Phòng chống tham nhũng phải bắt đầu từ đâu?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cần phải nói rõ khái niệm là "phòng chống" khác với "trừng trị" và "răn đe". Mình nói điều này vì nghĩ có nhiều người nhầm lẫn, và hùa theo chính sách "trừng trị quan tham" của chính quyền khi bắt bỏ tù các quan chức tham nhũng, và xem đó là hành động "phòng chống tham nhũng".

Tất nhiên, cũng thừa nhận việc trừng trị sẽ khiến quan chức run sợ, và người ta kỳ vọng rằng họ sẽ không tham nhũng nữa vì sợ. Tuy nhiên, có 2 hệ quả không ngờ bên cạnh việc "không dám tham nhũng nữa" là:

1- Bao che tham nhũng, tức là các quan tham tìm đủ mọi cách để giấu nhẹm việc mình tham nhũng, giấu nhẹm bằng chứng, thậm chí thủ tiêu đầu mối để mình không bị lộ. Việc này không những không ngăn chặn được tham nhũng, mà khiến hành vi tham nhũng khó phát hiện hơn, và do đó "chi phí dưới gầm bàn" sẽ ngày một dày hơn, và hệ luỵ của tham nhũng còn tệ hại hơn.

2- Chi tiền để "hối lỗi". Việc này giống như việc Phạm Nhật Vũ vừa làm, đó là dùng tiền để "khắc phục hậu quả". Tại sao điều này lại quan trọng? Giả sử một ông X thụt két ngân sách được 1 tỷ, ngay lập tức ông ta dùng tiền đó để đầu tư BĐS, 3-4 năm sau thì giá nhà đất tăng và giờ ổng cầm 2 tỷ, trả lại tiền gốc 1 tỷ để "khắc phục hậu quả", thậm chí cho thêm tiền lời bằng với lãi ngân hàng là 5%/năm là tầm 500tr thành 1.5 tỷ. Ông X cuối cùng thoát tội mà vẫn giữ được 0.5 tỷ tiền lời. Tất nhiên, con số sẽ xê dịch, nhưng sẽ có một đám kền kền "tư vấn" để điều chỉnh mức giá cho hợp lý cho cả 2 trường hợp bị phát hiện và không bị phát hiện.

Do đó, thế giới thường không diệt trừ tham nhũng bằng phương pháp "trừng trị", lại càng không gọi việc trừng trị đó là "phòng chống tham nhũng". Cái người ta thường làm là đưa ra chính sách để từ đó không ai có khả năng tham nhũng.

Một trong các ví dụ tiêu biểu là minh bạch tất cả các dự án mời thầu, từ khi mới công bố ý định dự án, đến lúc đầu thầu, và để báo chí tự do phân tích ai hơn ai. Có câu "cò vạc tranh nhau, ngư ông đắc lợi". Xét trong chuyện đấu thầu, hãy để các công ty tư nhân làm cò vạc và cứ tranh nhau chí choé, chính quyền chỉ nên làm ngư ông đứng ngoài và hưởng lợi thôi, nếu ngư ông mà xông vào tranh thì ngư ông có khác gì con cò?

Đó là cái cách mà các nước ít tham nhũng như Đan Mạch và New Zealand làm. Nó không phù hợp với các nước như VN, nên cũng chịu thôi. Người VN thường thấy các quan tham lần lượt ra toà là hài lòng rồi, nên cũng chẳng cần phương pháp gì khác để loại bỏ tận gốc tham nhũng.

Tái bút: Thực ra nói VN chứ hầu hết các nước đều giống với VN trong chuyện này cả, chỉ có một thiểu số rất ít là thật sự ngăn chặn tham nhũng từ trước khi nó xuất hiện. Cái ngẫu nhiên là các nước ngăn chặn được thì lại là các nước phát triển, chỉ là ngẫu nhiên thôi.

Trả lời

Cần phải nói rõ khái niệm là "phòng chống" khác với "trừng trị" và "răn đe". Mình nói điều này vì nghĩ có nhiều người nhầm lẫn, và hùa theo chính sách "trừng trị quan tham" của chính quyền khi bắt bỏ tù các quan chức tham nhũng, và xem đó là hành động "phòng chống tham nhũng".

Tất nhiên, cũng thừa nhận việc trừng trị sẽ khiến quan chức run sợ, và người ta kỳ vọng rằng họ sẽ không tham nhũng nữa vì sợ. Tuy nhiên, có 2 hệ quả không ngờ bên cạnh việc "không dám tham nhũng nữa" là:

1- Bao che tham nhũng, tức là các quan tham tìm đủ mọi cách để giấu nhẹm việc mình tham nhũng, giấu nhẹm bằng chứng, thậm chí thủ tiêu đầu mối để mình không bị lộ. Việc này không những không ngăn chặn được tham nhũng, mà khiến hành vi tham nhũng khó phát hiện hơn, và do đó "chi phí dưới gầm bàn" sẽ ngày một dày hơn, và hệ luỵ của tham nhũng còn tệ hại hơn.

2- Chi tiền để "hối lỗi". Việc này giống như việc Phạm Nhật Vũ vừa làm, đó là dùng tiền để "khắc phục hậu quả". Tại sao điều này lại quan trọng? Giả sử một ông X thụt két ngân sách được 1 tỷ, ngay lập tức ông ta dùng tiền đó để đầu tư BĐS, 3-4 năm sau thì giá nhà đất tăng và giờ ổng cầm 2 tỷ, trả lại tiền gốc 1 tỷ để "khắc phục hậu quả", thậm chí cho thêm tiền lời bằng với lãi ngân hàng là 5%/năm là tầm 500tr thành 1.5 tỷ. Ông X cuối cùng thoát tội mà vẫn giữ được 0.5 tỷ tiền lời. Tất nhiên, con số sẽ xê dịch, nhưng sẽ có một đám kền kền "tư vấn" để điều chỉnh mức giá cho hợp lý cho cả 2 trường hợp bị phát hiện và không bị phát hiện.

Do đó, thế giới thường không diệt trừ tham nhũng bằng phương pháp "trừng trị", lại càng không gọi việc trừng trị đó là "phòng chống tham nhũng". Cái người ta thường làm là đưa ra chính sách để từ đó không ai có khả năng tham nhũng.

Một trong các ví dụ tiêu biểu là minh bạch tất cả các dự án mời thầu, từ khi mới công bố ý định dự án, đến lúc đầu thầu, và để báo chí tự do phân tích ai hơn ai. Có câu "cò vạc tranh nhau, ngư ông đắc lợi". Xét trong chuyện đấu thầu, hãy để các công ty tư nhân làm cò vạc và cứ tranh nhau chí choé, chính quyền chỉ nên làm ngư ông đứng ngoài và hưởng lợi thôi, nếu ngư ông mà xông vào tranh thì ngư ông có khác gì con cò?

Đó là cái cách mà các nước ít tham nhũng như Đan Mạch và New Zealand làm. Nó không phù hợp với các nước như VN, nên cũng chịu thôi. Người VN thường thấy các quan tham lần lượt ra toà là hài lòng rồi, nên cũng chẳng cần phương pháp gì khác để loại bỏ tận gốc tham nhũng.

Tái bút: Thực ra nói VN chứ hầu hết các nước đều giống với VN trong chuyện này cả, chỉ có một thiểu số rất ít là thật sự ngăn chặn tham nhũng từ trước khi nó xuất hiện. Cái ngẫu nhiên là các nước ngăn chặn được thì lại là các nước phát triển, chỉ là ngẫu nhiên thôi.