Những thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm “Bông hồng vàng” của Pautopxki hoặc “Đanghetxtan của tôi” của Razum Gammatop?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

sáng tác

Trong quá trình tìm hiểu về tác giả Konstantin Paustovsky và tác phẩm Bông hồng vàng của ông, tôi được biết Konstantin Paustovsky sinh năm 1892 tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga. Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc Cozak Zaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kiev. Paustovsky bắt đầu tập sáng tác khi còn ở trường trung học. Ông thử sức đầu tiên là với việc sáng tác thơ nhưng rồi cuối cùng Konstantin chỉ tập trung vào lĩnh vực văn xuôi. Đó là sau khi nhà văn nổi tiếng Ivan Bunin viết cho Paustovsky một lá thư góp ý trong đó có nói: "Tôi nghĩ thế giới thực sự của cậu là những tác phẩm văn xuôi. Nếu cậu thực sự chuyên tâm với lĩnh vực đó, tôi chắc chắn cậu sẽ làm được điều gì đó đáng kể". Những truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky là Na vode (Trên mặt nước) và Chetvero (Bộ tứ) viết năm 1911 và 1912. Những tác phẩm đầu tiên này chịu ảnh hưởng của Alexander Grin và các nhà văn thuộc "Trường phái Odessa" như Isaac Babel, Valentin Kataev hay Yuri Olesha. Trong thời gian sống ở Taganrog, Paustovsky bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tên Romantiki (Lãng mạn), tác phẩm này sau đó được in năm 1935. Đúng như cái tên của nó, tác phẩm là cuộc sống thời niên thiếu của tác giả, là những gì ông đã nhìn thấy và cảm nhận. Sau đó ông tiếp tục sang tác nhiều tác phẩm khác. Trong Thế chiến thứ hai Paustovsky là phóng viên chiến trường ở mặt trận phía Nam. Năm 1943 nhà văn viết kịch bản phim "Lermontov" (đạo diễn bởi A.Gendelshtein) cho Xưởng phim Gorky. Từ năm 1948 đến năm 1955 ông là giảng viên tại Trường viết văn Maxim Gorky. Năm 1955 ông cho ra đời tác phẩm có lẽ là thành công nhất trong sự nghiệp, tập truyện Bông hồng vàng. Tập truyện ngợi ca bản chất lao động tốt đẹp của nhà văn. Từ giữa thập niên 1950, các tác phẩm của Paustovsky bắt đầu được thế giới biết đến, ông được mời đi thăm nhiều nước châu Âu như Ý, Tiệp Khắc, Bulgari,... Năm 1965 ông được đề cử giải thưởng cao quý Giải Nobel Văn học nhưng cuối cùng giải đã lọt vào tay nhà văn Mikhail Sholokhov, tác giả của Sông Đông êm đềm. Ông cũng được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin vì những đóng góp cho nền văn học Xô viết. Một số truyện ngắn tiêu biểu của Pauxtôpxki đã được các dịch giả Việt Nam dịch sang tiếng Việt. Tiêu biểu là tác phẩm “Bông hồng vàng” do Vũ Thư Hiên dịch tại Hà Nội, được nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm 1961. Sau đó Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 1982, ghi bút danh: Kim Ân dịch. Bông hồng vàng là một tập truyện êm đềm, nhẹ nhàng, một thế giới thanh bình yên ả của những người con nước Nga bình dị và đôn hậu. Những truyện ngắn Paustovski đã viết đều không có những câu văn cao vời, uốn lượn, không có những triết lý sâu xa. Tình cảm giữa cha mẹ với con, tình yêu đôi lứa, tình làng nghĩa xóm… của con người nước Nga những năm đầu thế kỷ trước được Paustovski diễn đạt bằng lối văn chương giản đơn, nhẹ nhàng. Trong Bông hồng vàng, Pauxtôpxki nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Bụi quý là một câu chuyện hay trong tập Bông hồng vàng. Mới chỉ nghe tên tiêu đề truyện đã cho ta một cảm giác rất lạ, “bụi quý” phải chăng là những thứ rất nhỏ bé nhưng lại có giá trị, cần được sàng lọc và gom góp. Theo Pauxtôpxki, “văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất là thứ văn xuôi cô đúc”. Qua câu chuyện về bông hồng vàng của anh thợ quét rác thành Paris tên là Jean Chamet, Paustovsky nêu ra nguyên lí bông hồng vàng trong lĩnh vực sáng tác văn học. Ông quan niệm nhà văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm để đúc nên những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Bụi