[Những khoảnh khắc đời người] Khoảnh khắc chọn định nghề nghiệp tương lai: Ta nên chọn học khoa - ngành nào?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Sẽ có một thời điểm nào đó trong đời, chúng ta tự cảm thấy hứng thú với một nghề nghiệp nào đó trong tương lai. Ví như bác sĩ chẳng hạn, hay giáo viên, kiến trúc sư, nghệ sĩ,… Thông thường, khi hứng thú với một công việc bất kỳ, chúng ta đương nhiên là thích nó. Và có khả năng nhất định để thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, trên đường đời không phải mọi việc mọi sự đều diễn ra theo như mong muốn của bản thân. Sẽ có nhiều việc, nhiều chuyện chúng ta đành phải chấp nhận, khi mà lựa chọn cuối cùng phải đảm bảo cho tương lai sau này. Nhất là, việc chọn khoa hay ngành học nào đó, gần như là chọn định nghề nghiệp.

Khoảnh khắc sau khi chúng ta tốt nghiệp phổ thông trung học và bước vào một trong những ngưỡng cửa được xem là quan trọng của cuộc đời: cánh cửa Đại học, thực sự là một bước ngoặt. Bạn định sẽ chọn học khoa, ngành nào? Thuộc trường nào? Bạn mất bao lâu để ra quyết định cho lựa chọn ấy? Có căn cứ nào cho lựa chọn đó của bạn không? Bạn có nhất định phải chọn học Đại học hay không?...

nguong-cua-dai-hoc-chao-don-ban

Ảnh: giasuducminh.com

Thực sự mà nói, không ít người trong chúng ta thường có tầm nhìn hạn hẹp với suy nghĩ còn thiển cận về tương lai và tiền đồ của bản thân. Bất cứ ai ngay thời khắc chuyển giao ấy cũng có đôi phần “chủ nghĩa vụ lợi”, tức là thấy xã hội lúc đó nghề gì đang là “mốt”, nghề nào dễ kiếm tiền, hay đơn giản, nghề gì dễ tìm được việc, thì ngay lập tức chọn vào trường nào có những khoa ngành học liên quan với nghề đó. Chẳng hạn như ngoại thương, hay quan hệ công chúng, hay marketing tài chính ngân hàng,... Khó có ai mà đi theo tiếng gọi của trái tim, cảm nhận cũng như không xem xét đến hứng thú, ưu thế và cả năng lực của mình là dành cho ngành nghề nào.

Chúng ta có nên tự mình lựa chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai?

Nếu như bạn có đủ tự tin cho một tương lai tự mình có thể vững bước trên đôi chân của mình, thì điều này quá tuyệt vời. Bạn hoàn toàn có thể tự quyết cho mọi chọn lựa của bản thân mà không cần phải bận tâm tương lai sẽ ra sao. Vì bạn sẵn sàng đối mặt với tất cả bất trắc nếu có, nên bạn không hối hận. Tuy nhiên, nếu như bạn không đủ sức gánh vác tương lai không biết trước, thì tốt nhất bạn nên trao đổi ý kiến của mình với thầy giáo, bạn bè, cha mẹ, hay những người đi trước,… để họ có thể giúp bạn một vài gợi ý. Không phải ai cũng biết mình thực sự có ham thích đặc biệt gì và ưu thế nổi bật ra sao, cũng như không phải ai cũng hoàn toàn hình dung được khi chọn ngành học thì nên theo ngành gì. Tuy rằng tất cả mọi gợi ý của người khác chỉ giúp bạn có cơ sở để tham khảo, và chọn lựa cuối cùng vẫn phải do chính bạn đưa ra, nhưng bạn chỉ cần một chút thận trọng là có thể vận dụng những gợi ý tham khảo ấy cho lựa chọn hợp lý của mình.

Hồ Thích - một nhà ngoại giao, nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc có nói như thế này: Khi chọn khoa, ngành học, chỉ có hai tiêu chuẩn:

  • Một cái là “tôi”,
  • Một cái nữa là “xã hội”.

Xét theo tiêu chuẩn xã hội, thì trong xã hội có biết bao nhiêu ngành nghề mà kể, ngành nào cũng đều cần thiết, biết theo ngành nào cho đúng tiêu chuẩn? Thành ra, cứ tiêu chuẩn “tôi” mà quyết, đi theo hứng thú của mình, sở thích và khả năng của mình. Thử nghĩ mà xem, một thiên tài làm thơ lại đâm đầu vào học Y, thì có phải là xã hội sẽ mất đi một nhà thơ hạng nhất và thay vào đó là một bác sĩ tồi hay sao?

Mình chọn nghề hay nghề chọn mình?

