Như mọi người đã biết, tiếng Việt có sự phân hóa khác nhau ở 3 miền Bắc-Trung-Nam tạo nên phương ngữ. Chẳng hạn người Nam gọi là má, người Trung gọi là mạ hay người Hà Nội trước 1975 gọi là mợ, một số vùng đồng bằng sông Hồng gọi là bầm, u (Tham khảo Zing.vn).
Theo mọi người, vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Những yếu tố nào đã tắc động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hóa ngôn ngữ của tiếng Việt?
Cái này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể có 1 số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Đầu tiên, có thể do Tiếng Việt tự thân nó thay đổi, vì ng sau nghe ng trước thì nó trại dần và cuối cùng khác với từ gốc như (có thể thôi nhé, mình ko chắc 😂😂) con trâu với con tria (Bắc Trung Bộ).
Thứ đến là các phương ngữ bị xa cách về không gian địa lý. Phương ngữ 3 miền bị ngăn cách bởi đèo Tam Điệp ngăn Bắc với Bắc Trung, đèo Hải Vân ngăn Bắc Trung với miền Nam vậy.
Rồi nữa là do tiếp xúc với ng bản địa, quá trình giao thoa, đan xen ngôn ngữ khiến ngôn ngữ bị khác đi, kể cả phát âm lẫn cách dùng từ.
Và cuối cùng có thể do khí hậu, nguồn nước. Ba vùng miền có khí hậu khác nhau rõ rệt và mình còn nghe ng ta "đồn" là do uống nước càng nhiều phèn, giọng nói càng nặng vậy.
Tóm lại, cũng do nhiều nguyên nhân về văn hóa tập quán thay đổi làm giọng nói thay đổi, cũng như ng Nhật tiếng Đông Kinh với Tây Kinh cũng khác nhau nhiều. Thậm chí TQ vùng miền mà nói tiếng riêng thì y như nói chuyện với ngoại quốc vậy.