Ông già Noeltrong truyền thuyết là ai

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngày 25 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noelsẽ tặng quà cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel. Ông già Noel trong truyền thuyết là một ông già có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Chiếc mũ đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông màu trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng. Hàng năm, cứ đến đêm trước Noel, ông già Noelđi trên một chiếc xe trượt tuyết có các chú hươu kéo từ phương Bắc tới, rồi vào từng nhà qua các ống khói để đem quà Noelbỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ. Người ta cho rằng ông già Noellà hoá thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn trẻ, thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại mang đi giúp đỡ người nghèo khổ. Ở quê ông có một cụ già có ba cô con gái, vì gia cảnh bẩn hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới ống khói và ném một túi tiền vàng nhỏ xuống, túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và có cuộc sống hạnh phúc. Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noelbỏ quà vào đó cho mình. Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến? Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quẩn với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người. Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thẩn Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thẩn Mặt trăng. Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến. Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thẩn bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện. Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước. Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào? Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có chuyện vui. Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng. Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ (Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước) Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đẩu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối: Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân (Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình) Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thẩn tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn. Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể. Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch. Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đẩy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.
Trả lời
Ngày 25 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noelsẽ tặng quà cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel. Ông già Noel trong truyền thuyết là một ông già có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Chiếc mũ đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông màu trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng. Hàng năm, cứ đến đêm trước Noel, ông già Noelđi trên một chiếc xe trượt tuyết có các chú hươu kéo từ phương Bắc tới, rồi vào từng nhà qua các ống khói để đem quà Noelbỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ. Người ta cho rằng ông già Noellà hoá thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn trẻ, thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại mang đi giúp đỡ người nghèo khổ. Ở quê ông có một cụ già có ba cô con gái, vì gia cảnh bẩn hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới ống khói và ném một túi tiền vàng nhỏ xuống, túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và có cuộc sống hạnh phúc. Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noelbỏ quà vào đó cho mình. Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến? Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quẩn với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người. Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thẩn Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thẩn Mặt trăng. Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến. Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thẩn bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện. Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước. Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào? Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có chuyện vui. Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng. Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ (Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước) Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đẩu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối: Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân (Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình) Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thẩn tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn. Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể. Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch. Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đẩy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.