Bạn nghĩ gì về phim mang tính cổ trang ở Việt Nam hiện nay?

  1. Phim ảnh

Một số bộ phim mang hơi hướng cổ trang của Việt Nam từ hài kịch đến chính kịch nhưng trang phục hay cách xưng hô thì mang tính trung hoa.
Từ khóa: 

văn hóa xưng hô

,

cổ trang

,

thời trang

,

trang phục truyền thống

,

phim ảnh

Mình thấy Việt Nam khó làm phim cổ trang, cụ thể hơn là phim lịch sử. Lý do thì nhiều nhưng mình sẽ tóm gọn vài ý như sau:
1. Kiến thức lịch sử
Việt Nam có một kho sử liệu khổng lồ để khai thác, tuy nhiên, hiếm có nhà làm phim có đủ kiến thức và hiểu sâu sắc để biến những kiến thức đó thành câu chuyện để đưa lên phim. Phương thức tự sự trong điện ảnh rất khác với văn học và lịch sử, sử dụng cùng chất liệu nhưng để đưa chất liệu vào bất cứ hình thức nghệ thuật nào thì cũng cần căn chỉnh để phù hợp với nó.
2. Năng lực làm phim
Năng lực làm phim bao gồm kỹ thuật làm phim, công nghệ, và đạo cụ, phục trang, dàn cảnh. Trung Quốc có phim trường Hoành Điếm đồ sộ tái hiện được cả Tử Cấm Thành, Mỹ có Hollywood...Việt Nam không có những thứ ấy, chúng ta không có một bối cảnh đủ cho một bộ phim lịch sử. 
Ngoài ra, Việt Nam thiếu nhà làm phim đủ năng lực, những đạo diễn hút phòng vé nhất như Victor Vũ, Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng theo mình cũng chưa đủ tầm để thể hiện một bộ phim lịch sử. Ban đầu mình có phân vân Victor Vũ vì anh ta đã từng làm nhiều bộ phim lấy bối cảnh Việt Nam và biết cách khai thác thiên nhiên, cảnh vật, tuy nhiên, ở Victor Vũ hẵng còn là sự chắp vá và thiếu bản sắc Việt Nam. Nói về nhà làm phim có bản sắc thì có thể là Trần Anh Hùng nhưng anh ta lại không phải là người giỏi kể chuyện. Mà làm phim lịch sử nếu bạn không giỏi kể chuyện lẫn không có năng lực tái hiện bản sắc dân tộc, thì bạn không thể làm phim lịch sử được.
3. Vấn đề kiểm duyệt
Phim Việt Nam và các nhà làm phim Việt bao nhiêu năm nay vẫn cựa quậy trong cái vòng kim cô kiểm duyệt với tiêu chí cũ kỹ và không phù hợp với sự phát triển của điện ảnh. Chưa kể phim mà động đến lịch sử thì có khi còn bị kiểm duyệt gắt gao hơn. Mà như đã nói ở phần 1, điện ảnh rất khác với các môn nghệ thuật khác. Đưa lịch sử vào điện ảnh buộc phải có thể nghiệm, có biến tấu, có vừa đảm bảo yếu tố lịch sử lại phải vừa kể câu chuyện hấp dẫn, nó có khi sẽ là một sự hòa trộn giữa hiện thực và hư cấu. Tuy nhiên, những thể nghiệm này rất có thể sẽ không thông qua được một tiêu chí kiểm duyệt vừa rộng vừa mơ hồ vừa gắt gao là tiêu chí thuần phong mỹ tục. Cái án xuyên tạc, vi phạm thuần phong mỹ tục là điều mà hiếm có nhà làm phim nào chịu được lắm.
4. Nhận thức của khán giả
Khán giả Việt Nam thừa nhận thức về phim cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác nhưng thiếu kiến thức về nghệ thuật, điện ảnh. Với một nền điện ảnh còn nhiều thiếu thốn, việc làm được một bộ phim lịch sử không phải không thể nhưng chắc chắn sẽ không qua được khán giả đại chúng thích những thứ hoành tráng, mãn nhãn. Ví dụ nhà làm phim để tiết kiệm chi phí có thể lựa chọn cốt truyện có thể tận dụng tối đa cảnh quay nội nhưng điều đó có thể khiến khán giả nhàm chán, tù túng; mà nếu nhà làm phim vận dụng càng nhiều kỹ thuật để xử lý thì khán giả có khi càng chán. Trong khi đó, kinh phí để làm những bộ phim hoành tráng, mãn nhãn thì quá khó.
Tóm lại, mình không nghĩ gì về phim cổ trang Việt Nam vì thực sự là chẳng có gì nhiều để mà nghĩ, cái mình nghĩ đến là một môi trường rộng mở, tự do, sáng tạo và thúc đẩy hơn cho các nhà làm phim, và nâng cao thị hiếu khán giả để phim Việt bớt hài nhảm của Trấn Thành và phim tử tế có đất sống.
Trả lời
Mình thấy Việt Nam khó làm phim cổ trang, cụ thể hơn là phim lịch sử. Lý do thì nhiều nhưng mình sẽ tóm gọn vài ý như sau:
1. Kiến thức lịch sử
Việt Nam có một kho sử liệu khổng lồ để khai thác, tuy nhiên, hiếm có nhà làm phim có đủ kiến thức và hiểu sâu sắc để biến những kiến thức đó thành câu chuyện để đưa lên phim. Phương thức tự sự trong điện ảnh rất khác với văn học và lịch sử, sử dụng cùng chất liệu nhưng để đưa chất liệu vào bất cứ hình thức nghệ thuật nào thì cũng cần căn chỉnh để phù hợp với nó.
2. Năng lực làm phim
Năng lực làm phim bao gồm kỹ thuật làm phim, công nghệ, và đạo cụ, phục trang, dàn cảnh. Trung Quốc có phim trường Hoành Điếm đồ sộ tái hiện được cả Tử Cấm Thành, Mỹ có Hollywood...Việt Nam không có những thứ ấy, chúng ta không có một bối cảnh đủ cho một bộ phim lịch sử. 
Ngoài ra, Việt Nam thiếu nhà làm phim đủ năng lực, những đạo diễn hút phòng vé nhất như Victor Vũ, Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng theo mình cũng chưa đủ tầm để thể hiện một bộ phim lịch sử. Ban đầu mình có phân vân Victor Vũ vì anh ta đã từng làm nhiều bộ phim lấy bối cảnh Việt Nam và biết cách khai thác thiên nhiên, cảnh vật, tuy nhiên, ở Victor Vũ hẵng còn là sự chắp vá và thiếu bản sắc Việt Nam. Nói về nhà làm phim có bản sắc thì có thể là Trần Anh Hùng nhưng anh ta lại không phải là người giỏi kể chuyện. Mà làm phim lịch sử nếu bạn không giỏi kể chuyện lẫn không có năng lực tái hiện bản sắc dân tộc, thì bạn không thể làm phim lịch sử được.
3. Vấn đề kiểm duyệt
Phim Việt Nam và các nhà làm phim Việt bao nhiêu năm nay vẫn cựa quậy trong cái vòng kim cô kiểm duyệt với tiêu chí cũ kỹ và không phù hợp với sự phát triển của điện ảnh. Chưa kể phim mà động đến lịch sử thì có khi còn bị kiểm duyệt gắt gao hơn. Mà như đã nói ở phần 1, điện ảnh rất khác với các môn nghệ thuật khác. Đưa lịch sử vào điện ảnh buộc phải có thể nghiệm, có biến tấu, có vừa đảm bảo yếu tố lịch sử lại phải vừa kể câu chuyện hấp dẫn, nó có khi sẽ là một sự hòa trộn giữa hiện thực và hư cấu. Tuy nhiên, những thể nghiệm này rất có thể sẽ không thông qua được một tiêu chí kiểm duyệt vừa rộng vừa mơ hồ vừa gắt gao là tiêu chí thuần phong mỹ tục. Cái án xuyên tạc, vi phạm thuần phong mỹ tục là điều mà hiếm có nhà làm phim nào chịu được lắm.
4. Nhận thức của khán giả
Khán giả Việt Nam thừa nhận thức về phim cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác nhưng thiếu kiến thức về nghệ thuật, điện ảnh. Với một nền điện ảnh còn nhiều thiếu thốn, việc làm được một bộ phim lịch sử không phải không thể nhưng chắc chắn sẽ không qua được khán giả đại chúng thích những thứ hoành tráng, mãn nhãn. Ví dụ nhà làm phim để tiết kiệm chi phí có thể lựa chọn cốt truyện có thể tận dụng tối đa cảnh quay nội nhưng điều đó có thể khiến khán giả nhàm chán, tù túng; mà nếu nhà làm phim vận dụng càng nhiều kỹ thuật để xử lý thì khán giả có khi càng chán. Trong khi đó, kinh phí để làm những bộ phim hoành tráng, mãn nhãn thì quá khó.
Tóm lại, mình không nghĩ gì về phim cổ trang Việt Nam vì thực sự là chẳng có gì nhiều để mà nghĩ, cái mình nghĩ đến là một môi trường rộng mở, tự do, sáng tạo và thúc đẩy hơn cho các nhà làm phim, và nâng cao thị hiếu khán giả để phim Việt bớt hài nhảm của Trấn Thành và phim tử tế có đất sống.

