Sinh vật cổ đại - Mammuthus ??? voi ma mút ???

  1. Khoa học

Manmuthus là một chi voi lông dài cổ đại tồn tại ở 

thế Pliocen
(tức là kỷ băng hà mà chúng ta thường biết tới), vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4500 năm về trước. Lông của chúng rất dài xấp xỉ 50 cm (như thế này gọi là tóc cũng không quá đâu), không những dài mà chúng còn rất rậm nữa (như rừng Amazon í), ngà của chúng thì vừa dài lại vừa cong, có cái dài lên tới 3,5 m (khủng như thế này thì chắc ăn sẽ lọt vào mắt xanh của mấy anh buôn lậu rầu), ngoài ngà ra răng chúng cũng rất dài và cong quập vào trong, có cái dài đến 5 cm. Voi ma mút có chân sau ngắn, nên trọng tâm toàn thân dồn về phía sau, vai nhô cao, chân chỉ có 4 ngón, kém 1 ngón so với loài voi hiện đại. Mammuthus có răng lớn, sắc cạnh, thích hợp cho việc nghiền nát cỏ. Vòi của nó có hai chỗ lồi lồi giống như ngón tay, một ở phía trước và một ở phía sau, giúp chúng dễ dàng túm lấy cỏ dễ dàng. Chiều cao của chúng được ước chừng khoảng từ 3 đến 3,3 m.

Hình ảnh có liên quan

Mammuthus hay voi ma mút

ảnh minh họa: twitter.com

Mammuthus có thân hình khá đồ sộ, lộng chúng dài và rậm rạp nhìn khá hoang dã, nhưng sự thực là bộ lông dày của chúng được tiến hóa để thích nghi với khí hậu của kỷ băng hà chứ không chỉ để làm đẹp không đâu (kế bên mammuthus trên hình là em tê giác lông mượt sống cùng thời). À mà sẵn đây nói về cái tên voi ma mút, từ "ma mút" nghe nó thuần Việt hẳn hoi chứng tỏ dân ta đã biết đến voi ma mút từ cái thời nào rồi, nhưng mammuthus chưa hẳn là ma mút, bởi từ "ma mút"lại nghe gần âm hơn với từ này "

Mammut
" (tức là voi răng mấu) quan hệ của loại này với voi ma mút giống như hổ răng kiếm với loài mèo hiện đại (xem thêm ở bài Smilodon), trong khi đó mammuthus lại gần họ hàng hơn với loài voi châu Á (thuộc chi
Elephas
). Nhưng tựu chung lại thì nghe cái tên voi ma mút nó cũng hay hay, vì vậy cứ gọi tự nhiên chẳng sao cả.

Loài Mammuthus ngày nay đã tuyệt chủng, khoảng thời gian chúng biến mất khỏi thế giới này được chia thành nhiều thời điểm và nhiều khu vực. Ví dụ voi ma mút vẫn còn sống tại  

Xibia
vào 10000 năm trước, không lâu sau đó đó thì biến mất khỏi nơi này, tương tự voi ma mút cũng từng tồn tại ở 
Alaska
 vào khoảng 10000 năm trước, Một nhóm nhỏ thì còn sống ở đảo St. Paul đến 3750 TCN, một số con voi ma mút nhỏ thì vẫn sống ở 
đảo Wrangel
đến năm 1650 TCN (trong khi đó nước Văn Lang ta thành lập vào năm 2879 TCN, loài này công nhận sống dai thiệt). Nhưng dù cố gắng sống thế nào chúng vẫn bị tuyệt chủng, có một giả thuyệt mình thấy khá hợp lí nói về sự tuyệt chủng của chúng là " khoảng 12000 năm trước Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực dần tan ra làm tăng mực nước biển, thay đổi khí hậu dẫn tới rừng rú bị thay thế bằng đồng cỏ làm nơi sống của voi ma mút bị thu hẹp, từ đó dẫn tới sự tuyệt chủng của chúng", nói chung thì lời giải thích trên vẫn còn chưa hợp lý và giới khoa học vẫn đang cố gắng tìm kiếm một câu trả lời thuyết phục hơn.

P/S: À hóa thạch của chúng được tìm thấy khá nhiều trên thế giới đó nha, trong đó có Xibia, Alaska, Columbia,...

280px-ColumbianMammoth_CollegeOfEasternUtah

Phục dựng một con voi ma mút Columbia

ảnh minh họa: wikipedia

Từ khóa: 

manmuthus

,

voi ma mút

,

sinh vật cổ đại

,

kỷ băng hà

,

khoa học

Mình rất thích voi ma mút đó bạn ơi.
Trả lời
Mình rất thích voi ma mút đó bạn ơi.