Phân tích ảnh hưởng và tác động của du lịch đến môi trường và tài nguyên du lịch của tỉnh Gia Lai?

  1. Du lịch

Từ khóa: 

du lịch

Gia Lai hiện nay được coi là một trong những "miền đất di sản" rất đáng để phát triển du lịch. Song, cạnh đó thì việc phát triển du lịch cũng đem tới những tác động nhất định. Cụ thể:

1. Tác động tích cực

  • Đề cao giá trị và nhiệm vụ của việc bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định các giá trị thực mà tự nhiên mang lại cho tỉnh Gia Lai. Qua đó nâng cao tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các diện tích quang cảnh tự nhiên, vốn là ưu thế đặc biệt của tỉnh. 
  • Thức tỉnh tầm quan trọng của việc gìn giữ chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Gìn giữ chất lượng môi trường cũng là cách để níu chân du khách đến với Gia Lai. 
  • Cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất: Thông qua việc phát triển du lịch, các cơ sở hạ tầng của tỉnh như đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc, dịch vụ tiện ích cũng có cơ hội được chú trọng để du khách có những trải nghiệm tốt nhất khi đến nơi đây.
  • Quảng bá các danh lam thắng cảnh của tỉnh: Thông qua du lịch, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều địa điểm đắt giá tại Gia Lai như Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết,... cùng với những trải nghiệm văn hóa từ nhiều dân tộc thiểu số khác. Du lịch cũng là một trong những con đường ngắn nhất để quảng bá, lan tỏa nét đặc sắc của thiên nhiên, con người Gia Lai.
https://cdn.noron.vn/2022/12/29/7ac82f-e1505471191372-1672312642.jpg

2. Tác động tiêu cực

  • Ô nhiễm môi trường: Nếu du lịch không được quản lý tốt, môi trường sẽ là yếu tố bị ảnh hưởng đầu tiên và trầm trọng nhất. Việc gia tăng du khách, đẩy mạnh du lịch cũng cùng lúc đặt áp lực lớn lên môi trường. Các vấn đề về rác thải, không khí, nguồn nước, tiếng ồn, năng lượng cũng theo đó mà ngày càng nan giải.
  • Tiềm ẩn nguy cơ nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,... Gia Lai là một tỉnh còn tương đối "nguyên sơ" về cảnh quan thiên nhiên, tức là chưa bị công nghiệp hóa - hiện đại hóa mạnh, do vậy đây cũng là một lưu ý lớn cho ngành du lịch của tỉnh này.
  • Suy thoái phong cảnh tự nhiên: Du lịch phát triển mạnh có thể tiềm ẩn nhiều tác động trực tiếp và lâu dài đến cảnh quan tự nhiên. Theo đó, sự nguyên sơ vốn có tại Gia Lai cũng có khả năng biến dạng dẫn đến không còn được như trước khi phát triển du lịch. Một khi du lich quá tải, thiên nhiên ít nhiều cũng bị suy thoái.
  • Thách thức với công tác quản lý và bảo tồn thiên nhiên: Về lâu dài, du lịch đặt ra những yêu cầu nhất định với công tác quản lý các cơ sở vật chất cũng như cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Du lịch càng phát triển mạnh càng đòi hỏi tỉnh phải có những biện pháp triệt để đảm bảo vừa lưu giữ được các giá trị tự nhiên, vừa thỏa mãn nhu cầu của du khách. 
  • Tiềm ẩn nhiều thói hư tật xấu, xâm phạm các giá trị đạo đức: Đi liền với du lịch là việc phát triển các dịch vụ tiện ích. Khi du khách tăng cũng là cơ hội lớn để người dân kinh doanh các dịch vụ này. Cạnh đó, du lịch có thể gây ra sự suy thoái về đạo đức như hét giá, ép khách, lừa đảo, cướp bóc, "công nghiệp" ăn xin,... Điều này là một trong những thực tế rất dễ xảy ra khi 1 tỉnh quá tập trung đẩy mạnh du lịch mà bỏ qua công tác quản lý sát sao. 
https://cdn.noron.vn/2022/12/29/images32026375nhpchingvngxoangtilhinhphngduyn-1672312658.JPG
Trả lời

