Những hiểu lầm về nữ quyền?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Mình có đọc được 1 cmt này rất hay ở gr Maybe You Missed This F***king News:

Cảm giác nhiều bạn không hiểu bản chất thật sự của nữ quyền + gặp quá nhiều thành phần nữ quyền nửa mùa/nữ quyền cực đoan đang lạm dụng nữ quyền theo một cách sai lầm và làm nhiều người càng hiểu sai hơn mục đích của nữ quyền.

Từ trước đến giờ, những nhà hoạt động nữ quyền chân chính chưa bao giờ chỉ đấu tranh cho quyền của phụ nữ không cả, mà họ đấu tranh cho những tiêu chuẩn áp đặt lên đàn ông, hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới song song luôn. Bởi sao? Nói đúng ra là như này, nữ quyền ban đầu sinh ra trong hoàn cảnh phụ nữ đã chịu quá nhiều bất công, bị phân biệt giới tính trầm trọng, nó đã giúp phụ nữ có thể được làm và được công nhận khi làm việc mà bị coi rằng "chỉ đàn ông mới làm được", nó giúp phụ nữ được coi trọng hơn và có chỗ đứng trong xã hội. Dần sau đó, nữ quyền cũng đấu tranh cho sự xóa bỏ về định kiến giới mà ban đầu là ở nữ như con gái không bắt buộc phải thích màu hồng, không nhất thiết phải luôn yếu đuối, con gái phải biết nữ công gia chánh, phải nhẹ nhàng thục nữ. Và sau nữa thì nhờ có vậy, một số định kiến giới áp đặt lên đàn ông cũng bị loại bỏ, từ những cái nhỏ như khi con gái không bắt buộc phải thích màu hồng thì con trai cũng không bị bắt buộc phải thích mấy màu "được coi là cho nam giới", đến nhữnh cái lớn như vì phụ nữ có thể gánh vác được nửa gia đình nên đàn ông không cần bắt buộc gánh gánh nặng quá lớn trên vai nữa.

Thực tế thì hiện hay định kiến giới đặt lên hai giới vẫn còn rất nhiều. Chỉ là bởi vì trước đó phụ nữ đã chịu nhiều bất công hơn do tư tưởng của xã hội phong kiến và bây giờ vẫn phải chịu tàn dư của nó nên nhiều người chỉ nhìn vào mặt đó chứ không nghĩ đến rằng, bản thân đàn ông vào thời điểm phụ nữ chịu cực nhiều bất công vẫn có những áp lực và ấm ức của riêng họ chứ đừng nói đến bây giờ. Một người hoạt động nữ quyền chân chính không có nghĩa là họ không ủng hộ cho sự bình đẳng giới, hay họ tiêu chuẩn kép và bắt đàn ông phải thế này thế kia, đặc biệt là không bao giờ chơi trò nâng giới này dìm giới kia như nhiều người lầm tưởng. Chỉ là vì như mình nói, nữ giới thời trước và tàn dư đến bây giờ vẫn chịu khá nhiều thiệt thòi, nên những người hoạt động nữ quyền sẽ tập trung lên vấn đề của nữ giới nhiều hơn thôi.

Và xin nhắc lại nè, đừng kêu giờ bình đẳng rồi cần nữ quyền chi trong khi cả hai giới đều đang gặp rất nhiều vấn đề về định kiến giới trong xã hội.

Khi nào gặp mấy bà nữ quyền cực đoan hay nửa mùa thì nói thẳng mặt, chứ nữ quyền và bình đẳng giới là hoàn toàn cần thiết, bản chất của nữ quyền cũng không hề xấu xa (chưa kể những người đầu tiên để ý đến vấn đề nam giới bị định kiến giới giày vò chính là những nhà hoạt động nữ quyền), đừng vì những cái biến tướng đấy mà phủ nhận những công sức mà nữ quyền đã đem lại cho nữ giới, kể cả nam giới luôn.

Tóm lại: NỮ QUYỀN CHÍNH LÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, CÒN GẶP MẤY NGƯỜI NỬA MÙA, TIÊU CHUẨN KÉP, CỰC ĐOAN THÌ CHỬI THẲNG MẶT, NHƯNG ĐỪNG HIỂU LẦM BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA NÓ.

