Những yếu tố cơ bản của Kinh tế chính trị quốc tế

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Susan Strange, người đầu tiên nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế hiện đại tại trường Kinh tế Chính trị Luân Đôn, đã định nghĩa về Kinh tế chính trị quốc tế rõ ràng hơn: … kinh tế chính trị quốc tế xem xét cách dàn xếp kinh tế, chính trị và xã hội ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất, trao đổi và phân phối toàn cầu và tập hợp các giá trị phản ánh trong đó. Những dàn xếp đó không phải được quy định một cách rõ ràng cũng như không phải là kết quả ngẫu nhiên của cơ hội ẩn, mà là kết quả của những quyết định của con người được đưa ra trong bối cảnh các định chế do con người quy định và các bộ luật lệ tự ban hành. Theo định nghĩa này, Kinh tế chính trị quốc tế coi trọng các dàn xếp kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời nhấn mạnh rằng kinh tế chính trị quốc tế không chỉ nghiên cứu các định chế và các tổ chức, mà cả các giá trị của chúng. Nhà nước và thị trường được kết nối với nhau bởi “hệ thống sản xuất, trao đổi và phân phối toàn cầu” – sau đây được gọi chung là các cấu trúc của kinh tế chính trị quốc tế. Vì vậy kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu theo cách thức kết nối các cá nhân, nhà nước và thị trường thế giới với nhau, những dàn xếp hay cấu trúc có liên quan để kết nối các chủ thể đó. Đó chính là văn hóa, lịch sử và các giá trị. Những yếu tố này thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Định nghĩa của Strange tập trung vào các mối liên kết kinh tế hạn hẹp (sản xuất, trao đổi và phân phối). Trên thực tế những thuật ngữ này có nội hàm và ý nghĩa rộng hơn. Bên cạnh việc sản xuất, trao đổi và phân phối hàng hóa và dịch vụ, cuộc sống còn có những yếu tố khác như quyền lực, an ninh, văn hóa và địa vị. Sản xuất, trao đổi và phân phối chính là hoạt động kinh tế; và cũng là hoạt động văn hóa ảnh hưởng đến các giá trị của con người và bản chất của các mối quan hệ chính trị xã hội trong và giữa các quốc gia dân tộc. (Một vài quốc gia hạn chế sự tiếp cận với phim ảnh, truyền hình nước ngoài vì họ lo ngại những tác động của các ý tưởng và hình ảnh của nước ngoài). Khi chính phủ Mỹ tìm cách làm suy yếu sự ủng hộ chính trị đối với chính phủ cộng sản của Liên Xô, họ bắt đầu bằng việc cử các nhạc sỹ nhạc Jazz đến Mát-xcơ-va. Với chủ ý, nhạc Jazz của Mỹ sẽ tạo nên hình ảnh của một đất nước Mỹ tự do, sáng tạo và một xã hội đa sắc tộc, nhằm thể hiện cho người dân Xô Viết thấy được hình ảnh của những giá trị Mỹ hoàn toàn khác với chủ trương chính thống của chính quyền Xô Viết. Những yếu tố trong nghiên cứu Kinh tế chính trị quốc tế chính là những yếu tố của cuộc sống, các định chế chính trị, kinh tế và xã hội tạo nên điều kiện sống cho chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu. Có những người giàu có hơn người khác hoặc cũng có những quốc gia mạnh hơn quốc gia khác. Những điều kiện này một phần là kết quả của các cấu trúc hoặc dàn xếp toàn cầu trong việc sản xuất, trao đổi và phân phối các nguồn lực kinh tế, chính trị và xã hội. Những cấu trúc kinh tế chính trị quốc tế hình thành một khuôn khổ hữu ích nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị quốc tế. Nhiều nghiên cứu của kinh tế chính trị quốc tế tập trung vào sự tác động lẫn nhau của hai định chế xã hội rất quan trọng đó là nhà nước và thị trường; bản chất mối tương tác của các định chế này trong hệ thống quốc tế (“luật chơi quốc tế”). Robert Gilpin đã định nghĩa kinh tế chính trị là “lĩnh vực nghiên cứu” phân tích các vấn đề nổi lên từ sự tồn tại song song và mối tương tác năng động giữa “nhà nước” và “thị trường” trong thế giới hiện đại”. Nhà nước là nơi tập hợp các hành động và quyết định tập thể. Nhà nước thường ngụ ý đến những định chế chính trị của quốc gia dân tộc đương đại, một khu vực địa lý với hệ thống chính phủ tự trị và tương đối cố kết trải dài trên toàn khu vực đó. Quốc gia dân tộc là một thực thể hợp pháp có lãnh thổ và dân cư riêng, với một chính phủ có khả năng thực hiện chủ quyền. Ví dụ như Pháp có lãnh thổ của Pháp, người dân Pháp và chính phủ Pháp, và các chính sách của Pháp, phụ thuộc vào bối cảnh. Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận nhà nước một cách rộng hơn, theo nghĩa đây là một phạm trù của những hành vi chính trị và tập thể diễn ra ở nhiều cấp độ. Liên minh châu Âu (EU) không phải là một quốc gia dân tộc, đó là một tổ chức các quốc gia dân tộc. Nhưng ở một mức độ nào đó, EU lại đưa ra những lựa chọn và chính sách ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm các dân tộc và công dân của họ, thể hiện quyền sở hữu của một nhà nước. Thị trường là nơi tập hợp các hành động và quyết định cá nhân. Thị trường có nghĩa là các định chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thị trường là một phạm vi hành động của con người bị thống trị bởi những lợi ích cá nhân và bị quy định bởi sức mạnh cạnh tranh. Mặc dù một thị trường đôi khi là vị trí địa lý (chẳng hạn như Thị trường chứng khoán New York hay thị trường Pike Place ở Seatle), nhưng thông thường đó là quyền lực. Nghĩa là quyền lực của thị trường đã tạo động lực và điều kiện cho hành vi của cá nhân con người. Các cá nhân bị chỉ huy bởi động lực của lợi ích cá nhân để sản xuất và cung cấp các hàng hóa dịch vụ khan hiếm hoặc để tìm kiếm những sản phẩm mua bán hoặc những công việc lương cao. Họ bị điều khiển bởi sức mạnh cạnh tranh của thị trường nên phải sản xuất những sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn và hấp dẫn hơn. Mặc dù nhà nước và thị trường là những hệ thống tổ chức xã hội phức tạp, nhưng định nghĩa kinh tế chính trị như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Xã hội chứa đựng cả những nhân tố nhà nước và thị trường phản ánh lịch sử, văn hóa và những giá trị của hệ thống xã hội. Sự tồn tại song song của nhà nước (chính trị học) và thị trường (kinh tế học) tạo nên những mâu thuẫn cơ bản, hình thành nên đặc trưng của kinh tế chính trị. Nhà nước và thị trường không phải lúc nào cũng xung đột lẫn nhau, nhưng chúng thường chồng chéo lên nhau ở một mức độ thể hiện rõ sự xung đột đó. Những mâu thuẫn này là do những lợi ích và giá trị khác nhau có thể được giải quyết theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, nhưng những mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại và xuyên suốt lịch sử loài người. Sự tương tác giữa nhà nước và thị trường rất năng động, có nghĩa là sự tương tác đó thay đổi theo thời gian. Cụ thể là nhà nước tác động đến thị trường và ngược lại thị trường cũng ảnh hưởng đến nhà nước, thường xuyên thay đổi mô hình lợi ích và giá trị mà các nhà kinh tế chính trị phải nghiên cứu.
Trả lời
Susan Strange, người đầu tiên nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế hiện đại tại trường Kinh tế Chính trị Luân Đôn, đã định nghĩa về Kinh tế chính trị quốc tế rõ ràng hơn: … kinh tế chính trị quốc tế xem xét cách dàn xếp kinh tế, chính trị và xã hội ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất, trao đổi và phân phối toàn cầu và tập hợp các giá trị phản ánh trong đó. Những dàn xếp đó không phải được quy định một cách rõ ràng cũng như không phải là kết quả ngẫu nhiên của cơ hội ẩn, mà là kết quả của những quyết định của con người được đưa ra trong bối cảnh các định chế do con người quy định và các bộ luật lệ tự ban hành. Theo định nghĩa này, Kinh tế chính trị quốc tế coi trọng các dàn xếp kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời nhấn mạnh rằng kinh tế chính trị quốc tế không chỉ nghiên cứu các định chế và các tổ chức, mà cả các giá trị của chúng. Nhà nước và thị trường được kết nối với nhau bởi “hệ thống sản xuất, trao đổi và phân phối toàn cầu” – sau đây được gọi chung là các cấu trúc của kinh tế chính trị quốc tế. Vì vậy kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu theo cách thức kết nối các cá nhân, nhà nước và thị trường thế giới với nhau, những dàn xếp hay cấu trúc có liên quan để kết nối các chủ thể đó. Đó chính là văn hóa, lịch sử và các giá trị. Những yếu tố này thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Định nghĩa của Strange tập trung vào các mối liên kết kinh tế hạn hẹp (sản xuất, trao đổi và phân phối). Trên thực tế những thuật ngữ này có nội hàm và ý nghĩa rộng hơn. Bên cạnh việc sản xuất, trao đổi và phân phối hàng hóa và dịch vụ, cuộc sống còn có những yếu tố khác như quyền lực, an ninh, văn hóa và địa vị. Sản xuất, trao đổi và phân phối chính là hoạt động kinh tế; và cũng là hoạt động văn hóa ảnh hưởng đến các giá trị của con người và bản chất của các mối quan hệ chính trị xã hội trong và giữa các quốc gia dân tộc. (Một vài quốc gia hạn chế sự tiếp cận với phim ảnh, truyền hình nước ngoài vì họ lo ngại những tác động của các ý tưởng và hình ảnh của nước ngoài). Khi chính phủ Mỹ tìm cách làm suy yếu sự ủng hộ chính trị đối