quý là sự chắt lọc những chi tiết nghệ thuật cô đọng, hàm súc và có sức khái quát. Trong câu chuyện, không có bóng dáng của nhân vật phản diện, cũng không có sự xuất hiện của nhân vật trung tâm, khoảng cách giữa nhân vật chính và nhân vật phụ dường như bị xóa nhòa. Trong tác phẩm của ông, con người nào cũng nhân hậu, con người nào cũng hào hiệp, con người nào cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác. Paustovsky không chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật mà ông tập trung khắc họa những sắc thái cảm xúc, trạng thái tâm lí và những biểu hiện cao đẹp trong tính cách của họ. Vẻ đẹp nhân cách trong thế giới nhân vật Paustovsky là điểm sáng làm nên đặc trưng riêng cho các sáng tác của ông. Trong Bụi quý, Paustovsky đã bộc lộ suy nghĩ của ông về nghĩa vụ của một nhà văn: "Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh "Bông Hồng Vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ. Bông hồng vàng của Chamet! Đối với tôi có phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta. Thật là lạ lùng khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh ra nguồn văn học sinh động như thế nào. Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của người thợ hót rác già kia làm ra là để cho Suzanne được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của Trái Đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối cho chúng ta rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt.” Qua tác phẩm của mình, Paustovsky thể hiện những quan niệm của mình về sáng tác văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng là nền tảng hình thành phong cách nghệ thuật của ông. Trong Bông hồng vàng, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Thông qua tác phẩm đầy tính nhân văn này, Paustovski nhắc nhở chúng ta về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã bỏ quên trong cuộc sống vội vã của mình. Đôi khi giữa cuộc sống vội vã, chúng ta cần sống chậm lại để cảm nhận nhiều hơn, sâu hơn những điều diễn ra xung quanh chúng ta.
Trả lời
Trong quá trình tìm hiểu về tác giả Konstantin Paustovsky và tác phẩm Bông hồng vàng của ông, tôi được biết Konstantin Paustovsky sinh năm 1892 tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga. Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc Cozak Zaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kiev. Paustovsky bắt đầu tập sáng tác khi còn ở trường trung học. Ông thử sức đầu tiên là với việc sáng tác thơ nhưng rồi cuối cùng Konstantin chỉ tập trung vào lĩnh vực văn xuôi. Đó là sau khi nhà văn nổi tiếng Ivan Bunin viết cho Paustovsky một lá thư góp ý trong đó có nói: "Tôi nghĩ thế giới thực sự của cậu là những tác phẩm văn xuôi. Nếu cậu thực sự chuyên tâm với lĩnh vực đó, tôi chắc chắn cậu sẽ làm được điều gì đó đáng kể". Những truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky là Na vode (Trên mặt nước) và Chetvero (Bộ tứ) viết năm 1911 và 1912. Những tác phẩm đầu tiên này chịu ảnh hưởng của Alexander Grin và các nhà văn thuộc "Trường phái Odessa" như Isaac Babel, Valentin Kataev hay Yuri Olesha. Trong thời gian sống ở Taganrog, Paustovsky bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tên Romantiki (Lãng mạn), tác phẩm này sau đó được in năm 1935. Đúng như cái tên của nó, tác phẩm là cuộc sống thời niên thiếu của tác giả, là những gì ông đã nhìn thấy và cảm nhận. Sau đó ông tiếp tục sang tác nhiều tác phẩm khác. Trong Thế chiến thứ hai Paustovsky là phóng viên chiến trường ở mặt trận phía Nam. Năm 1943 nhà văn viết kịch bản phim "Lermontov" (đạo diễn bởi A.Gendelshtein) cho Xưởng phim Gorky. Từ năm 1948 đến năm 1955 ông là giảng viên tại Trường viết văn Maxim Gorky. Năm 1955 ông cho ra đời tác phẩm có lẽ là thành công nhất trong sự nghiệp, tập truyện Bông hồng vàng. Tập truyện ngợi ca bản chất lao động tốt đẹp của nhà văn. Từ giữa thập niên 1950, các tác phẩm