Rồng (Dragon) trong lịch sử - văn hóa Đông - Tây?

  1. Lịch sử

Trong lịch sử - văn hóa phương Đông và phương Tây đều tồn tại hình tượng Rồng / Long (Dragon). Tuy nhiên, quan niệm về hình tượng rồng ở 2 nơi là không giống nhau. Có thể nhận thấy những điểm khác biệt như sau:

Rồng phương Tây có 4 chân và 2 cánh._/_ Rồng phương Đông thường chỉ có 4 chân mà không có cánh.

Rồng phương Tây thường hiện ra vẻ hung dữ._/_ Rồng phương Đông thường toát lên vẻ quyền uy.

Rồng phương Tây thường phun ra lửa._/_ Rồng phương Đông thường thiên về nước.

Rồng phương Tây đẻ ra trứng, sau trứng lại nở ra rồng._/_ Rồng phương Đông có 9 đứa con, nhưng tất cả 9 đứa đều không phải là rồng.

Rồng phương Tây mê vàng._/_ Rồng phương Đông mê quyền lực.

Phương Tây: Giết được rồng thì sẽ trở thành anh hùng - hiệp sĩ._/_ Phương Đông: Giết được rồng thì có thể sẽ trở thành rồng (vua) hoặc mang họa.

Rồng phương Tây làm tổ trong hang._/_ Rồng phương Đông thường thích nơi ẩm, nước: ao, hồ, biển, mây.

Rồng phương Tây có khi bị xem là hiện thân của quỷ._/_ Rồng phương Đông thường được xem là hiện thân của thần. (Vậy nên gần đây xuất hiện Hội Thánh Của Đức Chúa Trời Mẹ nói rằng "thờ rồng là thờ quỷ" thì đừng có tin theo nhé)

Tây chê rồng phương Đông là giun mọc chân._/_ Đông chê rồng phương Tây là thằn lằn chửa mọc cánh.

Rồng phương Tây thường được mô tả như là dạng võ biền, "hữu dũng vô mưu". Có sức mạnh nhưng lại thiếu thông minh. Chính vì vậy mà rồng thường hay thất bại trong các cuộc đối đầu với anh hùng - hiệp sĩ._/_ Rồng phương Đông rất được đề cao. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Tào Tháo khi ngồi uống rượu luận anh hùng với Lưu Bị đã nói về sự biến hóa của rồng: "Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu mình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì lẩn núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như là người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời..."

Những điểm khác biệt trên đã đúng chưa và còn điều gì thêm nữa không?

Từ khóa: 

,

lịch sử

Cá nhân mình thấy rồng phương đông đúng là giống con giun (hoặc con rắn) có chân thật =)), nhìn rồng phương tây hoành tráng hơn.

Rồng phương Đông là thần thú, đứng trong top đầu ngang với bạch hổ, chu tước, huyền vũ trên cả các thể loại dị thú như đào ngột, thao thiết, côn bằng. Do đó rồng cũng là đại diện cho quyền lực tuyệt đối, chỉ có vua được mặc áo có in hình rồng, thành phần khác cố tình mặc vào thì cả tộc sẽ được đưa vào luân hồi sớm. Và ko có vụ giết rồng thì thành vua nhé, có 1 thanh niên giết rồng rút gân, sau đó phải tự lóc xương lóc thịt để tạ tội. Trong truyện tiên hiệp/ huyễn huyễn... long tộc gần như luôn luôn có vị trí top, giết thành viên long tộc sẽ gặp phải vô hạn đuổi giết.

