So sánh Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.1 Giống nhau: Nhìn chung Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam đều có những điểm tương đồng nhất định, dựa vào những điểm tương đồng này có thể làm điểm nhấn giúp thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Các điểm tương đồng tương đối nhiều, nhưng ta chỉ xét đến các yếu tố nổi trội sau: Thứ nhất, Phật giáo dân tộc là sự tổng hợp và tiếp biến các yếu tố ngoại lai và bản địa. Phật giáo đa tông phái. Để truyền bá và hội nhập thành công thì Phật giáo đã tiếp nhận nhiều các yếu tố bản địa. tại mỗi nước Phật, Bồ Tát, La Hán dần được đồng nhất với những vị thần truyền thống có thể cứu độ chúng sinh thoát khỏi tai ương. Ví dụ, thần ở Nhật Bản và Tứ pháp ở Việt Nam, đều có thể làm nên mây mưa, sấm, chớp, để mùa màng tốt tươi. Phật tổ ở cả hai nước đều được gọi bằng những cái tên gần gũi: Ví dụ ở Việt Nam gọi Phật Di lặc là Phật nhịn mặc để ăn, Phật Tuyết Sơn: Phật nhịn ăn để mặc, Phật Thích Ca: Bụt “ốc”… Ở mỗi nước, Phật Tổ được hóa thân thành các Phật Tổ bản địa,Ví dụ: Thái tử Shotoku trở thành Phật tổ ở Nhật Bản, còn ở Việt Nam Man Nương hóa Phật vào Thạnh Quang. Ngoài Phật tổ Thích ca, trong chùa còn thờ cúng các vị thần khác. Ví dụ ở Việt Nam, trong chùa còn thờ cúng cả Mẫu Liễu Hạnh, Thần Hộ Pháp… Giao lý Phật giáo của cả hai nước cũng có sự kết hợp giữa các yếu tố ngoại lai và bản địa Việt Nam ngày xưa đã có những cố gắng không ngừng để dựng nên những giáo lý đặc biệt cho Phật gíao Việt Nam. Ngộ Ấn thiền sư đã xướng thuyết "Tam Bản", Cứu Chỉ thiền sư chủ trương thuyết "Tâm Pháp Nhất Như", Viên Chiếu thiền sư viết những sách Tân Viên Giác Kinh, Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu chứng đạo tràng, sáng tácTham Ðồ Biểu Quyết và Dược Sư Thập Nhị Nguyên Văn mà các sư tăng đời Tống bên Tàu đã bái phục mà rằng:" Ðây mới thực là Phật sống xuất hiện ở phương Nam, mỗi lời nói ra thành kinh như thế này." Giác Hoàng Ðiều Ngự đã sáng lập một phái thiền tông hoàn toàn Việt Nam: Ðó là phái Trúc Lâm Yên Tử. Còn ở Nhật Bản, hai tông phái Thiên Thai Tông và Chân Ngôn Tông khuyến khích Tu nghiệm đạo (Sugen-do). Đó là một nghi thức tu hành thực hiện trên núi trên cơ sở kết hợp nhiều tín nguỡng dân gian, Thần đạo, Phật giáo, Lão giáo và cả Âm duơng gia, thậm chí kết hợp cả một số đặc trưng cúa Khổng giáo. Sự kết hợp giữa Thiền- Tịnh- Mật ở các tông phái của Phật giáo có thể coi là nét tuơng đồng đặc trưng giữa Phật giáo của Nhật Bản và Việt Nam. Đạo Phật ở cả Nhật Bản và Việt Nam đều nuơng nhờ vào tôn giáo bản địa để truyền bá và du nhập, và từ đó gắn bó và bổ sung thêm cho tín ngữong bản địa. Ở cả hai nuớc những nghi lễ liên quan đến chu kỳ sống của đời ngưòi như hôn lễ, lễ thanh minh, lễ Vu lan, tang ma, nhất là nghi lễ thờ cúng tổ tiên… đều có những nghi lễ Phật giáo. Hay hầu hết các tập tục của Phật giáo đều có nội dung thờ cúng tổ tiên. Như các nghi lễ phóng sinh, ăn chay trên chùa vào những ngày rằm, Phật đản, Vu lan… đều có ý nghĩa tuởng nhớ tổ tiên, giáo chủ… Mặt khác, tính thiện Phật đuợc giáo dục lồng ghép với lòng tôn kính truyền thống cho con cháu. Ngoài các nét tiêu biểu như đã nói ở trên. Sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngữong bản địa còn thể hiện trong sự coi trọng “mẫu hệ”, không hạ thấp vị trí