của Paustovsky bắt đầu được thế giới biết đến, ông được mời đi thăm nhiều nước châu Âu như Ý, Tiệp Khắc, Bulgari,... Năm 1965 ông được đề cử giải thưởng cao quý Giải Nobel Văn học nhưng cuối cùng giải đã lọt vào tay nhà văn Mikhail Sholokhov, tác giả của Sông Đông êm đềm. Ông cũng được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin vì những đóng góp cho nền văn học Xô viết. Một số truyện ngắn tiêu biểu của Pauxtôpxki đã được các dịch giả Việt Nam dịch sang tiếng Việt. Tiêu biểu là tác phẩm “Bông hồng vàng” do Vũ Thư Hiên dịch tại Hà Nội, được nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm 1961. Sau đó Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 1982, ghi bút danh: Kim Ân dịch. Bông hồng vàng là một tập truyện êm đềm, nhẹ nhàng, một thế giới thanh bình yên ả của những người con nước Nga bình dị và đôn hậu. Những truyện ngắn Paustovski đã viết đều không có những câu văn cao vời, uốn lượn, không có những triết lý sâu xa. Tình cảm giữa cha mẹ với con, tình yêu đôi lứa, tình làng nghĩa xóm… của con người nước Nga những năm đầu thế kỷ trước được Paustovski diễn đạt bằng lối văn chương giản đơn, nhẹ nhàng. Trong Bông hồng vàng, Pauxtôpxki nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Bụi quý là một câu chuyện hay trong tập Bông hồng vàng. Mới chỉ nghe tên tiêu đề truyện đã cho ta một cảm giác rất lạ, “bụi quý” phải chăng là những thứ rất nhỏ bé nhưng lại có giá trị, cần được sàng lọc và gom góp. Theo Pauxtôpxki, “văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất là thứ văn xuôi cô đúc”. Qua câu chuyện về bông hồng vàng của anh thợ quét rác thành Paris tên là Jean Chamet, Paustovsky nêu ra nguyên lí bông hồng vàng trong lĩnh vực sáng tác văn học. Ông quan niệm nhà văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm để đúc nên những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Bụi quý là sự chắt lọc những chi tiết nghệ thuật cô đọng, hàm súc và có sức khái quát. Trong câu chuyện, không có bóng dáng của nhân vật phản diện, cũng không có sự xuất hiện của nhân vật trung tâm, khoảng cách giữa nhân vật chính và nhân vật phụ dường như bị xóa nhòa. Trong tác phẩm của ông, con người nào cũng nhân hậu, con người nào cũng hào hiệp, con người nào cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác. Paustovsky không chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật mà ông tập trung khắc họa những sắc thái cảm xúc, trạng thái tâm lí và những biểu hiện cao đẹp trong tính cách của họ. Vẻ đẹp nhân cách trong thế giới nhân vật Paustovsky là điểm sáng làm nên đặc trưng riêng cho các sáng tác của ông. Trong Bụi quý, Paustovsky đã bộc lộ suy nghĩ của ông về nghĩa vụ của một nhà văn: "Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh "Bông Hồng Vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ. Bông hồng vàng của Chamet! Đối với tôi có phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta. Thật là lạ lùng khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh ra nguồn văn học sinh động như thế nào. Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của người thợ hót rác già kia làm ra là để cho Suzanne được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của Trái Đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối cho chúng ta rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt.” Qua tác phẩm của mình, Paustovsky thể hiện những quan niệm của mình về sáng tác văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng là nền tảng hình thành phong cách nghệ thuật của ông. Trong Bông hồng vàng, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Thông qua tác phẩm đầy tính nhân văn này, Paustovski nhắc nhở chúng ta về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã bỏ quên trong cuộc sống vội vã của mình. Đôi khi giữa cuộc sống vội vã, chúng ta cần sống chậm lại để cảm nhận nhiều hơn, sâu hơn những điều diễn ra xung quanh chúng ta.