Xin cảm ơn

À còn ai hỏi sao không dùng từ công bằng thay cho bình đẳng à, vì xin thưa là dù gì thì nói, nam và nữ về mặt sinh học đã có những đặc điểm khác nhau rồi. Ví dụ hông ai phủ nhận được nam có lợi thế về thể lực, sức mạnh hơn nữ giới (tất nhiên vẫn có những người sức khoẻ yếu và không ở cả hai phía), đấy là lí do tại sao các môn thể thao hay chia riêng các hạng mục nam nữ, hay như trong tập gym thì nam dễ lên cơ bắp hơn nữ, hay như nữ giới sẽ có các cơ quan sinh dục để có thể làm mẹ....

Nói công bằng sẽ như kiểu cào bằng ấy, nhiều ông còn kêu giờ công bằng rồi sao phụ nữ còn được nghỉ làm thai sản ăn lương? Phát ngôn câu đấy kiểu v*l đ hiểu tư duy kiểu gì, trong khi ngta đấu tranh mãi mới được như thế thì mấy người đòi cào bằng ra. Xin lỗi cào bằng ra mới là mất bình đẳng ấy. Bình đẳng giữa nam và nữ là đòi quyền lợi chính đáng của cả hai giới, để họ có được các cơ hội như nhau, dựa trên sự khác nhau mà vẫn có để đặt ra sự cân đo đong đếm thế nào khiến cho quyền lợi của cả hai bên bình đẳng với nhau, ố kề?

Nữ quyền cực đoan mới là cái cần loại trừ, còn nữ quyền đâu có phải đạp quyền lợi của đàn ông xuống và nâng quyền lợi của phụ nữ lên đâu mà giãy nảy lên mệt vl =))))

Trả lời

Mình có đọc được 1 cmt này rất hay ở gr Maybe You Missed This F***king News:

Cảm giác nhiều bạn không hiểu bản chất thật sự của nữ quyền + gặp quá nhiều thành phần nữ quyền nửa mùa/nữ quyền cực đoan đang lạm dụng nữ quyền theo một cách sai lầm và làm nhiều người càng hiểu sai hơn mục đích của nữ quyền.

Từ trước đến giờ, những nhà hoạt động nữ quyền chân chính chưa bao giờ chỉ đấu tranh cho quyền của phụ nữ không cả, mà họ đấu tranh cho những tiêu chuẩn áp đặt lên đàn ông, hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới song song luôn. Bởi sao? Nói đúng ra là như này, nữ quyền ban đầu sinh ra trong hoàn cảnh phụ nữ đã chịu quá nhiều bất công, bị phân biệt giới tính trầm trọng, nó đã giúp phụ nữ có thể được làm và được công nhận khi làm việc mà bị coi rằng "chỉ đàn ông mới làm được", nó giúp phụ nữ được coi trọng hơn và có chỗ đứng trong xã hội. Dần sau đó, nữ quyền cũng đấu tranh cho sự xóa bỏ về định kiến giới mà ban đầu là ở nữ như con gái không bắt buộc phải thích màu hồng, không nhất thiết phải luôn yếu đuối, con gái phải biết nữ công gia chánh, phải nhẹ nhàng thục nữ. Và sau nữa thì nhờ có vậy, một số định kiến giới áp đặt lên đàn ông cũng bị loại bỏ, từ những cái nhỏ như khi con gái không bắt buộc phải thích màu hồng thì con trai cũng không bị bắt buộc phải thích mấy màu "được coi là cho nam giới", đến nhữnh cái lớn như vì phụ nữ có thể gánh vác được nửa gia đình nên đàn ông không cần bắt buộc gánh gánh nặng quá lớn trên vai nữa.

Thực tế thì hiện hay định kiến giới đặt lên hai giới vẫn còn rất nhiều. Chỉ là bởi vì trước đó phụ nữ đã chịu nhiều bất công hơn do tư tưởng của xã hội phong kiến và bây giờ vẫn phải chịu tàn dư của nó nên nhiều người chỉ nhìn vào mặt đó chứ không nghĩ đến rằng, bản thân đàn ông vào thời điểm phụ nữ chịu cực nhiều bất công vẫn có những áp lực và ấm ức của riêng họ chứ đừng nói đến bây giờ. Một người hoạt động nữ quyền chân chính không có nghĩa là họ không ủng hộ cho sự bình đẳng giới, hay họ tiêu chuẩn kép và bắt đàn ông phải thế này thế kia, đặc biệt là không bao giờ chơi trò nâng giới này dìm giới kia như nhiều người lầm tưởng. Chỉ là vì như mình nói, nữ giới thời trước và tàn dư đến bây giờ vẫn chịu khá nhiều thiệt thòi, nên những người hoạt động nữ quyền sẽ tập trung lên vấn đề của nữ giới nhiều hơn thôi.

