Phim Việt đang quá nhàm chán khi lặp đi lặp lại motip "cuộc hôn nhân ngang trái"?

  1. Phim ảnh

Hắn chúng ta không quên, năm 2017 chúng ta đã từng có một bộ. phim "bom tấn" màn ảnh Việt là Người Phán Xử và Sống Chung Với Mẹ Chồng. Cả hai bộ phim này đã mang đến sức sống mới cho khung giờ phim truyện Việt mỗi tối trên sóng truyền hình quốc gia. Sau đó, chúng ta lại tiếp tục chùm phim đặc sắc gồm nhiều cái tên như Quỳnh Búp Bê (2018), Về Nhà Đi Con (2019), Hương Vị Tình Thân (2021), Thương Ngày Nắng Về (2022)…

Các bộ phim này đều có điểm chung là khai thác những mâu thuẫn trong gia đình, mà những cuộc hôn nhân là một thành tố quan trọng. Tuy nhiên, đời sống vợ chồng được mô tả trong các TV series này ngày một cũ kỹ, lặp đi lặp lại một vài nhóm tình tiết và nhân vật nhất định, khiến khán giả phải nhận xét phim lê thê, lạm dụng bi kịch, dùng cảnh giường chiếu nhạy cảm để câu khách.

Mình thấy càng ngày phim Việt Nam lại càng chán dần đi vì lặp đi lặp lại một motip quen thuộc đấy trong khi thứ mà người xem muốn thấy là một thứ gì đó mới mẻ hơn nữa. Bạn thấy sao?

https://cdn.noron.vn/2022/10/30/10-phim-truyen-hinh-viet-nam-hay-moi-nhat-nam-2021-2022-202205141145199385-1667100537.jpg
Từ khóa: 

phim ảnh

Vì ngoài hôn nhân ngang trái ra thì còn làm được thể loại gì khác mà vẫn đủ kịch tính đâu. Phim của VN chỉ có 4 thể loại: Hài - Tình yêu - Người giả ma - Gia đình. Tất cả các thể loại khác đều là pha pha trộn trộn của mấy thể loại này. Không tin cứ ngẫm lại mà xem. :))

Trả lời

Vì ngoài hôn nhân ngang trái ra thì còn làm được thể loại gì khác mà vẫn đủ kịch tính đâu. Phim của VN chỉ có 4 thể loại: Hài - Tình yêu - Người giả ma - Gia đình. Tất cả các thể loại khác đều là pha pha trộn trộn của mấy thể loại này. Không tin cứ ngẫm lại mà xem. :))

Những câu chuyện này đều đi theo cùng một mô-típ. Ta không nói về cái kết trong mơ khi người phạm sai lầm biết ăn năn hối cải, không chỉ nhận sai mà còn bày tỏ thiện chí muốn bù đắp. Ta đang xem xét những lựa chọn mà một người phụ nữ có thể đưa ra trong những tình huống này. Họ thường phải tha thứ, thêm một lần đánh cược tương lai vào người chồng nhiều vấn đề, chấp nhận cái kết cổ tích kiểu "gương vỡ lại lành".

Nói cách khác, phim truyền hình Việt đang thần thánh giá trị của những cuộc hôn nhân - các cô vợ "tốt" sẽ không bao giờ rời bỏ chồng mình để đến với một người đàn ông khác tốt hơn. TrongHoa Hồng Trên Ngực Trái(2019), thoát ra khỏi cuộc hôn nhân địa ngục với người chồng trước, Khuê (Hồng Diễm) đã tìm được tình yêu mới. Nhưng tới tận kết phim, cô vẫn không thể chạm đến cái kết viên mãn với người đàn ông này - ngay cả khi chồng cũ đã chết.

Trong quá khứ, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc từng chuộng lối xây dựng hình tượng những người đàn ông gia trưởng, thích kiểm soát bạn gái và gắn nhãn hành vi này là nam tính, mạnh mẽ. Nhưng sau nhiều thập kỷ, xu hướng này đã thay đổi với loạt nhân vật nam chính dịu dàng, lãng mạn và tâm lý hơn trong các TV series dành cho giới trẻ. Đây không phải sự hư cấu xa rời thực tế. Thay vào đó, nó là nỗ lực mang tính "mưa dầm thấm lâu", góp phần thay đổi quan điểm của cả hai giới về kiểu mẫu đàn ông lý tưởng hay cách những người đàn ông thể hiện sức hấp dẫn của bản thân.

Sự thay đổi tương tự cũng có thể xảy đến với phim truyền hình Việt Nam. Các ông chồng trên màn ảnh không nhất thiết phải là bộ sưu tập thói hư tật xấu, các bà mẹ chồng hoàn toàn có thể yêu thương đùm bọc con dâu hay những cô vợ cũng có quyền bình đẳng với các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh việc lột trần hiện thực xã hội như nó vốn có, phim truyền hình cũng có thể xây dựng những hình mẫu lý tưởng để khán giả học theo. Đây xét cho cùng là một hướng đi hợp lý, tránh được việc khán giả xem phim truyền hình Việt mà không khỏi hoài nghi về đời sống gia đình.

https://cdn.noron.vn/2022/10/30/momo-upload-api-200423172747-637232596674183902-1667123973.jpg