của phụ nữ. Chẳng hạn, tại các ngôi chùa không chỉ thờ Phật ông mà còn thờ Phật bà. Ở Ấn Độ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát là đàn ông thì ở Nhật Bản và Vịêt Nam là đàn bà và trở thành biểu tuợng của phụ nữ Phật Bà Quan Âm. Cả Nhật Bản và Việt Nam đều coi “Tam giáo đồng nguyên” là nền tảng tư tuởng chung. Niềm tin Phật giáo thưòng đan xen với Nho gíao và Lão giáo. Đó là sự kết hợp giữa luân thuờng đạo lý Nho giáo, có đức tin vào các hiện tưọng may và không may theo đạo Lão, các lễ hội dân gian, đám tang thì đuợc tiến hành trong chùa và nghi lễ hoả tang của Phật giáo. Trong nhiều nghi ta có thể thấy rõ đuợc sự kết hợp thú vị giữa tam giáo này. Ví dụ, hôn lễ ở cả Vịêt Nam và Nhật Bản, truớc khi tiến hành hôn lễ sẽ lựa chọn ngày đẹp, tránh ngày xấu để tổ chức. Truớc ngày hôn lễ cô dâu cầu xin sự phù hộ của các vị Phật, Bồ Tát trong một ngôi chùa hoặc ngôi đền. =>Nguyên nhân: Ngay từ đầu, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản đều không chỉ dựa vào Phật Tổ Ấn Độ (Phật A Di Đà), mà có thêm những vị Phật tổ của riêng dân tộc mình. Những vị Phật tổ đó có khả năng cứu độ chúng sinh thoát khỏi những tai ương mà Phật tổ Ấn Độ chưa làm được (Ví dụ: cầu mưa, cầu cho ruộng lúa tốt tươi…). Sự tiếp nhận Phật giáo của hai nước đều qua quá trình tiếp thu, tích hợp các yếu tố bản địa và các yếu tố ngoại nhập của các tôn giáo khác (Nho giáo, đạo giáo). Nhằm mục đích dung hoà giữa các yếu tố ngoại lai và yếu tố bản địa, sao cho vừa du nhập đuợc cái hay cái đẹp của yếu tố văn hoá tôn giáo bên ngoài, vừa giữ đụơc nét đặc trung văn hoá của dân tộc mình. Vì thế, tôn giáo của cả hai quốc gia đều không thuần khiết. Một nguyên nhân khác xuất phát từ quá trình du nhập Phật giáo ở cả 2 nuớc là giống như nhau. Đều đuợc truyền bá, du nhập từ Trung Quốc vì thế đã hình thành một số điểm chung giữa Phật giáo của cả hai nuớc. Ví dụ, như hình tượng Phật Bà Quan Âm cũng xuất phát từ Trung Quốc, hay các nghi lễ kết hợp tam giáo đồng nguyên. Nhật Bản và Việt Nam từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc, tiêu biểu là Đạo giáo và Nho giáo, vì thế không tránh khỏi việc đan xen các yếu tố của Phật giáo với Đạo giáo và Nho giáo. =>Ýnghĩa: Vịêc kết hợp giữa các yếu tố bản địa và ngoại lai trong Phật giáo của cả hai nuớc cho thấy đựoc sự văn minh trong văn hoá của cả hai nuớc, dó chính là tiếp thu các yếu tố văn hoá tôn giáo một cách trọn lọc, lựa chọn các yếu tố phù hợp với dân tộc, đồng thời đan xen các yếu tố bản địa, hay nói cách khác là bản địa hoá Phật giáo Thứ hai, Phật giáo trở thành tôn giáo dân tộc, và đều có xu hướng nhập thế, tính nhân đạo hiện thực Ở Nhật Bản và Việt Nam Phật giáo từng giữ vai trò như quốc giáo hoặc “bảo hộ quốc gia”. Còn ở Trung Quốc, Phật giáo chỉ xếp thứ 3 sau Khổng giáo và Lão giáo. Ví dụ ở Việt Nam thời Đinh, Lý, Trần, các vị cao tăng thuờng đuợc mời tham chính hoặc cố vấn về các vấn đề đại sự quốc gia. Ở Nhật Bản và Việt Nam đều có vua quan, quý tộc am hiểu về Phật giáo hoặc đi tu. Ở Nhật Bản có thái tử Shotoku đuợc tôn là Phật tổt Nhật Bản, Việt Nam có vua Trần Tông thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Phật giáo không chỉ phát triển ở thành phố và các trung tâm lớn, với các tín đồ là tầng lớp quý tộc, vua chúa, mà còn khắp các vùng thôn quê hẻo lánh. Hiện