Và xin nhắc lại nè, đừng kêu giờ bình đẳng rồi cần nữ quyền chi trong khi cả hai giới đều đang gặp rất nhiều vấn đề về định kiến giới trong xã hội.

Khi nào gặp mấy bà nữ quyền cực đoan hay nửa mùa thì nói thẳng mặt, chứ nữ quyền và bình đẳng giới là hoàn toàn cần thiết, bản chất của nữ quyền cũng không hề xấu xa (chưa kể những người đầu tiên để ý đến vấn đề nam giới bị định kiến giới giày vò chính là những nhà hoạt động nữ quyền), đừng vì những cái biến tướng đấy mà phủ nhận những công sức mà nữ quyền đã đem lại cho nữ giới, kể cả nam giới luôn.

Tóm lại: NỮ QUYỀN CHÍNH LÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, CÒN GẶP MẤY NGƯỜI NỬA MÙA, TIÊU CHUẨN KÉP, CỰC ĐOAN THÌ CHỬI THẲNG MẶT, NHƯNG ĐỪNG HIỂU LẦM BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA NÓ.

Xin cảm ơn

À còn ai hỏi sao không dùng từ công bằng thay cho bình đẳng à, vì xin thưa là dù gì thì nói, nam và nữ về mặt sinh học đã có những đặc điểm khác nhau rồi. Ví dụ hông ai phủ nhận được nam có lợi thế về thể lực, sức mạnh hơn nữ giới (tất nhiên vẫn có những người sức khoẻ yếu và không ở cả hai phía), đấy là lí do tại sao các môn thể thao hay chia riêng các hạng mục nam nữ, hay như trong tập gym thì nam dễ lên cơ bắp hơn nữ, hay như nữ giới sẽ có các cơ quan sinh dục để có thể làm mẹ....

Nói công bằng sẽ như kiểu cào bằng ấy, nhiều ông còn kêu giờ công bằng rồi sao phụ nữ còn được nghỉ làm thai sản ăn lương? Phát ngôn câu đấy kiểu v*l đ hiểu tư duy kiểu gì, trong khi ngta đấu tranh mãi mới được như thế thì mấy người đòi cào bằng ra. Xin lỗi cào bằng ra mới là mất bình đẳng ấy. Bình đẳng giữa nam và nữ là đòi quyền lợi chính đáng của cả hai giới, để họ có được các cơ hội như nhau, dựa trên sự khác nhau mà vẫn có để đặt ra sự cân đo đong đếm thế nào khiến cho quyền lợi của cả hai bên bình đẳng với nhau, ố kề?

Nữ quyền cực đoan mới là cái cần loại trừ, còn nữ quyền đâu có phải đạp quyền lợi của đàn ông xuống và nâng quyền lợi của phụ nữ lên đâu mà giãy nảy lên mệt vl =))))

