Pin mặt trời qua từng năm tháng

  1. Khoa học

Vì là bài đầu năm nên mình sẽ viết ngắn gọn, dễ hiểu cho mọi người đọc cho đỡ, đầu năm mà đọc dài quá thì lại ngán lắm, nhất là trong thời tiết nắng nóng thì càng mệt nữa:))

Pin Mặt Trời là 1 tấm gương, tuy nhiên nó không phải là gương để soi nhan sắc, nó là tấm gương thu nhận ánh sáng và biến đổi ánh sáng thành điện thông qua cơ chế dịch chuyển điện tử và lỗ trống.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/theory-of-solar-cells-1643865317_1024.jpg

Cấu tạo của 1 tấm pin mặt trời gồm như thế này

- Cơ bản bao gồm có 1 loại bán dẫn loại N và 1 loại bán dẫn loại P được cho tiếp xúc với nhau. Mỗi điện cực có 1 lớp tiếp xúc kim loại để truyền tải hạt mang điện, 2 mặt của pin mặt trời đều có lớp tráng gương để bảo vệ phần bên trong pin và cho ánh sáng truyền qua tốt nhất.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/8745394315001485-1643865774_1024.png
https://cdn.noron.vn/2022/02/03/21021554116633838-1643865789_1024.png

Nguyên lý hoạt động:

- Dựa trên hiệu ứng quang điện trong và hiện tượng tiếp xúc giữa 2 cực n - p. Bán dẫn loại n dư thừa electron, bán dẫn loại p thì lại dư lỗ trống. Khi cho 2 lớp này tiếp xúc nhau thì tại vì trí tiếp xúc, electron và lỗ trống sẽ tái hợp lại với nhau tạo thành vùng nghèo điện tích. Dẫn tới lớp bán dẫn loại n thiếu electron => tích điện dương, lớp bán dẫn loại p thiếu lỗ trống=> tích điện âm. Từ đó phát sinh ra điện trường nội bên trong 2 lớp này đi từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p (Điện trường có hướng từ cực dương sang cực âm) làm ngăn cản sự tái hợp thêm nữa của điện tử và lỗ trống ở 2 lớp. Khi có ánh sáng với cường độ thích hợp, cặp điện tử - lỗ trống ở vùng nghèo sẽ bức ra và bị gia tốc bởi điện trường nội và điện tử sẽ hướng về phía bán dẫn n, lỗ trống sẽ hướng về phía bán dẫn loại p. Nếu ta nối dây để tạo thành mạch ngoài thì sẽ phát sinh dòng điện.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/pin1-1643866144_1024.jpghttps://cdn.noron.vn/2022/02/03/pin-quang-dien-1643866175_1024.png

Để chế tạo thì cần rất nhiều công sức vậy nên bạn nào học chuyên sau sẽ được các thầy/cô hướng dẫn làm chi tiết, và các bạn cũng phải bỏ công sức ra làm, đôi lúc cũng sẽ phải bỏ tiền túi ra. Thông thường để làm ra thì tốn rất nhiều thời gian, 6 tháng đến 3 năm hoặc hơn:)) Trong thời gian đó chắc các bạn cũng phải thất bại tầm 10 - 20 lần:)) 1 lần chắc cũng mất 1 - 2 tháng (Cái này mình chỉ nói vui nha, vậy nên là nó có thật đấy).

Hiện nay có tới 4 thế hệ pin mặt trời khác nhau:

- Thế hệ thứ 1: Họ dùng vật liệu silicon để làm và silicon phải có độ tinh khiết đến độ 99,999%. Nó có tên khác là Pin Mặt Trời Đơn Tinh Thể ( Monocrystalline Solar Panels). Để tạo ra 1 tấm như vậy thì họ phải tập hợp rất nhiều các tế bào quang điện, và họ dùng cát để tạo ra, tất nhiên thì trước đó phải biến đổi cát thành tinh thể silicon tinh khiết 99,999%.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/monocrystalline-solar-cells-polycrsytalline-panels-also-known-as-multicrystalline-1643866684_1024.png

- Thế hệ thứ 2: Họ dùng silic rất mỏng, cõ 200 micromet nhưng rất cứng và giòn. Nó còn có tên gọi khác là Pin Mặt Trời Màng Mỏng (Thin-Film Solar Cell == Thin-Film Photovoltaic). Vì tính chất mỏng, nhẹ, dẻo, dễ uốn nên thường có thể dán nó trên cửa sổ, kính những toà nhà cao tầng, mái ngói hay các lại giá đỡ. Tuy nhiên hiệu suất của thế hệ này khá thấp, chỉ vào khoảng 7 - 12%. Pin Mặt Trời thế hệ 1 cải tiến có hiệu suất từ 15 - 20%, cao gấp đôi.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/thin-film-solar-panel-most-suitable-for-applications-with-large-rooftops-or-wide-open-spaces-1643867077_1024.jpg

- Thế hệ thứ 3: Đây là thế hệ rất khác so với 2 người tiền nhiệm, họ dùng các hạt tinh thể nano siêu nhỏ như Nano Silic,... hoặc các chấm lượng tử như PdSe, CdTe, PbS,... Ở thế hệ thứ 3 này có rất nhiều loại khác nhau như Pin quang điện hoá (PEC), Pin Polymer, Pin lai hoá giữa tinh thể nano/Hữu cơ (Kết hợp giữa tinh thể nano và Polymer), Pin Mặt Trời Chấm Lượng tử (Quantum Dots Solar Cell - QDSC).