Sẽ có đôi lúc cuộc sống diễn ra không đúng như mong muốn của chúng ta. Đó là khi ước mơ của bạn in dấu con đường này, nhưng sự thật lại hướng bạn đi theo con đường khác. Thực tế cho thấy, khi mà dân số quốc gia đang ngày một tăng lên đột biến không kiểm soát như hiện nay, thì cơ hội cho bạn học và chọn nghề nghiệp tương lai là càng thu hẹp lại. Muốn thi vào trường nào đó với đúng ngành nghề nào đó, bạn phải “chọi” 1 với… mấy ngàn người. Chưa kể, không phải cứ thích nghề đó là có sẵn trường và ngành nghề đó cho bạn chọn học. Chưa nói đến việc, bạn có đủ khả năng để đi theo ngành nghề đó hay không. Cho nên, trong khoảnh khắc quyết định đưa ra lựa chọn ngành học cho mình, nếu như chẳng may bạn rơi vào cảnh không còn cách nào hơn là phải chọn hướng đi không đúng như mong muốn, bạn cũng có thể không nên thất vọng, và đặc biệt là không nên than vãn, mà hãy chờ đợi. Biết đâu, ở đâu đó đang có một nghề nghiệp nào đó đang chờ đợi bạn thể hiện tài năng thì sao?

Có những ngành nghề nào cho chúng ta lựa chọn?

4e537cf5f3f9092bcce5d6c48fc80f76

Ảnh: Google

Trước đây mình đã từng có nhắc đến cuốn sách Thích gì làm nấy của tác giả Ryu Murakami. Trong sách có nói, công việc dành cho một người nào đó, phù hợp với bản thân một ai đó không chỉ gói gọn trong mấy từ "đam mê", "yêu thích", mà trên thực tế, đó chính là công việc khiến họ dù nỗ lực bao nhiêu, hao tâm tổn trí vì nó nhiều cách mấy cũng không hề thấy chán nản hay muốn từ bỏ. Trong thời đại đang ngày càng phát triển vượt bậc như hiện nay, để sống sót và sống tốt không phải là điều dễ dàng, nhất là khi những bạn trẻ bây giờ luôn phải chịu áp lực thúc ép từ phía người lớn, cộng với việc để tìm được một công việc thì buộc phải có những kỹ năng, năng lực, trình độ phù hợp, chưa kể còn vấn đề muôn thưở là "cơm áo gạo tiền".

Tuy nhiên, về cơ bản thì, chỉ cần bạn không vội vàng từ bỏ mọi ao ước, khát vọng cũng như hứng thú với đam mê sở thích của mình, thì bạn sẽ phát hiện ra mình thích hợp với ngành nghề nào.

Ví dụ, nếu như bạn yêu thích môn ngữ văn và thích đọc sách đặc biệt là thơ văn, truyện các loại, thì nghề nghiệp phù hợp với bạn sẽ là:

  • Làm việc trong ngành xuất bản
  • Biên tập viên
  • Nhân viên sửa bản in (sửa bông)
  • Nhà phê bình
  • Nhân viên cửa hàng sách
  • Chủ cửa hàng sách cũ
  • Tác giả truyện tranh
  • Dịch giả, nhà ngôn ngữ học

Còn nếu bạn thích sáng tác thơ văn, thì học làm:

  • Nhà văn, tiểu thuyết gia
  • Nhà thơ
  • Nhà báo, phóng viên tạp chí
  • Biên tập viên đài truyền hình
  • Biên kịch
  • Copywriter
  • Người viết lời ca khúc

Hay như bạn thích ngâm thơ, đọc diễn cảm, trình diễn trước đám đông thì có thể chọn:

  • Phát thanh viên, người dẫn chương trình (MC)
  • Phóng viên hiện trường
  • Diễn viên truyền hình
  • Nghệ sĩ hài
  • Diễn viên lồng tiếng

Hoặc giả bạn có hứng thú với môn Toán và thích tính toán, thì có thể chọn làm:

  • Lập trình viên
  • Chuyên gia mã hóa dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích tài chính
  • Nhà hoạch định tài chính
  • Chuyên viên thuế
  • Kiểm toán viên
  • Người chơi chứng khoán qua mạng...

Hoặc vĩ mô hơn, bạn thích ngắm nhìn và khao khát khám phá vũ trụ, sẽ có các nghề như sau cho bạn chọn:

  • Phi hành gia
  • Nộp CV vào... NASA
  • Làm việc tại các đài thiên văn
  • Nhà chiêm tinh

...

thich-gi-lam-nay.u2751.d20170323.t105240.776395


Thích gì làm nấy hay Cẩm nang lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh là cuốn sách mình nghĩ là rất hay và thú vị cho các bạn còn đang hoang mang trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong cuộc đời. Ảnh: Tiki.vn

Nói chung là, trên thế giới này có rất nhiều con đường cho bạn lựa chọn. Quan trọng là khi bạn đã chọn một con đường, thì hãy làm sao cho con đường đó trở nên đúng hướng. Nếu có những ngả rẽ, hãy rẽ sao cho đúng phương. Thậm chí nếu sai, có thể quay đầu lại. Bạn đủ tự tin để làm điều đó chứ?

Từ khóa: 

thích gì làm nấy

,

nghề nghiệp

,

chọn ngành chọn nghề

,

khoảnh khắc đời người

,

thấu ngành hiểu nghề

Ủa, vậy yêu thích môn anh văn,  thích tìm tòi sáng tạo trong cuộc sống như chụp hình nghệ thuật, thích vẻ và thích đi du lịch và giao tiếp thì học ngành nào bạn.. 
Trả lời
Ủa, vậy yêu thích môn anh văn,  thích tìm tòi sáng tạo trong cuộc sống như chụp hình nghệ thuật, thích vẻ và thích đi du lịch và giao tiếp thì học ngành nào bạn..