Một câu hỏi khá hay và có vẻ khá ít người quan tâm, nhiều khi ngườ ta chỉ muốn tin cái mà họ muốn tin và đưa ra nhận định của họ thay vì cố gắng đi tìm về bản chất vấn đề. Mình thấy có nhiều hiểu lầm về nữ quyền và bản thân nhiều câu trả lời trên Noron cũng có những hiểu lầm nhất định về vấn đề này. 
Để có thể trả lời câu hỏi, trước hết chúng ta sẽ cùng xem xét một chút nữ quyền là gì đã. Thuật ngữ tiếng Anh chính xác của từ này là feminism, một hệ thống tư tưởng và quan điểm mang tính chính trị, xã hội, bao gồm các làn sóng, các phong trào chính trị-xã hội hoạt động vì quyền của người nữ trong xã hội. Tiếng Việt dịch từ này chung chung là nữ quyền, tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu nhân học, xã hội học...đã dùng một từ khác chính xác và trung lập hơn là quyền vị nữ.
Về cơ bản, các phong trào và các lý thuyết về vị nữ hướng đến bình đẳng các quyền lợi và lựa chọn giữa các giới trong xã hội, bao gồm: sự bình đẳng trong phân chia các vài trò, trong vị thế xã hội, vị thế công việc, các cơ hội... Quan niệm về bình đẳng này đã phát triển từ sự bình đẳng giữa nam - nữ đến hiện tại là sự bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, bao gồm những cá nhân có sự khác biệt về giới tính, bản dạng giới, xu hướng tính dục, tư duy, ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, v.v. Do đó, có nhiều quan điểm thường sử dụng nữ quyền như một tấm bình phong nhưng thực chất là nó sai và/hoặc nó có thể dẫn đến các hiểu lầm về quyền và thuyết vị nữ bao gồm: 
1. Nữ quyền tức là đưa phụ nữ lên vị thế cao hơn đàn ông. KHÔNG. 
Xuất phát điểm của thuyết và quyền vị nữ là sự chênh lệch về vai trò và vị thế của những con người trong xã hội. Người nữ ngày xưa thường bị gắn với những định kiến về các vai trò như phụ nữ phải chăm sóc gia đình, con cái, phụ nữ trong doanh nghiệp ở vị trí lãnh đạo thường bị coi là quá tham vọng, bossy (một từ mà tiếng Việt mình chưa tìm được một giải nghĩa tương đương), lương của phụ nữ thường được trả thấp hơn đàn ông ở cùng vị trí.... => Sự đấu tranh nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng nêu trên. Tuy nhiên, khi giải quyết những vấn đề này, người ta cũng nhận ra rằng bản thân phía còn lại là đàn ông cũng được giải phỏng khỏi những định kiến và dán nhãn mà xã hội gán lên họ như đàn ông phải chịu trách nhiệm nuôi sống gia đình, đàn ông phải gánh vác tất cả, đàn ông phải mạnh mẽ... - những thứ này ngày nay được gọi là nam tính độc hại. 
Hiểu cơ bản, vị nữ không phải là nâng vị thế của một nhóm cao hơn nhóm khác mà nó hướng đến việc bình đẳng vị thế và cơ hội, cho phép tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn và được nhìn nhận như bản thân họ vốn là và công bằng. 
2. Nữ quyền phá hủy sự cân bằng của thế giới. KHÔNG. 
Có nhiều niềm tin rằng đàn bà yếu đuối hơn đàn ông do cơ cấu sinh học và do niềm tin chúng ta thường được bảo rằng từ thời nguyên thủy, người nữ thường đóng vai trò hái lượm còn người nam sẽ đóng vai trò săn bắt - được cho là quan trọng và nguy hiểm hơn. 
Tuy nhiên, nghiên cứu nhân học hiện đại đã chỉ ra rằng vai trò của hái lượm không hề ít quan trọng hơn vai trò của săn bắt. Thậm chí, để có thể hái lượm, người ta cần kiến thức phong phú về các loại thực vật, cây cỏ để biết được loại nào có thể ăn được và loại nào không thể ăn được. Ngoài ra, vai trò duy trì nòi giống và chăm lo cho nòi giống là một vai trò quan trọng thiết yếu đối với sự sinh tồn, do đó, ở nhiều nền văn hóa, người nữ được tôn thờ và trọng vọng vì chính vai trò này của họ. Còn có nghiên cứu khác dựa trên các bằng chứng khảo cổ đã chỉ ra những nền văn hóa mà người nữ đóng vai trò săn bắt, và hoàn toàn có sức khỏe để săn bắt tương tự hoặc hơn đàn ông. Việc con người tin rằng vai trò của người nữ thấp hơn người nam hóa ra lại là sản phẩm của tư bản phương Tây do từ lâu tư bản đã nhận ra rằng việc sinh con và hồi phục sức khỏe sau sinh con sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất tư bản. Một podcast rất hay về vấn đề này đã trình bình các nội dung nghiên cứu nêu trên một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận cho mọi người: 

 

Trong khuôn khổ nội dung trả lời này, mình đưa ra những niềm tin sai lầm phổ biến nhất và bao quát nhất. Tất nhiên, còn nhiều niềm tin sai lầm khác mà trong khuôn khổ một câu trả lời không thể nói hết được, nhưng mình tin là nếu ta giải quyết được những hiểu lầm nêu trên thì nó sẽ trở thành tiền đề tốt cho việc giải quyết những hiểu lầm khác. 