với chính phủ cộng sản của Liên Xô, họ bắt đầu bằng việc cử các nhạc sỹ nhạc Jazz đến Mát-xcơ-va. Với chủ ý, nhạc Jazz của Mỹ sẽ tạo nên hình ảnh của một đất nước Mỹ tự do, sáng tạo và một xã hội đa sắc tộc, nhằm thể hiện cho người dân Xô Viết thấy được hình ảnh của những giá trị Mỹ hoàn toàn khác với chủ trương chính thống của chính quyền Xô Viết. Những yếu tố trong nghiên cứu Kinh tế chính trị quốc tế chính là những yếu tố của cuộc sống, các định chế chính trị, kinh tế và xã hội tạo nên điều kiện sống cho chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu. Có những người giàu có hơn người khác hoặc cũng có những quốc gia mạnh hơn quốc gia khác. Những điều kiện này một phần là kết quả của các cấu trúc hoặc dàn xếp toàn cầu trong việc sản xuất, trao đổi và phân phối các nguồn lực kinh tế, chính trị và xã hội. Những cấu trúc kinh tế chính trị quốc tế hình thành một khuôn khổ hữu ích nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị quốc tế. Nhiều nghiên cứu của kinh tế chính trị quốc tế tập trung vào sự tác động lẫn nhau của hai định chế xã hội rất quan trọng đó là nhà nước và thị trường; bản chất mối tương tác của các định chế này trong hệ thống quốc tế (“luật chơi quốc tế”). Robert Gilpin đã định nghĩa kinh tế chính trị là “lĩnh vực nghiên cứu” phân tích các vấn đề nổi lên từ sự tồn tại song song và mối tương tác năng động giữa “nhà nước” và “thị trường” trong thế giới hiện đại”. Nhà nước là nơi tập hợp các hành động và quyết định tập thể. Nhà nước thường ngụ ý đến những định chế chính trị của quốc gia dân tộc đương đại, một khu vực địa lý với hệ thống chính phủ tự trị và tương đối cố kết trải dài trên toàn khu vực đó. Quốc gia dân tộc là một thực thể hợp pháp có lãnh thổ và dân cư riêng, với một chính phủ có khả năng thực hiện chủ quyền. Ví dụ như Pháp có lãnh thổ của Pháp, người dân Pháp và chính phủ Pháp, và các chính sách của Pháp, phụ thuộc vào bối cảnh. Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận nhà nước một cách rộng hơn, theo nghĩa đây là một phạm trù của những hành vi chính trị và tập thể diễn ra ở nhiều cấp độ. Liên minh châu Âu (EU) không phải là một quốc gia dân tộc, đó là một tổ chức các quốc gia dân tộc. Nhưng ở một mức độ nào đó, EU lại đưa ra những lựa chọn và chính sách ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm các dân tộc và công dân của họ, thể hiện quyền sở hữu của một nhà nước. Thị trường là nơi tập hợp các hành động và quyết định cá nhân. Thị trường có nghĩa là các định chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thị trường là một phạm vi hành động của con người bị thống trị bởi những lợi ích cá nhân và bị quy định bởi sức mạnh cạnh tranh. Mặc dù một thị trường đôi khi là vị trí địa lý (chẳng hạn như Thị trường chứng khoán New York hay thị trường Pike Place ở Seatle), nhưng thông thường đó là quyền lực. Nghĩa là quyền lực của thị trường đã tạo động lực và điều kiện cho hành vi của cá nhân con người. Các cá nhân bị chỉ huy bởi động lực của lợi ích cá nhân để sản xuất và cung cấp các hàng hóa dịch vụ khan hiếm hoặc để tìm kiếm những sản phẩm mua bán hoặc những công việc lương cao. Họ bị điều khiển bởi sức mạnh cạnh tranh của thị trường nên phải sản xuất những sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn và hấp dẫn hơn. Mặc dù nhà nước và thị trường là những hệ thống tổ chức xã hội phức tạp, nhưng định nghĩa kinh tế chính trị như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Xã hội chứa đựng cả những nhân tố nhà nước và thị trường phản ánh lịch sử, văn hóa và những giá trị của hệ thống xã hội. Sự tồn tại song song của nhà nước (chính trị học) và thị trường (kinh tế học) tạo nên những mâu thuẫn cơ bản, hình thành nên đặc trưng của kinh tế chính trị. Nhà nước và thị trường không phải lúc nào cũng xung đột lẫn nhau, nhưng chúng thường chồng chéo lên nhau ở một mức độ thể hiện rõ sự xung đột đó. Những mâu thuẫn này là do những lợi ích và giá trị khác nhau có thể được giải quyết theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, nhưng những mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại và xuyên suốt lịch sử loài người. Sự tương tác giữa nhà nước và thị trường rất năng động, có nghĩa là sự tương tác đó thay đổi theo thời gian. Cụ thể là nhà nước tác động đến thị trường và ngược lại thị trường cũng ảnh hưởng đến nhà nước, thường xuyên thay đổi mô hình lợi ích và giá trị mà các nhà kinh tế chính trị phải nghiên cứu.