[Review Sách] VÀO TRONG BÓNG TỐI (Journey into Darkness)

  1. Phim ảnh

  2. Sách

  3. Tâm lý học

Đau lòng và hấp dẫn là hai từ mà mình dành cho cuốn sách Vào trong bóng tối (Journey into Darkness)Là phần hai của Kẻ săn suy nghĩ (Mindhunter), John Douglas tiếp tục kể lại một số vụ án giết người kinh hoàng mà ông đã giúp điều tra, tập trung vào các nạn nhân và gia đình của họ (chủ yếu liên quan đến trẻ em và tình dục). Đó là những câu chuyện đầy ám ảnh, về động của những vụ án mạng và sau đó là sự căng thẳng, đau buồn đi kèm với các thủ tục pháp lý phức tạp, rắc rối

https://cdn.noron.vn/2024/03/28/42332138207497520-1711634593.jpg

---

Là cựu đặc vụ FBI, John Douglas có nhiều kinh nghiệm trong phân tích điều ra tội phạm và cả về khoa học hành vi, như cách ông nói: “Việc đầu tiên tôi phải làm là giải thích cho nhóm truy tố một vài điều mà tôi và các đồng nghiệp đã học được trong những năm đấu tranh với tội phạm ở khía cạnh nghiên cứu hành vi, cũng như cái giá mà chúng tôi phải trả để học được chúng.” Điểm mình ấn tượng nhất đó là Douglas đã đưa ra lời kêu gọi thuyết phục rằng quyền của nạn nhân phải được ưu tiên hơn trong hệ thống pháp luật, đồng thời nhấn mạnh rõ ràng ông không ủng hộ việc tước bỏ bất kỳ quyền nào của những người bị buộc tội. Và dù khái niệm về sự thật và công lí của chúng ta có cao quý đến đâu, cho dù chúng ta diễn đạt chúng bằng những cụm từ hay ho cỡ nào, thì hệ thống tư pháp hình sự có hai mục tiêu cơ bản: giải oan cho người vô tội và trừng phạt kẻ có tội.

https://cdn.noron.vn/2024/03/28/5115113333169-1711634618.jpg

---

Sách khá dày, gần 400 trang nhưng khi bạn đọc một cách chậm rãi, “ngấu nghiến” từng chữ thì lại không muốn kết thúc nó. Có thể nói, qua những vụ án mà Douglas kể lại đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc, hấp dẫn về thế giới đen tối của điều tra tội phạm. Khi vai trò trong một vụ án đã xong, đối với người ngoài cuộc thì cố gắng loại ra khỏi đầu chân dung kẻ thủ ác, song vấn đề là ta không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi tâm trí nạn nhân, nỗi đau, nỗi ám ảnh cứ còn mãi. So với phần một - Kẻ săn suy nghĩ thì Vào trong bóng tối đề cập những vụ án phức tạp hơn, cấp cao hơn, có nhiều phân đoạn liên quan đến thủ tục pháp lý, điều này làm mình thấy kém thu hút hơn so với cuốn trước của tác giả. Bên cạnh đó, các vụ án sau giữa những năm 90 vẫn còn là một ẩn số, khiến mình tò mò và phải tra cứu thêm thông tin trên Internet. Nhưng nhìn chung, đây là một tác phẩm đáng đọc cho những ai là fan của tâm lý học tội phạm.

Mời bạn đi cùng John Douglastrong hành trình đi vào bóng tối.

——

Thank you for reading!

Review & Photos by @Thu Hồng Hoàng.

Từ khóa: 

tâm lý học tội phạm

,

review sách

,

book review

,

phim ảnh

,

sách

,

tâm lý học