Mình thấy nữ quyền rất tốt, đáng tôn trọng và nên được lan truyền nhiều hơn. Nhưng có khá nhiều người vẫn chưa tiết chế bản thân, hoặc tự tôn vinh bản thân thái quá kiểu auto con gái làm sẽ đúng, ko sao còn trai thì khác, giả sử như hqua có 1 cậu trai khoe thứ nhạy cảm trên fb, rất nhiều chị em vào bình luận kiểu "n*ng qua, b*oi to the" các kiểu, đổi lại đó là 1 cô gái mà các bạn nam vào nói vậy sẽ bị đánh giá là vô duyên, biến thái bla bla. Hay sex joke với 1 cậu bé nhỏ tuổi như con trai của D.Trump, lắm chị em vào vơ làm chồng rồi nói lời lẽ rất khó nghe, đổi lại là 1 bé gái thì sao? Mong là những người như vậy sẽ thay đổi và xã hội sẽ văn minh hơn

Rằng chủ nghĩa nữ quyền thật sự quan tâm tới bình đẳng.

Thứ nhất mình muốn nói vài câu trước khi vô các luận điểm củng cố ý chính của mình. Mình ủng hộ quyền phụ nữ rất, rất nhiều. Mình muốn thấy càng ngày càng nhiều phụ nữ thành công, thành đạt trong doanh nghiệp, kinh doanh. Mình muốn thấy những chiếc ghế của Quốc Hội và Chính phủ lẫn địa phương và trung ương được ngồi bởi những người phụ nữ giỏi giang.

Nhưng mình không muốn làm một phần của cái chủ nghĩa nữ quyền này. Có thể là trải nghiệm cá nhân, nhưng mình luôn cảm thấy nhóm xưng tên nữ quyền thường khá độc hại, kỳ thị đàn ông, cực đoan, v.v.

Thứ nhất, chủ nghĩa nư quyền không bằng với bình đẳng giới.

Thực ra, ta đã có một từ phù hợp để nói về bình đẳng giới, và đó chính là... bình đẳng giới.

Nếu mình muốn hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới, thì mình sẽ nói là mình ủng hộ bình đẳng giới, tại sao lại nói là nữ quyền?

Kể cả những lúc nữ quyền kêu là muôn "đưa mọi người lên" thì thường cũng chỉ tập trung ở phụ nữ là chính.

Mình không nghĩ chủ nghĩa nữ quyền là đè đàn ông xuống, mặc dù nếu nhìn trên mạng thì thường là vậy, nhưng trên thực tế thì đa số nhưng người theo nữ quyền cũng chỉ muốn thêm quyền cho phụ nữ để song song với đàn ông.

Nhưng cũng nhiều trường hợp xảy ra trên báo chí cũng làm mình hơi sôi máu.

Vụ trên báo trên ghi bằng Tiếng Anh. Vụ này cũng khá lâu rồi. Nội dung chính đơn giản là các học sinh, nhân viên theo chủ nghĩa nữ quyền phản đối ngày quốc tế Đàn Ông, ngày này được tổ chức để nói lên về việc con trai thường gặp khó khăn nhiều trong giáo dục so với con gái.

Trong bài TED Talk này, một nhà làm tài liệu, Cassie Jaye, đã bị chỉ trích, tấn công, ném đá, đe doạ, doạ giết, v.v. bởi chính cộng đồng "yêu bình đẳng" của mình vì làm một bộ phim tên The Red Pill (Liều thuốc đỏ). Trong phim, cô quay phim, phỏng vấn, và nghiên cứu về nhóm nam quyền một cách khá là trung lập. Nhưng trong video này, cô cũng nói rằng: "nhưng người chưa coi bộ phim của tôi, biểu tình trước rạp phim, rằng bộ phim này có hại cho phụ nữ."

Tất nhiên, phụ nữ vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn luận. Như là kỳ thị công việc (nếu bạn để ý thì các công việc ở VN khá là thiêng về một bên giới, như là bán chợ thường toàn nữ.), hiếp dâm, bạo hành gia đình, áp lực về ngoại hình, áp lực chăm con, v.v.

