Quang Trung và những điều cần suy ngẫm lại

  1. Lịch sử

Tôi đã từng viết về Gia Long, vậy đề tài tiếp theo chắc chắn là Quang Trung.
Một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự; có lẽ chúng ta đã nghe quá nhiều về ông; nhưng liệu rằng nghe rồi có hiểu về ông?Tôi nghĩ có lẽ là không.
Nói về Quang Trung thì nên bắt đầu từ đâu; thành tựu chăng, cái đó nhiều người nói quá rồi; vậy hãy thử bàn về những thiếu sót hay những điều Quang Trung chưa làm được.
Về chính trị văn hoá xã hội; có thể nói triều Quang Trung có rất nhiều cố gắng nhưng chưa đủ và những mong muốn của ông đã không thể thành sự thực. Lập Sùng Chính viện, dùng chữ Nôm để củng cố nên quốc học; mục đích thì rất đúng nhưng thành quả lại chưa đạt được, vì cách thức áp dụng chưa phù hợp, nhất là với một đất nước có nền văn hoá giáo dục Hán học lâu đời như Đại Việt bấy giờ. Hay cho dỡ các chùa quán mà chỉ xây một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ huyện để làm Phật giáo thêm tôn nghiêm, các bậc tăng đạo có nơi tu hành; nhưng lại vô tình phá huỷ văn hoá, kiến trúc chùa chiền độc đáo rực rỡ thời kỳ Lê Mạc.
Mong muốn lấy lại đất Lưỡng Quảng; mộng ước ấy của Quang Trung có thành không khi đối thủ của ông chính là nhà Man Thanh cùng vị vua Càn Long nổi tiếng với tư duy chinh phục bình định. Đại Việt mới bước đầu yên ổn; trái phải trước sau đều có những thế lực phân chia thì Quang Trung đã thống nhất được đất nước hoàn toàn chưa. Bản thân ông còn phải lo sự chia rẽ giữa mình với Thái Đức; trong đã thế, ngoài sao bình ổn.
Đội quân của người anh hùng áo vải tuy thiện chiến với những tướng quân tài ba mưu lược, vũ khí được trang bị tối tân nhưng lực lượng và xuất thân không thống nhất; đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cảnh nội bộ lục đục sau này.
Về bản thân vị vua ấy; có đôi điều tôi muốn nói với các bạn. Quang Trung đáng ngưỡng mộ, nhưng cuộc đời ông không phải không có vết nhơ. Khi tấn công Phú Xuân, quân Tây Sơn đã cho người quật phá lăng mộ chín người chúa Nguyễn- những người có công mở đất phương Nam; đó cũng là một lý do khiến sau này Gia Long trả thù Tây Sơn tàn bạo:”Ta vì chín đời mà trả thù”. Ông cũng đã bí mật cho người đánh chìm đoàn thuyền trở về Bắc của danh sĩ Bắc Hà Trần Công Xán trên biển khi vào Phú Xuân bàn định xin trả lại đất Phú Xuân. Khi tiến ra Bắc, Bắc Bình Vương từng có ý thay ngôi nhà Lê nhưng bị các cựu thần phản đối nên đành thôi.
Tất cả những gì tôi viết; không phải vì bôi nhọ ngài, mà chỉ muốn giúp chúng ta có thêm cái nhìn đa chiều về con người anh hùng ấy. Tôi thần tượng Gia Long và cũng kính trọng Quang Trung- hai vị tiền nhân nước Việt. Hỡi Quang Trung hoàng đế, xin ngài hãy thứ tội nếu con có lời mạo phạm.
“Lịch sử không có đúng sai, Lịch sử phụ thuộc những góc nhìn.”
Từ khóa: 

lịch sử

Ông này đánh trận giỏi, trị nước tài, nhưng không biết cách truyền thừa lưu giữ :v Mình ông cầm lái hết các tài tướng nên có thể bách chiến bách thắng, cũng vì vậy mà khi ông ngã xuống, con nhỏ thì bị quyền thần điều khiển, triều thần thì minh tranh ám đấu, triều chính suy bại.

Mình không thích Quang Trung lắm, phần vì ông được mọi người ca tụng quá nhiều và đa số những người ca tụng đó thì hết lời chửi rủa Gia Long. Thêm cả mình có nhiều nghi vấn về việc xích mích giữa các anh em, mộ của chín đời chúa Nguyễn bị đào lên, Hội An tan nát nên không mấy thiện cảm :3

Trả lời

Ông này đánh trận giỏi, trị nước tài, nhưng không biết cách truyền thừa lưu giữ :v Mình ông cầm lái hết các tài tướng nên có thể bách chiến bách thắng, cũng vì vậy mà khi ông ngã xuống, con nhỏ thì bị quyền thần điều khiển, triều thần thì minh tranh ám đấu, triều chính suy bại.

Mình không thích Quang Trung lắm, phần vì ông được mọi người ca tụng quá nhiều và đa số những người ca tụng đó thì hết lời chửi rủa Gia Long. Thêm cả mình có nhiều nghi vấn về việc xích mích giữa các anh em, mộ của chín đời chúa Nguyễn bị đào lên, Hội An tan nát nên không mấy thiện cảm :3

Thời đó nếu không sắt máu như Nguyễn Huệ thì khó làm chuyện lớn. Lỗi của ông là đã ra tay triệt hạ dòng họ người ta mà không thể làm cho trót thì khó tránh khỏi tai vạ về sau.