Những người "lười" thường thành công hơn người chăm chỉ?

  1. Phong cách sống

  2. Triết học

  3. Xã hội

Một câu hỏi mang tính triết học: vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất.

Trong một bài viết gần đây, người ta đã chỉ ra 1 mối quan hệ bất ngờ giữa thời gian ngủ và GDP bình quân của các quốc gia. Theo đó dường như càng làm việc chăm chỉ, chúng ta lại kiếm được ít tiền hơn 😂

https://cdn.noron.vn/2020/05/26/0463e8c0f5f4416d5162faec0f8778eb.png

Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Từ khóa: 

phong cách sống

,

triết học

,

xã hội

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, theo mình nghĩ thì nó tương quan với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vậy. Nhưng nó không liên quan đến dữ liệu mà chúng ta quan sát được nên mình sẽ không nhắc đến.

Vấn đề của bạn là mắc lỗi ngụy biện: Thời gian ngủ trung bình của một người nhiều hơn không đồng nghĩa với người dân làm việc lười biếng hơn. Kiếm nhiều tiền hơn cũng không đồng nghĩa với thành công hơn. Thành công được đong đếm trên nhiều mặt khác mà đối với mỗi con người sẽ có một định nghĩa khác về thành công.

Từ nghiên cứu trên, chúng ta chỉ có thể khẳng định: Thời lượng giấc ngủ là một yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của quốc gia theo chiều thuận.

Từ trải nghiệm cá nhân, mình đồng tình với khẳng định này. Khi mình ngủ nhiều hơn, sáng hôm sau mình luôn cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh và dễ chịu. Mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, khiến bản thân tạo ra nhiều giá trị hơn. Sau những quyết định và hành động sáng suốt, mình kết thúc một ngày làm việc sảng khoái và đi vào giấc ngủ chất lượng, để ngày mai lại tiếp tục như vậy.

Nếu không ngủ đủ thì sao? Thì mình sẽ đưa ra những quyết định sai lầm, tìm đến giải trí không lành mạnh (vì bộ não chưa được nghỉ ngơi đủ trong lúc ngủ và nó vẫn phát tín hiệu cần nghỉ ngơi - nhưng không đủ buồn ngủ để có thể ngủ), và một ngày như vậy thì mình sẽ ngủ không ngon. Ngày mai cũng tiếp tục một vòng xoay như vậy.

Vì thế nên hãy ngủ đủ, các bạn ạ.

Trả lời

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, theo mình nghĩ thì nó tương quan với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vậy. Nhưng nó không liên quan đến dữ liệu mà chúng ta quan sát được nên mình sẽ không nhắc đến.

Vấn đề của bạn là mắc lỗi ngụy biện: Thời gian ngủ trung bình của một người nhiều hơn không đồng nghĩa với người dân làm việc lười biếng hơn. Kiếm nhiều tiền hơn cũng không đồng nghĩa với thành công hơn. Thành công được đong đếm trên nhiều mặt khác mà đối với mỗi con người sẽ có một định nghĩa khác về thành công.

Từ nghiên cứu trên, chúng ta chỉ có thể khẳng định: Thời lượng giấc ngủ là một yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của quốc gia theo chiều thuận.

Từ trải nghiệm cá nhân, mình đồng tình với khẳng định này. Khi mình ngủ nhiều hơn, sáng hôm sau mình luôn cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh và dễ chịu. Mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, khiến bản thân tạo ra nhiều giá trị hơn. Sau những quyết định và hành động sáng suốt, mình kết thúc một ngày làm việc sảng khoái và đi vào giấc ngủ chất lượng, để ngày mai lại tiếp tục như vậy.

Nếu không ngủ đủ thì sao? Thì mình sẽ đưa ra những quyết định sai lầm, tìm đến giải trí không lành mạnh (vì bộ não chưa được nghỉ ngơi đủ trong lúc ngủ và nó vẫn phát tín hiệu cần nghỉ ngơi - nhưng không đủ buồn ngủ để có thể ngủ), và một ngày như vậy thì mình sẽ ngủ không ngon. Ngày mai cũng tiếp tục một vòng xoay như vậy.

Vì thế nên hãy ngủ đủ, các bạn ạ.

Mình chia người ra làm 4 nhóm loại chính:

  • Lười + Dốt: Thất bại

  • Chăm + Dốt: Đủ ăn, vất vả.

  • Lười + Thông minh: Khấm khá và nhàn.

  • Chăm + Thông Minh: Thành công nhất.

https://cdn.noron.vn/2021/11/04/2508818158175-1636025335.jpg

Nếu lười biếng mà lại không thông minh thì các bạn biết kết quả rồi đấy. Những người lười lao động chân tay, nhưng chịu khó tư duy, suy nghĩ tìm tòi là dạng lười + thông minh thì sẽ khá hơn dạng chỉ biết chăm làm nhưng ít tư duy.

