Sếp trẻ nhân viên già - làm sao để dung hòa mối quan hệ này?

  1. Kỹ năng mềm

Mình đang làm việc cho một agency, môi trường khá nhiều người trẻ, trong đó có sếp mình. Mình chưa phải là nhiều tuổi lắm, nhưng cũng hơn sếp gần 20 tuổi, và đúng là khoảng cách tuổi tác đôi khi cũng là một cản trở lớn trong công việc.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Đúng nhóm mình bây giờ đây. Mình thấy team rất ok.

Thực ra là mình trẻ, sếp già hơn mình. Nhưng trong team có một anh già vãi. Sếp 30, anh ấy 40.

Mình thấy làm việc với nhân viên già hơn mình thì người sếp phải khéo léo, tránh dùng từ nặng, thể hiện được sự tôn trọng. Còn người nhân viên tuy nhiều tuổi hơn nhưng cần chuyên nghiệp, thể hiện được "thứ bậc" trong tổ chức. Mình thấy sếp và anh ấy toàn gọi anh, xưng tôi. Anh kia 40 nhưng vẫn gọi sếp là anh, hoặc gọi là sếp. Nói chung mọi người biết ý với nhau thì vẫn có thể làm việc tốt.

https://cdn.noron.vn/2020/10/05/9092944719058685-1601889619.jpg
Trả lời

Đúng nhóm mình bây giờ đây. Mình thấy team rất ok.

Thực ra là mình trẻ, sếp già hơn mình. Nhưng trong team có một anh già vãi. Sếp 30, anh ấy 40.

Mình thấy làm việc với nhân viên già hơn mình thì người sếp phải khéo léo, tránh dùng từ nặng, thể hiện được sự tôn trọng. Còn người nhân viên tuy nhiều tuổi hơn nhưng cần chuyên nghiệp, thể hiện được "thứ bậc" trong tổ chức. Mình thấy sếp và anh ấy toàn gọi anh, xưng tôi. Anh kia 40 nhưng vẫn gọi sếp là anh, hoặc gọi là sếp. Nói chung mọi người biết ý với nhau thì vẫn có thể làm việc tốt.

https://cdn.noron.vn/2020/10/05/9092944719058685-1601889619.jpg

Tôi biết nhiều trường hợp 1 người trẻ ngồi lên vị trí cao được là do có sự "lót cửa" và "ô dù, nhưng cũng nhiều trường hợp họ là những người có năng lực thật sự, cũng phải trải qua những thử thách như những nhân viên khác, có khi còn khó khăn hơn thì mới có thể trở thành sếp như vậy. Và khi họ được điều phối về lãnh đạo, đồng nghĩa với việc công ty đó đang muốn những vị sếp tiềm năng này sẽ thay đổi tình hình, và đưa công ty phát triển. Thế nhưng khi có một sự thay đổi nhỏ trong vận hành hay làm việc, người ta lại đánh giá rằng "ngựa non háu đá", họ nghi ngờ về những kế hoạch, chiến lược mà sếp triển khai, đâm ra họ sẽ làm việc một cách miễn cưỡng và khó chịu. Kết quả là tiến độ công việc châm lại, dự án không thành công hay 1 số vấn đề khác xảy ra, người ta lại có thêm lý do để nghi ngờ về khả năng lãnh lạo của sếp trẻ.

Câu chuyện công sở như thế không thiếu, nhưng quan trọng là những người gạo cội, những người lớn tuổi hơn sẽ phải hành xử như thế nào. Công tâm, dung hòa mọi thứ hay rồi lại cũng a dua? Mình nghĩ tốt nhất cứ hoàn thành tốt công việc của mình được giao, nếu có ý kiến hay vấn đề gì, cứ mạnh dạn đề xuất. Không nên làm việc theo kiểu miễn cưỡng hay khó chịu, và tuyệt đối cũng không nên nói xấu hay nghĩ xấu về sếp làm gì cả. Ai giỏi thì mình công nhận, ai kém thì mình góp ý, vậy thôi!

Có chia sẻ này trên mạng hay nè mọi người:

Hôm bỏ việc tôi chỉ thẳng mặt sếp cũ luôn: Tôi sẽ tự làm sếp của chính mình, ông sẽ phải trả giá.

https://cdn.noron.vn/2020/10/05/87043128714679660-1601889781_1024.jpg

Kết quả là tôi đi ship hàng kiêm xe ôm gặp lão sếp cũ và lão đã phải trả một cái giá thật đắt, hahaha

https://cdn.noron.vn/2020/10/05/87043128714679661-1601889840_1024.jpg

Theo mình để lên được sếp họ ắt có điều gì đó hơn người nên chúng ta cứ làm việc trên tinh thần tôn trọng nhau và tập trung vào mục tiêu chung.

Mình không thích nịnh sếp, có gì sẽ góp ý, có điều góp ý thì nên lựa chọn cách dùng từ và như mình đã nói mục tiêu là gì, để tốt lên thì thì nói, còn để thoả mãn cái tôi, để thể hiện thì thôi.

Khi xưa mình từng làm công ty mà TGĐ là con của Chủ tịch luôn, có điều cái gì cần chia sẻ vẫn cứ nên chia sẻ thui hihi.

Xếp trẻ tuổi nếu thật sự tài thì nên tôn trọng,còn nhãi danh vênh váo thì cho nó biết thế nào là trời cao đất dày