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/origin-1643867416_1024.jpg

- Thế hệ thứ 4: Đây là thế hệ cải tiến hơn thế hệ thứ 3, đây được gọi là Pin Mặt Trời Nano Composite. Vật liệu Graphene được xem là loại vật liệu hiện đang được nghiên cứu để nâng cao hiệu suất cho nhiều ứng dụng khác nhau. Nhóm chuyên gia tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM vừa chế tạo thành công pin mặt trời chất màu nhạy quang có sử dụng vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene làm điện cực catot và anot. Pin có khả năng cải thiện hiệu suất hơn 20% so với pin dùng vật liệu Pt và TiO2 truyền thống, đồng thời giảm đáng kể lượng vật liệu Pt và TiO2 sử dụng. Đây là nguyên lý hoạt động của Pin Mặt Trời DSSC.

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/21021554116633853-1643867692_1024.png

Tuy nhiên nhược điểm của 2 thế hệ sau là hiệu suất vẫn kém hơn so với dùng silicon trên nên Wafer. Do dùng Polymer nên cũng dễ bị thoái hoá theo thời gian, làm giảm hiệu suất.

Đây là hình ảnh thể hiện hiệu suất và sự phát triển của pin mặt trời qua các năm (các bạn chịu khó phóng to ra nhìn nhé vì ảnh này tập hợp rất nhiều nên nó phải bị thu nhỏ chữ và nhiều thứ khác).

https://cdn.noron.vn/2022/02/03/8745394315001502-1643868150_1024.png

Trong hình các bạn có thể thấy rõ, vào năm 2019 thì hiệu suất của pin mặt trời đã lên tới 47,1% là pin mặt trời 4 lớp bán dẫn, NREL( 6-J, 143x). Vào năm 2021 cũng có rất nhiều loại pin mới được ra đời, tuy nhiên hiệu suất của nó lại thấp hơn rất nhiều. Hiện các loại pin mặt trời các bạn thấy bán đại trà trên thị trường là các loại pin mặt trời thế hệ 1 và 2, vì hiện tại 2 thế hệ này là dễ chế tạo nhất và giá thành cũng rẻ hơn, hiệu suất cỡ 15 - 20%, cao nhất là 25%, thông thường chỉ cần 20% là các bạn đã tiết kiệm được cả triệu tiền điện mỗi tháng, tuy nói rẻ nhưng thật sự không hề rẻ, nó chỉ rẻ so với mặt bằng chung của các loại pin mặt trời thôi. Các loại pin mặt trời thế hệ 3 và 4 thì số tiền bỏ ra để chế tạo rất là cao nên họ chưa dám làm kinh tế lớn cho 2 loại này, và vì 2 loại này cũng rất tốn thời gian để chế tạo, đồng thời độ ổn định của 2 loại này chưa thật sự hoàn thiện để có thể làm kinh tế lớn, hiện tại 2 loại này các bạn có thể mua để dùng nhưng các bạn có dám bỏ ra hàng trăm triệu mỗi 3 - 4 tháng để bảo trì nó không, cái này tiền bảo trì thôi chứ tiền chế tạo và lắp ráp cho toàn 1 chung cư hay 1 căn biệt thự, thậm chí là 1 khu vực dân cư xem, ồ cả số tiền bỏ ra lắp khá là "ít":)) Cứ mỗi 1% hiệu suất tăng thêm thì thế giới sẽ tiết kiệm thêm 1 tỷ kWh, hãy tưởng tượng 1 thế giới dùng pin mặt trời hiệu suất 50% xem:)) Tiết kiệm tiền điện thì nhiều nhưng tiền lắp ráp cũng đủ để thế giới này bạo loạn vì lý do, môi trường, kinh tế, thực phẩm, khu vực sống,...:)) Pin Mặt Trời rất độc hại, nó chỉ thân thiện với môi trường khi sử dụng, còn chế tạo thì không thân thiện 1 tý nào cả, nó có thể phá huỷ cả 1 môi trường sống

Từ khóa: 

điện mặt trời

,

pin mặt trời

,

năng lượng

,

tương lai

,

khoa học

tuy bác nói bài viết ngắn nhưng nó vẫn dài @@. Cơ mà cuốn quá nên tui vẫn ngồi đọc hết. Cám ơn những chia sẻ của bro

Trả lời

tuy bác nói bài viết ngắn nhưng nó vẫn dài @@. Cơ mà cuốn quá nên tui vẫn ngồi đọc hết. Cám ơn những chia sẻ của bro