Thực tế đã chứng minh"Những người lười thường rất thông minh"

Ý mik là; những ng lười họ thg tìm cách để làm việc j đó nhanh nhất, nên họ thông minh hơn...(ý kiến riêng)

Họ biết cách thông minh đúng lúc đúng thời điểm.

https://cdn.noron.vn/2021/10/31/250881788034-1635643151.jpg
https://cdn.noron.vn/2021/10/31/250881788035-1635643166.jpg
https://cdn.noron.vn/2021/10/31/414422163488097-1635643180.jpg

Đó là đa số thui

ý kiến riêng thui nhé

Lười về lao động chân tay nhưng không lười về suy nghĩ (lao động trí óc) thì vẫn thành công!. Mình nhớ có 1 câu nói của Bill Gates, rằng: "Tôi luôn chọn những người lười cho những công việc khó khăn vì họ luôn tìm ra cách dễ dàng nhất để hoàn thành công việc đó"
Mình thấy câu nói kiểu này hại người ghê gớm luôn. Tạo lý do cho mấy người lười an ủi bản thân rùi đi khuyên nhủ người khác nữa, nếu người đó thành công thì nguy hiểm quá. Đôi khi họ cũng siêng năng chăm chỉ nhưng họ cũng tự nghĩ mình lười. Nhiều người lao động vất vả sớm tối mình thấy họ chưa hẳn là chăm chỉ rất nhiều là hoàn cảnh phải làm thôi chứ họ rất lười. Mình thấy ai mà lúc nào cũng bận là người làm rất tệ chứ chẳng phải chăm chỉ siêng năng gì.

Mình nghĩ, đặt chữ "lười" trong ngoặc kép để chúng ta cùng suy nghĩ là hoàn toàn hợp lý.

Bởi những cá nhân "lười" kiểu này thường khó bắt tay vào việc, nhưng khi nhận việc mà họ muốn làm hoặc cần phải làm thì họ sẽ nỗ lực với trạng thái hưng phấn, sáng tạo và tập trung cao với ý thức tiết kiệm thời gian ở mức tối đa. Kết quả là sự "lười" của họ vẫn tạo ra các giá trị thực sự cho bản thân và xã hội.

Ngược lại, với những người "chăm chỉ" song không chú tâm vào công việc, thì họ vẫn đóng góp đủ số giờ lao động cố định hằng ngày, song không phải ngày nào họ cũng tạo ra giá trị.

Điều này giống với việc trẻ em học bài. Các em dành ra ba mươi phút tập trung học để tích lũy kiến thức và các em cũng có thể dành ra tận sáu tiếng đi học để mong nhanh đến giờ về.

Người Châu Âu hiện đại là sự kết hợp của người tinh khôn Homo Sapiens và người Neanderthal. Neanderthal có đặc điểm là có kích thước to lớn, chịu lạnh tốt. Khi Neanderthal có khả năng làm chủ và phát minh ra lửa họ đã bắt đầu xâm nhập dần khắp các vùng đất của Châu Âu cổ đại. Neanderthal kiếm sống chủ yếu bằng săn bắn, và tích trữ lương thực của các loại hạt. Người Châu Âu hiện đại đã kế thừa tính ngủ nhiều từ người tiền sử Neanderthal.

Vì vậy câu trả lời ở đây là: khí hậu Châu Âu khắc nghiệt hơn nên người Châu Âu cổ đại phải đấu tranh sinh tồn vất vả hơn, chọn lọc tự nhiên mạnh hơn và họ hình thành nên thói quen tiết kiệm năng lượng, nhưng bùng nổ đúng lúc (đi săn, rình rập). Có thể đó cũng chính là lý do mà về sau người Châu Âu thành công hơn về mặt phát triển kinh tế. Người Châu Âu hiện đại có thể rất lười, số giờ làm việc ít, nhưng khi làm việc sẽ rất tập trung. Đặc biệt với các cơ hội làm ăn họ sẽ rất nhạy cảm và quyết liệt.

Có khi thế, vì lười là một biểu hiện của trí thông minh. Chăm chỉ tức não bán phải phát triển kém

Chắc ở các nước ngủ nhiều là để giữ sức khỏe lấy lại sức lực để hôm sau tiếp tục. Còn nước ngủ ít thì thức để giải trí chơi bời các kiểu😂😂

Hi có lẽ là vật chất quyết định ý thức khi chúng ta làm việc tư duy suy nghĩ nhiều thì bộ não sẽ mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi nên buộc phải ngủ nhiều để bù lại năng lượng. Còn theo nghĩa ta giàu rùi ta ngủ nhiều thì bạn có muốn ngủ cũng ko được ấy.hi như tôi đây nghèo rớt mà vẫn ngủ nhiều còn mệnh danh là vua ngủ tại khu vực nổi tiếng luôn ây.hihi