Đàn ông theo đó cũng sẽ có những vấn đề riêng cũng nên được thảo luận. Như là kỳ thị về sức lực (mình biết rất nhiều bạn nam bị áp lực rằng luôn phải trong mạnh mẽ, cứng rắn), bị đặt nặng về thành công tài chính, đi quân đội thường toàn nam (gần như toàn bộ), v.v.

Nhưng mình chưa bao giờ thấy, hoặc rất ít khi thấy, các vấn đề nêu trên được nói trong cộng đồng nữ quyền. Luôn tập trung vào phụ nữ rồi lại kêu rằng "chúng tôi đứng lên vì tất cả!"

Rồi đôi lúc mình cũng cảm thấy có những câu nói nông cạn, hoặc ít nhất là chưa đầy đủ.

Như là lúc nhóm này thường nói về chênh lệc tiền lương. Chúng ta nên biết rằng nếu gộp lại một số lượng lớn như vậy, thì sẽ bị mất đi chi tiết. Nếu nói chung thì phụ nữ thu nhập thấp hơn đàn ông, nhưng nhìn vậy chưa đủ.

Còn những người phụ nữ làm nội trợ thì sao? Nếu chỉ nhìn chung chung như vậy thì còn những người đàn ông thu nhập thấp? Chả lẻ họ không quan trọng? Nếu phụ nữ được trả lương thấp hơn trong cùng công việc, thì tại sao các ông chủ không thuê phụ nữ thôi, cho nhân lực rẻ tiền. Chỉ đơn thuần là vì ghét phụ nữ?

Mình nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất trong cái chợ xiếc này, chính là việc cái chủ nghĩa này luôn cố "mọc tay" qua những chủ đề khác, rồi tự mình mang tên "vì tất cả". Không nên cố làm những gì mình không phải, đó chính là ý kiến của mình.

Mình là con trai, nên có thể ý kiến sẽ... một chiều. Nhưng mình tin rằng, chủ nghĩa nữ quyền thời hiện đại đang "cố quá" cuối cùng chỉ thành rạp xiếc lộn xộn, mục tiêu không rõ ràng, bao quát và lủng củng.

Và với danh nghĩa là một thằng con trai đấu tranh bình đẳng giới, mình chỉ nhìn thấy cái rạp xiếc đó rồi lắc đầu. Mình không cảm thấy mình thuộc về chủ nghĩa nữ quyền, vì nó luốn hò hét là nó cũng đang đấu tranh vì những người như mình, nhưng thực chất chỉ là nói... Khi làm nó luôn đem mình ra (mặc dù mình chưa đánh phụ nữ bao giờ, chưa bạo hành, bạo lực với ai) ra đóng vai kẻ ác.

Mình tin vào bình đẳng giới, mình muốn một xã hội nơi nam nữ đều ngan hàng nhau. Mình tin vào nữ quyền. Chính vì thế mình cũng tin rằng, chủ nghĩa nữ quyền đang thất bại ở vai trò đó. Cái chủ nghĩa này chỉ nói về bình đẳng như quảng cáo, một chiếc mặt nạ ở tiệc Halloween, nhưng nó không quan tâm nhiều đến bình đẳng thật sự trong tâm.

Nam nữ có thể khác nhau về thân thể sinh lý, sẽ không giống nhau về áp lực xã hội, nhưng cả hai (và những giới tính khác) đều đáng giá như nhau.

Phạm Tấn Sang.

Hiểu lầm phổ biến nhất là việc chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ trong cách ngành như điện ảnh, giải trí, thể thao v...v rằng đây là một sự bất công. Hiểu lầm này tai hại, cùng xem Nadal trả lời bên dưới bạn ha.


Ai cũng muốn xem người vận động viên thi đấu với tốc độ cao nhất, mạnh nhất, hà khắc nhất. Nghề nào càng đối kháng về thể chất, trí tuệ hay vượt giới hạn con người thì đàn ông càng có lợi thế cạnh tranh. Hệ quả là lượt xem nữ vận động viên, nữ diễn viên sẽ ít hơn, revenue thấp hơn. Vì thế tiền thưởng cho nữ ít hơn vì lượt xem thấp hơn đồng nghiệp nam giới. 

Nhưng phụ nữ hiểu đúng vấn đề luôn đòi tăng lương để thu hẹp sự chênh lệch. Còn phụ nữ hiểu sai vấn đề luôn đòi trả lương ngang đàn ông.