Ở Việt Nam Chính phủ điện tử có những cơ hội nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ở Việt Nam, Chính phủ đang có những bước quan trọng để tiến tới chính phủ điện tử. Đã có nhiều công việc đang được triển khai về mặt luật pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ điện tử và thương mại điện tử. Một trong số đó là Luật giao dịch điện tử, nền tảng cho tất cả các giao dịch điện tử trong khu vực tư nhân và nhà nước. Tháng 1/2006, Thủ Tướng đã khai trương trang web Chính phủ và kênh thông tin dành cho Chính phủ (www.vietnam.gov.vn và www.chinhphu.vn). Một quan chức của Văn Phòng Chính phủ cho biết, khái niệm Chính phủ điện tử (e-government) nhấn mạnh vào quản lý (government) hơn là yếu tố điện tử (e). Chương trình cải cách hành chính (CCHC) là một trong những tiền đề cho chính phủ điện tử. Điều đó cho thấy các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam hiểu rất rõ vai trò thiết yếu của Chính phủ điện tử cùng với việc cải cách nền hành chính mà trong đó Công nghệ thông tin là tác nhân hỗ trợ. Hiện tại, khoảng 20% dân số Việt Nam sống ở các thành phố trong khi số còn lại sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ truy cập Internet của Việt Nam ước tính khoảng 7,89% (theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông tháng 3/2005), số thuê bao cố định và di động ước tính chiếm 12,35%. Lưu ý, những yếu tố tác động đến chính phủ điện tử ở các tỉnh, thành phố là sự sẵn sàng của các cơ quan nhà nước ở những nơi này, sự hiểu biết về tin học và cơ hội tiếp cận Internet của người dân. Điều này đặt ra một thách thức cho chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử gồm 3 thành tố là dịch vụ công, tiếp cận thông tin và tương tác với người dân. Nhiều cơ quan chính phủ, các thành phố, các tỉnh đang xây dựng website và cổng thông tin điện tử để giao tiếp với người dân. Trước mắt, trang tin của chính phủ là một bước khởi đầu và sẽ trở thành cổng thông tin chính phủ. Tuy nhiên, mô hình "một cửa" cần được cải tiến hơn nữa trước khi phát triển các dịch vụ chính phủ điện tử. Đồng thời, cải thiện việc tương tác với người dân thông qua email và Internet để thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công, bên cạnh có các phản hồi về các chính sách của chính phủ và các vấn đề khác của khu vực công. Muốn vậy, cần tập trung xây dựng năng lực. Năng lực ở đây bao gồm 2 lĩnh vực: bộ máy hành chính và đào tạo (nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức) và hệ thống Công nghệ thông tin - truyền thông được vận hành (để giúp các cơ quan chính phủ thực hiện các chức năng của họ tốt hơn). Cần có đủ thời gian và các nỗ lực phối hợp đồng bộ của chính phủ để vượt qua các thách thức đối với chính phủ điện tử. Thông thường, phải mất nhiều năm để các lợi ích của chính phủ điện tử được thể hiện rõ. Giáo dục và nhận thức góp phần quan trọng trong việc giúp các bên liên quan hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của chính phủ điện tử.
Trả lời
Ở Việt Nam, Chính phủ đang có những bước quan trọng để tiến tới chính phủ điện tử. Đã có nhiều công việc đang được triển khai về mặt luật pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ điện tử và thương mại điện tử. Một trong số đó là Luật giao dịch điện tử, nền tảng cho tất cả các giao dịch điện tử trong khu vực tư nhân và nhà nước. Tháng 1/2006, Thủ Tướng đã khai trương trang web Chính phủ và kênh thông tin dành cho Chính phủ (www.vietnam.gov.vn và www.chinhphu.vn). Một quan chức của Văn Phòng Chính phủ cho biết, khái niệm Chính phủ điện tử (e-government) nhấn mạnh vào quản lý (government) hơn là yếu tố điện tử (e). Chương trình cải cách hành chính (CCHC) là một trong những tiền đề cho chính phủ điện tử. Điều đó cho thấy các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam hiểu rất rõ vai trò thiết yếu của Chính phủ điện tử cùng với việc cải cách nền hành chính mà trong đó Công nghệ thông tin là tác nhân hỗ trợ. Hiện tại, khoảng 20% dân số Việt Nam sống ở các thành phố trong khi số còn lại sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ truy cập Internet của Việt Nam ước tính khoảng 7,89% (theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông tháng 3/2005), số thuê bao cố định và di động ước tính chiếm 12,35%. Lưu ý, những yếu tố tác động đến chính phủ điện tử ở các tỉnh, thành phố là sự sẵn sàng của các cơ quan nhà nước ở những nơi này, sự hiểu biết về tin học và cơ hội tiếp cận Internet của người dân. Điều này đặt ra một thách thức cho chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử gồm 3 thành tố là dịch vụ công, tiếp cận thông tin và tương tác với người dân. Nhiều cơ quan chính phủ, các thành phố, các tỉnh đang xây dựng website và cổng thông tin điện tử để giao tiếp với người dân. Trước mắt, trang tin của chính phủ là một bước khởi đầu và sẽ trở thành cổng thông tin chính phủ. Tuy nhiên, mô hình "một cửa" cần được cải tiến hơn nữa trước khi phát triển các dịch vụ chính phủ điện tử. Đồng thời, cải thiện việc tương tác với người dân thông qua email và Internet để thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công, bên cạnh có các phản hồi về các chính sách của chính phủ và các vấn đề khác của khu vực công. Muốn vậy, cần tập trung xây dựng năng lực. Năng lực ở đây bao gồm 2 lĩnh vực: bộ máy hành chính và đào tạo (nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức) và hệ thống Công nghệ thông tin - truyền thông được vận hành (để giúp các cơ quan chính phủ thực hiện các chức năng của họ tốt hơn). Cần có đủ thời gian và các nỗ lực phối hợp đồng bộ của chính phủ để vượt qua các thách thức đối với chính phủ điện tử. Thông thường, phải mất nhiều năm để các lợi ích của chính phủ điện tử được thể hiện rõ. Giáo dục và nhận thức góp phần quan trọng trong việc giúp các bên liên quan hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của chính phủ điện tử.