Những luận điểm "kém sang" thường thấy khi tranh luận về khoa học.

  1. Khoa học

Đa phần chúng ta không phải một nhà khoa học, tôi cũng vậy ! tuy nhiên trong khi tranh luận hay phản biện các chủ đề về khoa học vẫn cần tôn trọng những quy tắc tối thiếu để đảm bảo cuộc tranh luận được diễn ra "suôn sẻ" và mang tính thuyết phục :

1/ Mọi luận điểm cần phải có dẫn chứng, kể cả luận điểm phản biện:

Ví dụ : "Con người chỉ sử dụng 10% não bộ" hay "tôi có thể chứng minh thuyết tương đối sai"

unnamed

Muốn chứng minh luận điểm này bạn phải đưa ra các tài liệu khoa học, hoặc bài viết của một tạp chí chính thống chuyên về khoa học. Và điều quan trọng nhất là : không phải báo chí luôn đúng, nhất là những báo không chuyên như kênh14, soha...

Chúng ta nên để ý nguồn dịch thuật của những bài báo đó ở trang quốc tế nào, hay tác giả là ai.

Tại Việt Nam, tạp chí chuyên về khoa học uy tín nhất mình biết là tiasang.com.vn

Vì vậy nếu bạn không đưa ra được dẫn chứng cho khẳng định của mình, hoặc dẫn chứng không đủ sức thuyết phục thì cuộc tranh luận sẽ không có ý nghĩa và không mang tính khoa học.

2/ Không công kích cá nhân, miệt thị, bắt lỗi tiểu tiết :

Ví dụ : Bạn chắc gì đã giỏi hơn tôi ở lĩnh vực này nên bạn đừng thể hiện mình am hiểu khoa học, nhất là còn sai lỗi chính tả nữa.

Trong tranh luận khoa học, phân biệt Đúng - Sai là ở dẫn chứng chứ không phải đả kích người khác hay khoe mẽ tri thức bản thân để giành chiến thắng.

51902528_392729004863020_6350463202765045760_n

Đừng bao giờ coi thường người khác vì biết đâu họ là chủ tịch =))

Có thể bạn là một người chuyên về Vật Lý nhưng không thể lấy sự hiểu biết của mình về lĩnh vực đó để bác bỏ mọi dẫn chứng hoặc luận điểm của người khác về chủ đề Hóa Học. Nên nhớ mọi cuộc tranh luận đều phải tuân thủ quy tắc [1].

3/ Không sử dụng triết học, tôn giáo trong tranh luận :

Ví dụ : Nếu bạn không chứng minh được Chúa không tồn tại, thì mọi luận điểm khoa học đều vô nghĩa.

Đây là câu nói thường thấy của những bạn thích "chơi chữ", áp dụng vòng lặp vào luận điểm của mình, bắt người khác phải chứng minh mình sai.

Việc đối phương không chứng minh được luận điểm của bạn là vô lý không đồng nghĩa bạn ĐÚNG.

Ví dụ bạn nói rằng khoa học không thể chứng minh được trước thời điểm BigBang có gì nên có thể Chúa tồn tại.

"Hãy để khoa học được yên" - khoa học và tôn giáo là 2 lĩnh vực riêng biệt, chúng ta không nên đem chúng để so sánh hay phản biện với nhau, vì tôn giáo không hề có "dẫn chứng" , tôn giáo chỉ dựa vào đức tin nên không có giá trị trong các cuộc tranh luận khoa học.

Tôi chia sẻ điều này không có nghĩa tôi phản đối tôn giáo, bản thân tôi không theo đạo, nhưng tôi là người hữu thần.

unnamed (1)

Tôi không biết Fact này có chính xác hay không ! nhưng giả sử Einstein có công nhận điều đó cũng không có nghĩa ông được phép sử dụng tôn giáo vào các cuộc tranh luận về khoa học của mình.

4/ Mọi thứ chỉ là tương đối, khoa học cũng vậy.

Ví dụ : Hiện tại khoa học chưa khám phá được hết vũ trụ, nên mọi định luật cũng chỉ là tương đối, sẽ bị phá vỡ trong tương lai mà thôi.

Thực ra ngay luận điểm tốc độ ánh sáng là tốc độ tuyệt đối của vật chất trong vũ trụ mà Einstein đã chứng minh vẫn luôn bị chính các nhà khoa học tìm cách phá vỡ.

Tuy nhiên cho đến khi họ chưa chứng minh được Einstein sai thì chúng ta vẫn phải tôn trọng sự thật và dùng định luật đó như là một học thuyết khoa học chính thống.

Tôi phản đối việc dùng "thì tương lai" để phản biện "thì hiện tại", tương lai chưa xảy ra và có thể không xảy ra nên không mang giá trị phản biện sự thật đang hiện hữu ở hiện tại và quá khứ.

Nếu các cuộc tranh luận liên quan đến không- thời gian, trọng lực, tốc độ tuyệt đối .... mà tôi dùng thuyết tương đối để dẫn chứng thì tôi ĐÚNG, không cần bàn cãi thêm.

5/ Mọi thứ chỉ là thuyết.

Ví dụ : thuyết tương đối chắc gì đã đúng, chỉ là thuyết mà thôi.

Đây là sự nhầm lẫn tai hại của những bạn không am hiểu về khoa học.

"Một thuyết hay lý thuyết khoa học là một cách giải thích một lĩnh vực nào đó của thế giới tự nhiên, căn cứ theo phương pháp khoa học, được kiểm nghiệm lặp lại, được sử dụng một phương cách quan sát và thực nghiệm đã được định sẵn. Những lý thuyết được cộng đồng khoa học công bố là đã đảm bảo đứng vững trước sự xem xét kĩ lưỡng và là một thể thức bao hàm toàn diện của kiến thức khoa học"

Trong ngôn ngữ không mang tính khoa học thường ngày, "thuyết" có thể dùng để chỉ điều gì đó không được chứng minh và một dự đoán, phỏng đoán, ý tưởng hoặc giả thuyết; cách dùng như vậy đối ngược với từ "thuyết" trong khoa học.

Thậm chí điều kiện để trở thành một "giả thuyết khoa học" cũng vô cùng khắt khe và phải thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học. Ví dụ : giả thuyết BigBang.

Vậy nên nhiều bạn lấy mấy giả thuyết "tự sáng tác" ra để tranh luận khoa học là vô nghĩa.

6/ Kết luận :

Tranh luận thực sự chính là bàn đạp để mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta tồn tại và phát triển, nếu không có sự đấu tranh trong sự thật thì nhân loại sẽ sớm tự đắc và diệt vong vì nghĩ mình đã hiểu hết mọi chân lý trong vũ trụ mà thôi.

Nhưng để một cuộc tranh luận diễn ra "tốt đẹp" và thành công, giúp mọi người cùng trao đổi, củng cố thêm kiến thức thì chúng ta cần văn minh hơn và áp dụng những quy tắc như tôi đã đề cập ở trên.

Nguồn : Trường Vũ.

Từ khóa: 

tranh luận

,

phản biện

,

khoa học

,

dẫn chứng

,

khoa học