề để học tốt các môn học khác. Bởi lẽ, bất cứ môn học nào cũng cần biết quan sát, nhận xét, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa. Về phía học sinh,kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn rất nhiều lỗ hổng. Nhiều học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu bông… Chính giáo viên ở bậc tiểu học cũng nhận xét hiện nay, một là học sinh thường tả cảnh, tả người theo văn phong, suy nghĩ của người lớn, hai là tả theo đúng suy nghĩ của bản thân và tạo ra những bài văn như trên. Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết lời văn không phù hợp. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc. Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Có học sinh khi đọc đề bài lên, không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau,.... Hơn nữa, hiện nay, trên các cửa hàng sách có bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho học sinh chép văn mẫu. Tuy nhiên, lỗi không ở các bài “văn mẫu” mà là ở chỗ sử dụng các bài văn mẫu đó như thế nào. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ,...), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt,... Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi games hoặc các trang web hấp dẫn khác trên intermet mà quên đi rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không phải chỉ nhà văn Tô Hoài mới có. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,.... Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn HS tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh tiểu học rất hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và tập làm văn của học sinh.
Trả lời
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng. Bằng sự thật thà cộng thêm trí tưởng tượng quá mức, học sinh tiểu học đã cho ra “lò” những bài văn miêu tả mà khi đọc lên không thể không khỏi kinh ngạc. Trên thực tế, việc dạy và học phân môn tập làm văn ở tiểu học hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập. Về phía người dạy đây quả là một phân môn khó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường xảy ra: • Hoặc hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò. • Hoặc dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép. Cả hai cách trên đều làm cho học sinh không biết làm văn, ngại học văn, mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học (ví dụ rất thích đọc truyện). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể chính ngay trong giáo viên cũng thiếu những tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế. Một nguyên nhân nữa đó là “bệnh thành tích” trong Giáo dục. Vấn đề này cho thấy, nhiều giáo viên chưa đánh giá đúng mức vị trí của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học và đặc biệt là phân môn tập làm văn. Phải hiểu rất rõ rằng: phân môn tập làm văn là môn thực hành tổng hợp, là kết quả của các môn học, đồng thời cũng là môn tạo tiền đề để học tốt các môn học khác. Bởi lẽ, bất cứ môn học nào cũng cần biết quan sát, nhận xét, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa. Về phía học sinh,kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn rất nhiều lỗ hổng. Nhiều học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu bông… Chính giáo viên ở bậc tiểu học cũng nhận xét hiện nay, một là học sinh thường tả cảnh, tả người theo văn phong, suy nghĩ của người lớn, hai là tả theo đúng suy nghĩ của bản thân và tạo ra những bài văn như trên. Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết lời văn không phù hợp. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc. Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Có học sinh khi đọc đề bài lên, không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau,.... Hơn nữa, hiện nay, trên các cửa hàng sách có bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho học sinh chép văn mẫu. Tuy nhiên, lỗi không ở các bài “văn mẫu” mà là ở chỗ sử dụng các bài văn mẫu đó như thế nào. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ,...), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt,... Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi games hoặc các trang web hấp dẫn khác trên intermet mà quên đi rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không phải chỉ nhà văn Tô Hoài mới có. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,.... Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn HS tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh tiểu học rất hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và tập làm văn của học sinh.