Rồng phương Tây thì đại biểu cho dục vọng tham lam, rồng phương Tây thích vàng bạc châu báu nên thường cướp về hang, thành 1 cái kho báu rất to như con rồng smaug trong hobbit. Giết rồng xong chiếm được kho báu thì sẽ trở thành vua hoặc ít nhất là lãnh chúa, hoặc có thể là biến thành con rồng canh kho báu luôn, hoặc là có kho báu rồi bị nguyền rủa biến thành rồng như fafnir. Rồng phương tây cũng có nhiều thể loại hơn, kiểu hydra trong thần thoại hy lạp cũng tính là rồng. Do rồng của phương tây đại diện cho tai họa nên giết được rồng là vinh quang rất lớn trở thành anh hùng kiểu Siegfried, Beowulf, Hercules, Jason (tùy bản, có bản chỉ ru ngủ chứ ko giết rồng)... có điều hình như các vị này đều ko có kết cục tốt đẹp lắm.  

Trả lời

Cá nhân mình thấy rồng phương đông đúng là giống con giun (hoặc con rắn) có chân thật =)), nhìn rồng phương tây hoành tráng hơn.

Rồng phương Đông là thần thú, đứng trong top đầu ngang với bạch hổ, chu tước, huyền vũ trên cả các thể loại dị thú như đào ngột, thao thiết, côn bằng. Do đó rồng cũng là đại diện cho quyền lực tuyệt đối, chỉ có vua được mặc áo có in hình rồng, thành phần khác cố tình mặc vào thì cả tộc sẽ được đưa vào luân hồi sớm. Và ko có vụ giết rồng thì thành vua nhé, có 1 thanh niên giết rồng rút gân, sau đó phải tự lóc xương lóc thịt để tạ tội. Trong truyện tiên hiệp/ huyễn huyễn... long tộc gần như luôn luôn có vị trí top, giết thành viên long tộc sẽ gặp phải vô hạn đuổi giết.

Rồng phương Tây thì đại biểu cho dục vọng tham lam, rồng phương Tây thích vàng bạc châu báu nên thường cướp về hang, thành 1 cái kho báu rất to như con rồng smaug trong hobbit. Giết rồng xong chiếm được kho báu thì sẽ trở thành vua hoặc ít nhất là lãnh chúa, hoặc có thể là biến thành con rồng canh kho báu luôn, hoặc là có kho báu rồi bị nguyền rủa biến thành rồng như fafnir. Rồng phương tây cũng có nhiều thể loại hơn, kiểu hydra trong thần thoại hy lạp cũng tính là rồng. Do rồng của phương tây đại diện cho tai họa nên giết được rồng là vinh quang rất lớn trở thành anh hùng kiểu Siegfried, Beowulf, Hercules, Jason (tùy bản, có bản chỉ ru ngủ chứ ko giết rồng)... có điều hình như các vị này đều ko có kết cục tốt đẹp lắm.  

Một thuyết về nguồn gốc hình tượng rồng phương đông là quá trình thống nhất các bộ lạc tại vùng đất Trung Hoa. Bắt đầu bằng một tộc có đồ đằng (cờ hiệu, biểu tượng thờ cúng) là rắn. Sau đó tộc này đánh bại bộ tộc có đồ đằng cá thì vẽ lên đồ đằng mình vảy. Đánh bại tộc hươu thì vẽ thêm sừng. Rồi cứ thế thêm vuốt ưng mắt hổ miệng cá sấu đến lúc thống nhất thì đồ đằng ra thần thú thanh long. Sau hình tượng này thành biểu tượng cho quyền lực tối cao ở phương Đông (văn hóa Đông Á xuất phát từ Trung Hoa, ko cãi được).

Còn ở phương Tây thì nguồn gốc không rõ. Biểu tượng rồng cũng chỉ mang tính tương đối, đa phần đại diện cho một chướng ngại khó khăn khó vượt qua. Với phương Tây hình tượng mang ý nghĩa biểu trưng quyền lực tương đương với rồng ở phương Đông thường là Sư với Lang. Lang thì bắt nguồn từ Attilla với Genghis Khan. Sư thì từ William the Conqueror với Richard the Lionheart. Với có bác nào biết gia tộc phương Tây mang gia huy hình rồng có tước vị cao trong lịch sử không share với.