Sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng - 10 sự thật được hé lộ khiến bạn giật mình

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Sách

SÁCH TIỀN KHÔN TIỀN DẠI Ở TAY NGƯỜI DÙNG – YUICHIRO ITAKURA
Cuốn sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng nằm trong danh sách 10 cuốn sách tài chính, Hương muốn hoàn thành trong năm 2022 này.
Trong danh sách, cuốn sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng có vẻ như là cuộc sách mỏng nhẹ dễ đọc nhất. Bởi vậy, chiều nay Hương quyết định ra hiệu sách Fahasha Vĩnh Phúc để đọc chùa.
Tại sao lại đọc chùa? Thật ra đây là thú vui nhỏ nhỏ của Hương gần đây. Những cuốn mỏng nhẹ Hương thường đọc ngay tại hiệu sách, để khiến mình tập trung đọc thật nhanh cuốn sách và nắm bắt những thông tin cần thiết. Những cuốn khác Hương vẫn đặt Tiki hoặc mua tại hiệu sách để ủng hộ người bán như bình thường. Chuyện này chúng ta sẽ bàn sau ở một dịp khác nhé.
Cầm trên tay cuốn sách mỏng nhẹ này. Các phần và chương được chia nhỏ và viết khá ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề một cách khiến bạn hơi giật thót đấy.
Giật thót ở đây không chỉ là độ thẳng thắn của tác giả Yuichiro Itakura mà còn giật thót bởi những sự thật không ngờ mà tác giả chia sẻ cho bạn đọc.
Cùng xem đó là những sự thật gì nhé!
HÉ LỘ 10 BÍ MẬT TỪ CUỐN SÁCH TIỀN KHÔN TIỀN DẠI Ở TAY NGƯỜI DÙNG 
Bí mật nào sẽ được hé lộ từ cuốn sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng?
1. QUÝ KHÁCH CÓ MUỐN TÍCH ĐIỂM KHÔNG?
Một câu nói rất quen thuộc phải không? Nhưng nó nghiễm nhiên nhận được câu trả lời CÓ của hầu hết chúng ta.
Ai cũng nghĩ rằng việc tích điểm thật có lợi biết bao. Mua hàng rồi tích điểm đổi quà hoặc có thể trừ trực tiếp vào hóa đơn lần sau. 
Thật hời!
SỰ THẬT LIỆU CÓ NHƯ VẬY?
Đây là chiêu “lấy mỡ nó rán nó” của các cửa hàng khi đưa ra chính sách tích điểm thành viên cho khách hàng mua sắm.
Phần điểm đó thực chất là số tiền của bạn bỏ ra để có được điểm đó. Nó đã được tính thêm vào giá hàng hóa để đảm bảo rằng dù bạn có được tích bao nhiêu điểm đi chăng nữa nó cũng không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận mục tiêu của các cửa hàng. Thật cao tay.
Khi bạn tích điểm, tức là bạn đang trả tiền cho một dịch vụ hoặc sản phẩm bạn sẽ mua cho tương lai tại hệ thống bán hàng đó. Bởi điểm này chỉ có thể sử dụng tại hệ thống cửa hàng đó và không có giá trị quy đổi tiền mặt.
Nhiễm nhiên, bạn đã giúp cho hệ thống bán hàng đó huy động vốn với lãi suất 0 đồng mà bạn không hay biết. Để rồi bạn càng muốn đến hệ thông đó mua hàng nhiều hơn, bởi bạn muốn tích điểm, bạn muốn số điểm của mình tăng lên sau mỗi lần mua hàng. Bạn cảm thấy vui vẻ vì mình có một món hời lớn. Cho đến một ngày bạn dùng số điểm đó để khấu trừ trên hóa đơn mua hàng, hoặc đổi chúng thành một sản phẩm, hay quà tặng nào đó của hệ thống cửa hàng.
Bạn nghĩ rằng bạn được nhận một khoản cộng thêm, nhưng chúng thực ra chính là tiền của bạn.
Nếu bạn vô tình quên mất thời hạn của số điểm tích lũy được, hệ thống cửa hàng sẽ tự động xóa toàn bộ số điểm đó đi. Nó giống như họ đã vay tiền của bạn và không trả vậy. Bạn cho rằng mất đi số điểm đó cũng không sao. Chỉ là bạn không biết, tiền của bạn đã bị lấy mất.
VẬY TÔI NÊN LÀM GÌ?
Hãy luôn tìm cách đưa số tích điểm đó về càng gần 0 càng tốt. 
Nghĩa là sử dụng chúng ngay khi có thể, đừng cố gắng tích cho thật nhiều. Đừng để các hệ thống cửa hàng đó vay tiền của bạn với giá 0 đồng, trong khi lạm phát thì mỗi ngày một tăng, tiền trong túi bạn thì bớt dẫn mỗi lần bạn cố gắng tích cho thật nhiều điểm mới.
Tôi biết, bạn có cảm giác bị dắt mũi khi biết được thông tin này. Nhưng hay lạc quan lên bởi ít nhất hôm nay bạn đã biết sự thật đằng sau câu hỏi: “Bạn có muốn tích điểm không?” của nhân viên bán hàng có ý nghĩa thật sự là gì?
Trích: Review sách "Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng" - Yuichiro Itakura
Mời bạn đọc bài review đầy đủ tại Blog Phụ Nữ Tự Do.
Bạn có thể đọc thêm về 9 sự thật khác được hé lộ qua cuốn sách này như:
2. Trả góp 0 đồng có thật là 0 đồng?
3. Người nổi tiếng là đại diện cho một sản phẩm tốt?
4. Miễn phí không phải là miễn phí
5. Đừng nhầm lẫn giữ giá thành và giá trị nữa
6. Việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng thực chất là gì?
7. Đừng bao giờ bỏ qua sức mạnh của lãi suất kép
8. Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định
9. Giảm chi phí cố định, chấp nhận tăng chi phí biến đổi
10. Đua ngựa và đầu tư chứng khoản có giống nhau?

 

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

,

sách

Sau "Marketing Du kích" rất có thể bạn Hương sẽ sáng lập ra trường phái "Review Sách Du kích" :)

Trả lời

Sau "Marketing Du kích" rất có thể bạn Hương sẽ sáng lập ra trường phái "Review Sách Du kích" :)

Cảm ơn chia sẻ của Hương. Mình lại được mở rộng thêm hiểu biết^^

Phụ nữ tự do là ko do dự.hi