Những sai lầm thường gặp của một UI designer là gì?

  1. Phát triển sản phẩm

Lấy cảm hứng từ câu hỏi này https://noron.vn/post/97249675911206024 , mình nghĩ nghề nào cũng có những sai lầm kinh điển mà người làm lâu hay mới đề dễ mắc phải, theo các chuyên gia thì UI designer dễ mắc phải những sai lầm gì? Làm sao để tránh?

Từ khóa: 

phát triển sản phẩm

Việc bạn tỉ mẩn UI từ wireframe sẽ khiến bạn có tâm lý "cưng" sản phẩm mình làm ra, vì bạn là người duy nhất nhìn thấy nó từ lúc xấu xí tới lúc có màu sắc, hình hài. Vậy nên bạn rất dễ bị bảo thủ liên quan tới vấn đề đẹp xấu, hoặc cố gắng lái người khác theo cách bạn nhìn về UI. Vì vậy, cách của mình là thi thoảng, trong quá trình làm việc, dành khoảng 15 - 20ph để "tẩy não", tức là làm một việc gì đó hoàn toàn khác, hoàn toàn không nhìn và nghĩ đến UI nữa (chơi 1 trận PES, xem 1 tập sitcom, đi bộ loanh quanh khu văn phòng, ..), và sau đó quay lại nhìn bản thiết kế của mình. Hmmm, thi thoảng mình muốn chửi thề vì thấy nó tệ quá (trong khi trước đó rõ là cưng).

Trả lời

Việc bạn tỉ mẩn UI từ wireframe sẽ khiến bạn có tâm lý "cưng" sản phẩm mình làm ra, vì bạn là người duy nhất nhìn thấy nó từ lúc xấu xí tới lúc có màu sắc, hình hài. Vậy nên bạn rất dễ bị bảo thủ liên quan tới vấn đề đẹp xấu, hoặc cố gắng lái người khác theo cách bạn nhìn về UI. Vì vậy, cách của mình là thi thoảng, trong quá trình làm việc, dành khoảng 15 - 20ph để "tẩy não", tức là làm một việc gì đó hoàn toàn khác, hoàn toàn không nhìn và nghĩ đến UI nữa (chơi 1 trận PES, xem 1 tập sitcom, đi bộ loanh quanh khu văn phòng, ..), và sau đó quay lại nhìn bản thiết kế của mình. Hmmm, thi thoảng mình muốn chửi thề vì thấy nó tệ quá (trong khi trước đó rõ là cưng).

Dùng hình placeholder đẹp lung linh, khi áp content thật vào thì vỡ mộng.

Sai lầm lớn nhất của UI designer đó là thiết kế 1 thứ chỉ đẹp nhưng không hữu dụng, không có tính thực tiễn. Vì quá chú trọng thể hiện cái đẹp qua UI mà bỏ quên UX mới là cốt lõi để vẽ nên UI.

Khi làm moodboard để lấy cảm hứng thiết kế, designer nếu non tay cũng dễ bị ảnh hưởng hay sao chép vô thức thiết kế của người khác, kết quả là 1 bản thiết kế tổng hợp từ sự sao chép từ nhiều nguồn mà quên mất sự cân bằng hài hòa trong thiết kế.

Theo mình thấy là việc quá chăm chút cho visual mà quên mất usability hoặc là visual đó không thực tế và tốn nhiều thời gian implement.

Vừa làm wireframe vừa vẽ UI trên máy. Lúc đầu thì tưởng tiện, nhưng siêuuuuuuu mất thời gian khi chỉnh sửa. Và cái hay là chúng ta luôn có ảo tưởng là làm sẽ ko cần sửa. Chúng ta còn 1 ảo tưởng nữa là khi sửa thì khỉ cần kéo kéo tí là xong. Plsssss, mỗi lần vẽ cấu trúc mới thì vẽ lại trên giấy đi, có rất nhiều thứ rủi ro sẽ ko thấy được khi vừa lo flow vừa nghĩ pixel perfect.

Bệnh “nghệ sỹ” là bệnh chung của rất nhiều thiết kế và hoạ sỹ nửa mùa của Việt Nam.

  • Luời biếng, thất hứa, trễ hẹn ... và tự cho rằng nghệ sỹ nó phải như vậy. Phải freestyle.
  • Ăn mặc, tóc tai, rât ria phải khác người và ngộ nhận rằng nghệ sỹ là những người như thế.
  • Không chịu lao động cực khổ mà cứ muốn đợi 1 phút xuất thần nào đó. Uống rượu, hút cỏ để hi vọng sẽ thăng hoa. Sản phẩm làm ra dù tệ thì cố nhét câu chữ chuyên môn vào hù doạ khách hàng.

Lao động nghệ thuật cũng cực khổ như mọi ngành nghề khác, cũng đòi hỏi khổ luyện, bài bản, chuyên nghiệp.