Quá trình du nhập và phát triển Kito vào Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giáo sĩ đầu tiên xuất hiện trên Bán Đảo Triều Tiên là Greigrio de Sespedes, giáo sĩ Dòng Tên, người đã theo quân đội Nhật trong chiến dịch Bunroku- Keicho vào 1593 theo yêu cầu của lãnh chúa Konishi Yukinaga, một con chiên sùng đạo . Tuy nhiên chỉ được phép thực hiện các nghi lễ Kito giáo mà không được phép truyền giáo cho người Hàn. Lãnh chúa Konishi nhận Julia Atame, cô gái Triều Tiên về làm con nuôi và Julia được giáo dục theo cách của lãnh chúa Konishi, được làm lễ rửa tội. Và có nhiều ý kiến cho rằng đó là con chiên đầu tiên trong lịch sử Kito giáo Triều Tiên. Một thập niên sau, vào 1603, Yi Kwangjong (Lý Quang Chung), một nhà ngoại giao người Hàn trở về từ Bắc Kinh, đã mang theo một tấm bản đồ thế giới và một vài cuốn sách thần học của Matteo Ricci . Ông phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Những quyển sách của Ricci ngay tức khắc gây ra những tranh luận học thuật. Vào đầu thế kỷ 17, Yi Sugwang, một học giả cung đình, và Yu Mongin, một quan thượng thư, đã viết những bài phê bình gay gắt chỉ trích các tác phẩm của Ricci. Vào thế kỷ 18, những người trí thức muốn khám phá đã tiếp xúc với đạo Kitô ở Bắc Kinh và lén lút truyền bá nó về nước. Năm 1758 vua Yeongjo của Joseon chính thức cấm đạo Kito. Nhưng năm 1785, Kito lại được Yi Seung-hun cổ xúy. Có thể nói Kito giáo ở Hàn Quốc là “sự truyền bá tự phát” việc tự nghiên cứu và yêu cầu gửi người truyền giáo…, cho nên đã trải qua quá trình đặc biệt, không có trường hợp tương tự trên toàn thế giới. Triều đình theo Nho giáo vốn không dung thứ cho lòng trung thành với các đối thủ, đã xử tử hình những người cải đạo. Vì thế Hàn Quốc mới có số người tử vì đạo lớn, đưa nước này xếp thứ tư toàn cầu về số lượng các thánh . Lúc đó, triều đình Chosun vẫn giữ chính sách bế quan tỏa cảng nên tín đồ đạo Thiên chúa được xem chính là những người thử thách đối với các chính sách quốc gia đó. Bởi những người theo Công giáo cho rằng mối quan hệ giữa người với Chua trời là bình đẳng, trong khi đó triều đình Chosun vẫn theo Nho giáo coi trọng thiên tử vì vậy triều đình đã thực hiện nhiều chính sách đẻ ngăn chặn sựu phát triển của Công gíao nhiw đốt các sách báo, cấm truyền đạo... Và thực hiện các cuộc bách hại. Nhiều người đã chịu tử đạo trong các cuộc bách hại vào thế kỷ XIX. Giới quý tộc Joseon xem tôn giáo mới như một ảnh hưởng đưa tới lật đổ cho nên đã sớm bắt bớ những người theo đạo này, mà đỉnh cao là cuộc bách hại năm 1866, trong đó 8.000 người Công giáo trên khắp đất nước đã bị thiệt mạng, kể cả 9 linh mục nước ngoài.
Trả lời
Giáo sĩ đầu tiên xuất hiện trên Bán Đảo Triều Tiên là Greigrio de Sespedes, giáo sĩ Dòng Tên, người đã theo quân đội Nhật trong chiến dịch Bunroku- Keicho vào 1593 theo yêu cầu của lãnh chúa Konishi Yukinaga, một con chiên sùng đạo . Tuy nhiên chỉ được phép thực hiện các nghi lễ Kito giáo mà không được phép truyền giáo cho người Hàn. Lãnh chúa Konishi nhận Julia Atame, cô gái Triều Tiên về làm con nuôi và Julia được giáo dục theo cách của lãnh chúa Konishi, được làm lễ rửa tội. Và có nhiều ý kiến cho rằng đó là con chiên đầu tiên trong lịch sử Kito giáo Triều Tiên. Một thập niên sau, vào 1603, Yi Kwangjong (Lý Quang Chung), một nhà ngoại giao người Hàn trở về từ Bắc Kinh, đã mang theo một tấm bản đồ thế giới và một vài cuốn sách thần học của Matteo Ricci . Ông phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Những quyển sách của Ricci ngay tức khắc gây ra những tranh luận học thuật. Vào đầu thế kỷ 17, Yi Sugwang, một học giả cung đình, và Yu Mongin, một quan thượng thư, đã viết những bài phê bình gay gắt chỉ trích các tác phẩm của Ricci. Vào thế kỷ 18, những người trí thức muốn khám phá đã tiếp xúc với đạo Kitô ở Bắc Kinh và lén lút truyền bá nó về nước. Năm 1758 vua Yeongjo của Joseon chính thức cấm đạo Kito. Nhưng năm 1785, Kito lại được Yi Seung-hun cổ xúy. Có thể nói Kito giáo ở Hàn Quốc là “sự truyền bá tự phát” việc tự nghiên cứu và yêu cầu gửi người truyền giáo…, cho nên đã trải qua quá trình đặc biệt, không có trường hợp tương tự trên toàn thế giới. Triều đình theo Nho giáo vốn không dung thứ cho lòng trung thành với các đối thủ, đã xử tử hình những người cải đạo. Vì thế Hàn Quốc mới có số người tử vì đạo lớn, đưa nước này xếp thứ tư toàn cầu về số lượng các thánh . Lúc đó, triều đình Chosun vẫn giữ chính sách bế quan tỏa cảng nên tín đồ đạo Thiên chúa được xem chính là những người thử thách đối với các chính sách quốc gia đó. Bởi những người theo Công giáo cho rằng mối quan hệ giữa người với Chua trời là bình đẳng, trong khi đó triều đình Chosun vẫn theo Nho giáo coi trọng thiên tử vì vậy triều đình đã thực hiện nhiều chính sách đẻ ngăn chặn sựu phát triển của Công gíao nhiw đốt các sách báo, cấm truyền đạo... Và thực hiện các cuộc bách hại. Nhiều người đã chịu tử đạo trong các cuộc bách hại vào thế kỷ XIX. Giới quý tộc Joseon xem tôn giáo mới như một ảnh hưởng đưa tới lật đổ cho nên đã sớm bắt bớ những người theo đạo này, mà đỉnh cao là cuộc bách hại năm 1866, trong đó 8.000 người Công giáo trên khắp đất nước đã bị thiệt mạng, kể cả 9 linh mục nước ngoài.