Phản đối King of Rap Kids?

  1. Âm nhạc

Kể từ khi nhà sản xuất của King Of Rap tiết lộ về format dành cho thanh thiếu niên dưới 15 tuổi, hàng loạt các diễn đàn, fanpage và hội nhóm về nhạc rap, underground cũng như các group cộng đồng đã nổ ra tranh cãi dữ dội. Vô số ý kiến cho rằng, mặc dù rap đang vô cùng thịnh hành trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên việc cho ra mắt cuộc thi rap dành riêng cho thiếu nhi liệu có phải là một quyết định chưa phù hợp?

Nhưng bản thân mình thấy điều này chẳng có gì sai cả, ở độ tuổi các bé, về thể loại nhạc này, các bé sẽ được học hỏi, phát triển theo đúng độ tuổi, đâu nhất thiết là phải những câu chữ, bài rap như của người lớn đâu?

Từ khóa: 

âm nhạc

Mình ko xem, và cũng ko thích nghe. Nên ko xác định cái form nó sẽ thế nào. Nhưng cá nhân mình nghĩ, ko chỉ 1 cái này mà những gameshow khác nữa, đem đám trẻ con ra để làm trò giải trí cho người lớn, thực sự nó thế nào ấy. Có thể nhiều ng thấy chỉ là đám nhóc thi với nhau thôi, có gì to tát đâu. Nhưng nhìn lên là vậy, nhìn xuống chỉ thấy 1 đám người lớn ngồi trên khán đài, ngồi trước TV, điện thoại cười hô hố. Đem trẻ con ra giải trí, thực sự chẳng có gì hay ho và văn minh cả.

Còn việc các gameshow có phiên bản nhí. Chỉ là cơ hội làm tiền cho nhà sản xuất, chứ nhóc tỳ chắc gì đã có cơ hội phát triển sau đó. Như Phương Mỹ Chi, hot hòn họt 1 thời, đến nay đc mấy bài, cả 5 năm rồi chưa thấy 1 cái giải thưởng âm nhạc gì thêm. Hay như khủng nhất là bé Xuân Mai, ca hát từ đời nào, đứng trên đỉnh biết bao nhiêu. Đọ fan Sơn Tùng hiện nay so với thời đó chưa chắc lại. Và giờ thì sao. Cũng nhí nhố đi lên, nhưng chẳng lên đến đâu.

Chưa kể đến trẻ đang dậy thì mà đi thi, nhất là các bé trai đang vỡ giọng, nó mà bị vỡ tiếng tuổi này là hư luôn giọng nói chứ chẳng chơi.

Do đó, mình thấy mấy cái gameshow giải trí cho ng lớn thì nên tìm ng lớn làm thí sinh. Cái tuổi tâm sinh lý chưa ổn định lại đem ra làm trò cho ng lớn. Chẳng nhìn vào đâu đc. Rồi cái gì hot cũng làm bản nhí, bản nhố. Quán Thanh Xuân, Ký Ức Vui Vẻ cũng đang hot đấy, làm hẳn bản nhí để các bé ngồi lại với nhau kể chuyện kỷ niệm mấy chục năm trước cho vui nhỉ. 🤣🤣

Trả lời

Mình ko xem, và cũng ko thích nghe. Nên ko xác định cái form nó sẽ thế nào. Nhưng cá nhân mình nghĩ, ko chỉ 1 cái này mà những gameshow khác nữa, đem đám trẻ con ra để làm trò giải trí cho người lớn, thực sự nó thế nào ấy. Có thể nhiều ng thấy chỉ là đám nhóc thi với nhau thôi, có gì to tát đâu. Nhưng nhìn lên là vậy, nhìn xuống chỉ thấy 1 đám người lớn ngồi trên khán đài, ngồi trước TV, điện thoại cười hô hố. Đem trẻ con ra giải trí, thực sự chẳng có gì hay ho và văn minh cả.

Còn việc các gameshow có phiên bản nhí. Chỉ là cơ hội làm tiền cho nhà sản xuất, chứ nhóc tỳ chắc gì đã có cơ hội phát triển sau đó. Như Phương Mỹ Chi, hot hòn họt 1 thời, đến nay đc mấy bài, cả 5 năm rồi chưa thấy 1 cái giải thưởng âm nhạc gì thêm. Hay như khủng nhất là bé Xuân Mai, ca hát từ đời nào, đứng trên đỉnh biết bao nhiêu. Đọ fan Sơn Tùng hiện nay so với thời đó chưa chắc lại. Và giờ thì sao. Cũng nhí nhố đi lên, nhưng chẳng lên đến đâu.