Gia Lai hiện nay được coi là một trong những "miền đất di sản" rất đáng để phát triển du lịch. Song, cạnh đó thì việc phát triển du lịch cũng đem tới những tác động nhất định. Cụ thể:

1. Tác động tích cực

  • Đề cao giá trị và nhiệm vụ của việc bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định các giá trị thực mà tự nhiên mang lại cho tỉnh Gia Lai. Qua đó nâng cao tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các diện tích quang cảnh tự nhiên, vốn là ưu thế đặc biệt của tỉnh. 
  • Thức tỉnh tầm quan trọng của việc gìn giữ chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Gìn giữ chất lượng môi trường cũng là cách để níu chân du khách đến với Gia Lai. 
  • Cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất: Thông qua việc phát triển du lịch, các cơ sở hạ tầng của tỉnh như đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc, dịch vụ tiện ích cũng có cơ hội được chú trọng để du khách có những trải nghiệm tốt nhất khi đến nơi đây.
  • Quảng bá các danh lam thắng cảnh của tỉnh: Thông qua du lịch, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều địa điểm đắt giá tại Gia Lai như Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết,... cùng với những trải nghiệm văn hóa từ nhiều dân tộc thiểu số khác. Du lịch cũng là một trong những con đường ngắn nhất để quảng bá, lan tỏa nét đặc sắc của thiên nhiên, con người Gia Lai.
https://cdn.noron.vn/2022/12/29/7ac82f-e1505471191372-1672312642.jpg

2. Tác động tiêu cực

  • Ô nhiễm môi trường: Nếu du lịch không được quản lý tốt, môi trường sẽ là yếu tố bị ảnh hưởng đầu tiên và trầm trọng nhất. Việc gia tăng du khách, đẩy mạnh du lịch cũng cùng lúc đặt áp lực lớn lên môi trường. Các vấn đề về rác thải, không khí, nguồn nước, tiếng ồn, năng lượng cũng theo đó mà ngày càng nan giải.
  • Tiềm ẩn nguy cơ nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,... Gia Lai là một tỉnh còn tương đối "nguyên sơ" về cảnh quan thiên nhiên, tức là chưa bị công nghiệp hóa - hiện đại hóa mạnh, do vậy đây cũng là một lưu ý lớn cho ngành du lịch của tỉnh này.
  • Suy thoái phong cảnh tự nhiên: Du lịch phát triển mạnh có thể tiềm ẩn nhiều tác động trực tiếp và lâu dài đến cảnh quan tự nhiên. Theo đó, sự nguyên sơ vốn có tại Gia Lai cũng có khả năng biến dạng dẫn đến không còn được như trước khi phát triển du lịch. Một khi du lich quá tải, thiên nhiên ít nhiều cũng bị suy thoái.
  • Thách thức với công tác quản lý và bảo tồn thiên nhiên: Về lâu dài, du lịch đặt ra những yêu cầu nhất định với công tác quản lý các cơ sở vật chất cũng như cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Du lịch càng phát triển mạnh càng đòi hỏi tỉnh phải có những biện pháp triệt để đảm bảo vừa lưu giữ được các giá trị tự nhiên, vừa thỏa mãn nhu cầu của du khách. 
  • Tiềm ẩn nhiều thói hư tật xấu, xâm phạm các giá trị đạo đức: Đi liền với du lịch là việc phát triển các dịch vụ tiện ích. Khi du khách tăng cũng là cơ hội lớn để người dân kinh doanh các dịch vụ này. Cạnh đó, du lịch có thể gây ra sự suy thoái về đạo đức như hét giá, ép khách, lừa đảo, cướp bóc, "công nghiệp" ăn xin,... Điều này là một trong những thực tế rất dễ xảy ra khi 1 tỉnh quá tập trung đẩy mạnh du lịch mà bỏ qua công tác quản lý sát sao. 
https://cdn.noron.vn/2022/12/29/images32026375nhpchingvngxoangtilhinhphngduyn-1672312658.JPG