Trang phục không đúng lịch sử,cảnh quay không đẹp,ekip không tìm hiểu sâu về văn hóa lịch sử thời đó

Phim cổ trang Việt nam điễn chưa tự nhiên, ngượng lắm, nên chưa thu hút đc giới trẻ
Thuc su Viet Nam dong phim co trang khong phu hop!

Mình không có sự hào hứng với bất kì bộ phim cổ trang nào ở VN.

Không hiểu sao mình cảm thấy các bạn thường chọn những đề tài khó, rồi kêu lên là nó khó và mong chờ khán giả sẽ ủng hộ. Mình chỉ là người xem, mình thấy hay thì xem, cảm thấy xứng đáng thì khen, mình không ủng hộ. Mình xem để giải trí, hoặc chính kịch thì mình muốn có sự bất ngờ. Mình không muốn xem một bộ phim tài liệu chắp vá hay một phiên bản chuyện chưa kể đầy xuyên tạc.

Các bộ trang phục thường là lấy cảm hứng từ tính cách,nội tâm nhân vật,nên mình nghĩ để trang phục được đẹp,độc đáo mà ko lạc đề,thì cách dễ nhất là nhân vật đó phải đa cảm,nội tâm phong phú, sâu lắng hơn,ví dụ thời xưa mà đã có một người bị trầm cảm chẳng hạn :??

Trước em thấy có bạn này đăng ý kiến về các phim Việt có yếu tố trang phục truyền thống Việt Nam. Chị đánh giá thế nào về trang phục được xây dựng trong những phim được nêu tên trong bài này ạ? :D Em không có nhiều kiến thức về cổ phong lắm nên chỉ dám nhận xét về khía cạnh thẩm mỹ chứ không rõ thế nào là thuần Việt ạ.