Chưa kể đến trẻ đang dậy thì mà đi thi, nhất là các bé trai đang vỡ giọng, nó mà bị vỡ tiếng tuổi này là hư luôn giọng nói chứ chẳng chơi.

Do đó, mình thấy mấy cái gameshow giải trí cho ng lớn thì nên tìm ng lớn làm thí sinh. Cái tuổi tâm sinh lý chưa ổn định lại đem ra làm trò cho ng lớn. Chẳng nhìn vào đâu đc. Rồi cái gì hot cũng làm bản nhí, bản nhố. Quán Thanh Xuân, Ký Ức Vui Vẻ cũng đang hot đấy, làm hẳn bản nhí để các bé ngồi lại với nhau kể chuyện kỷ niệm mấy chục năm trước cho vui nhỉ. 🤣🤣

Để cho bọn trẻ giải trí thôi ak,phát triển tài năng thì chúng ta và cả bọn trẻ chưa đủ kiên trì và nguồn lực thời gian ngắn là chán ấy mà,vậy nên chỉ còn khoảng 0,1% là thật còn lại chỉ giải trí cộng kiếm lời trước mắt, bọn trẻ thì tôi nghĩ khoảng trên 20 tuổi thì may ra bọn chúng mới hiểu chúng muốn gì làm gì là sở trường của chúng
Hi tôi chưa xem và thực tế thì vài năm gần đây quên hẳn các loại hình giải trí rùi sao ấy từ nghe nhạc,xem phim đến xem bóng đá hay là các loại nhố nhăng trên mxh gần như ko để ý tới bao giờ

Để thực hiện một chương trình vừa phù hợp với lứa tuổi trẻ em, vừa phải thật sự đúng với tinh thần hiphop – dùng nhạc rap làm chủ đạo, là không hề đơn giản và chắc chắn sẽ vấp phải nhiều vấn đề. Nhiều người cho rằng, độ tuổi từ 6 đến 15 của các bé là còn quá nhỏ để có thể sử dụng ngôn từ và các kĩ năng viết lách cho ra một bài nhạc hoàn chỉnh. “Học sinh cấp 2, 1 tuần 4 tiết Ngữ Văn còn khóc ròng, tư duy mới đâm chồi lấy đâu ra kĩ năng viết rap?”

Sự lo lắng chắc chắn là cần thiết, nhất là ở những người hâm mộ của thể loại âm nhạc này cũng như văn hóa hiphop. Cẩn tắc vô áy náy, ở bất kỳ nội dung nào có liên quan đến con trẻ đều cần phải cẩn thận.

Nhưng đứng ở góc độ nhà sản xuất chương trình King of Rap Kids, chắc hẳn họ đã dự tính trước những tình huống mà cư dân mạng nêu ra trong phần bình luận của mình. Tổ chức một chương trình như King of Rap không hề dễ dàng như những cuộc thi hát thông thường, khi mà ca từ của các rapper cần phải được đảm bảo giữ đúng thuần phong mỹ tục, không mang những nội dung nhạy cảm về văn hóa – tôn giáo – chính trị cũng như các hàm ý về chất kích thích hay yếu tố tình dục vào trong đó. Nếu King of Rap Kids được tổ chức, hiển nhiên sẽ phải trải qua khâu kiểm duyệt gắt gao từ nhà đài để được công chiếu trên đài truyền hình quốc gia. Do đó, việc kiểm soát vấn đề này trong chương trình trẻ em là hoàn toàn khả thi.

Như Kenji (Phan Thanh Hiển) – thí sinh nhỏ tuổi nhất của King of Rap năm nay – cũng mới 15 tuổi. Kenji bắt đầu chơi rap và hiphop từ năm 10 tuổi, do đó cũng không thể nói trẻ em không có khả năng theo đuổi rap. Đồng thời với sự phổ biến và ảnh hưởng rộng của âm nhạc rap như hiện tại, nhiều trẻ em cũng đã, đang tìm hiểu và có những sản phẩm của riêng mình như cậu bé Piggy với bài rap Đi học thêm hay Cho con đi về đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Rap vốn không quan trọng tuổi tác và đây có thể là cách để trẻ thể hiện góc nhìn của bản thân, thể hiện những quan điểm, chính kiến của mình.