Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống vào một giai đoạn lịch sử sôi động, ông sáng tác văn thơ với một số lượng tương đối lớn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay chưa phải là tất cả sự nghiệp văn chương của ông mà một số đã thất lạc hoặc chỉ còn lại cái tên. Trong toàn bộ các sáng tác đó, quan niệm văn học của ông đã được thể hiện một cách sinh động. - Trước hết, quan niệm sáng tác của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông thể hiện rõ rằng văn của ông trước nhất là dùng ngòi bút để chiến đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân, dùng ngòi bút để đánh giặc. Quân trung từ mệnh tập là một áng văn mang một sức mạnh mãnh liệt như thế. Như trong Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – đầu thế kỷ XVIII) tác giả Đinh Gia Khánh đã viết: “Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.”. Sức chiến đấu mạnh mẽ của Nguyễn Trãi thể hiện qua nội dung của các bài văn thuộc Quân trung từ mệnh tập ở chỗ ông luôn nhấn mạnh vào nhân nghĩa. Ông cho rằng “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Thư trả lời Phương Chính – Bài 8); hay “Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. …” (Thư trả lời Phương Chính – Bài 5)… - Đi với tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân đó, Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu ái", ông muốn cống hiến tất cả tấm lòng, sức lực cho đất nước, nó thôi thúc trong con người ông không lúc nào nguôi: - Tư tưởng bao trùm của Nguyễn Trãi vẫn là tư tưởng Nho giáo và có sự hòa trộn với các tư tưởng truyền thống. Có lẽ phần nào đó vì lý do này mà trước hết Nguyễn Trãi quan niệm “Văn dĩ tải đạo”. Ông cho rằng, làm văn thơ là để truyền tải đạo lý, dạy dỗ con người, văn chương phải tham gia vào công cuộc giáo hóa, phải có ích cho trong tổ chức xã hội, quản lý đất nước, giáo dục con dân. - Con người ấy bao giờ cũng nghĩ cho đất nước, cho nhân dân, và cũng vì thế mà đến khi về ở ẩn, Ức Trai Nguyễn Trãi cũng chưa bao giờ quên đi nỗi niềm ấy. Dành cả đời mình lo cho nước, cho dân, đến khi đã già lui về ở ẩn, ông cũng chỉ ước mong một ngày giặc được dẹp yên, ông có thể sống một cuộc đời thanh cảnh, an nhàn. - Là một anh hùng dân tộc, cũng là một nhà đại văn hóa, Nguyễn Trãi thực sự đã có công rất lớn trong sự nghiệp cứu nước vĩ đại cùng với những bài học sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước, thương nhân dân, dũng cảm chiến đấu cho chính nghĩa đến cùng.
Trả lời
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống vào một giai đoạn lịch sử sôi động, ông sáng tác văn thơ với một số lượng tương đối lớn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay chưa phải là tất cả sự nghiệp văn chương của ông mà một số đã thất lạc hoặc chỉ còn lại cái tên. Trong toàn bộ các sáng tác đó, quan niệm văn học của ông đã được thể hiện một cách sinh động. - Trước hết, quan niệm sáng tác của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông thể hiện rõ rằng văn của ông trước nhất là dùng ngòi bút để chiến đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân, dùng ngòi bút để đánh giặc. Quân trung từ mệnh tập là một áng văn mang một sức mạnh mãnh liệt như thế. Như trong Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – đầu thế kỷ XVIII) tác giả Đinh Gia Khánh đã viết: “Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.”. Sức chiến đấu mạnh mẽ của Nguyễn Trãi thể hiện qua nội dung của các bài văn thuộc Quân trung từ mệnh tập ở chỗ ông luôn nhấn mạnh vào nhân nghĩa. Ông cho rằng “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Thư trả lời Phương Chính – Bài 8); hay “Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. …” (Thư trả lời Phương Chính – Bài 5)… - Đi với tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân đó, Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu ái", ông muốn cống hiến tất cả tấm lòng, sức lực cho đất nước, nó thôi thúc trong con người ông không lúc nào nguôi: - Tư tưởng bao trùm của Nguyễn Trãi vẫn là tư tưởng Nho giáo và có sự hòa trộn với các tư tưởng truyền thống. Có lẽ phần nào đó vì lý do này mà trước hết Nguyễn Trãi quan niệm “Văn dĩ tải đạo”. Ông cho rằng, làm văn thơ là để truyền tải đạo lý, dạy dỗ con người, văn chương phải tham gia vào công cuộc giáo hóa, phải có ích cho trong tổ chức xã hội, quản lý đất nước, giáo dục con dân. - Con người ấy bao giờ cũng nghĩ cho đất nước, cho nhân dân, và cũng vì thế mà đến khi về ở ẩn, Ức Trai Nguyễn Trãi cũng chưa bao giờ quên đi nỗi niềm ấy. Dành cả đời mình lo cho nước, cho dân, đến khi đã già lui về ở ẩn, ông cũng chỉ ước mong một ngày giặc được dẹp yên, ông có thể sống một cuộc đời thanh cảnh, an nhàn. - Là một anh hùng dân tộc, cũng là một nhà đại văn hóa, Nguyễn Trãi thực sự đã có công rất lớn trong sự nghiệp cứu nước vĩ đại cùng với những bài học sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước, thương nhân dân, dũng cảm chiến đấu cho chính nghĩa đến cùng.