nay, theo ước tính,số tín đồ Phật giáo của Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong top các quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo lớn nhất Thế giới (số tín đồ Phật giáo chiếm hơn 50% dân số cả nước) Cả hai dân tộc đều tiếp thu những yếu tố đạo đức của Phật giáo áp dụng vào đời sống sinh hoạt hang ngày, và đã trở thành yếu tố không thể thiếu, tính cách đặc trưng quốc gia của riêng mình. Nhật Bản học tập tính cần kiệm, thiết thực, phúc đức. Vịêt Nam chủ truơng từ bi bác ái, ở hiền gặp lành… Ở cả Việt Nam và Nhật Bản Phật giáo có tính thế tục phát triển mạnh, chủ trương “Phật tại tâm”. Ví dụ ở Việt Nam tinh thần đánh giá không phải căn cứ vào nơi tu hành mà căn cứ vào tâm tu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu” Ngày nay, Phật giáo Nhật Bản và Việt Nam đều phát huy khá tốt các hoạt động tôn giáo theo hứong nhập thế. Ví dụ, phong trào Phật giáo vì hoà bình, các hoạt động từ thiện cứu giúp các nạn nhân xã hội (HIV/AIDS, SARS, thiên tai, ô nhiễm môi truờng…; các hoạt động bảo tồn văn hoá truyền thốn (lễ Vu lan, lễ hội hành huơng, lễ hội cầu an…); hay bảo tồn các nghệ thuật truyền thống (Thư pháp, hội hoạ Phật giáo); tham gia tích cực vào đời sống chính trị dất nứoc với phuơng châm mới mẻ, kết hợp: “Đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội” =>Nguyên nhân: Do đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản là một tôn giáo rất gần gũi và phù hợp với tính cách, văn hoá, lối sống của cả hai quốc gia. Do đó, Phật giáo dễ dàng phát triển, và trở thành quốc giáo của hai quốc gia này. Chủ chương, giáo lý Phật giáo cũng rất dễ thấm nhuần vào lối sống, tư tưởng của cả tầng lớp trên và tầng lớp bình dân =>Ý nghĩa: vì có nhiều nét tưong đồng về các hoạt động Phật giáo giữa hai nứoc, nên cả hai quốc gia có thể trao đổi, giao lưu với nhau. Và có thể cùng tổ chức, tham gia các hoạt động Phật giáo mang tính toàn cầu. Thứ ba, Phật giáo ảnh hưỏng mạnh mẽ đến đời sống đạo đức, tinh thần của cả Nhật Bản và Việt Nam Ở Việt Nam và Nhật Bản, thuyết tứ vô lưọng tâm thưòng đựoc gắn với biểu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Thuyết tứ vô luợng tâm là tiêu chuẩn đặc trưng của Phật giáo về tính thiện hoàn hảo gồm: từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha. Tứ vô luợng tâm chính là tính thiện có thể trở thành sức mạnh nội tâm để thoát khổ cho bản thân và cứu khổ, cứu nan cho chúng sinh. Tư tuởng “Tứ ân” của Phật giáo cúng ảnh huởng sâu sắc đến đời sống đạo đức tinh thần của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tứ ân là bốn ân huệ mà con nguời phải trả đó là: ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn quốc vuơng, ơn Tam Bảo. Ngoài ra, còn có quan niệm Niết Bàn cũng ảnh huởng đến đời sống tinh thần, hạnh phúc của hai quốc gia. Đối với tư tuởng của Nhật Bản và cả Việt Nam để đạt đến trạng thái Niết Bàn phải tự do tuyệt đối, an nhiên tự tại, vụơt khỏi vòng nhân quả, mà đó chính là nghiệp luật tự mình làm, tự mình chịu “quả báo”. Tư tửong từ bi bác ái của Phật giáo có ảnh hưỏng đến tinh thần đoàn kết liên đới cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Ở cả Việt Nam và Nhật Bản tinh thần yêu nuớc rất đựoc đề cao, và là chuẩn mực đầu tiên. Ví dụ ở Vịêt Nam hiện nay, tinh thần yêu nuớc của Phật giáo thể hiện ở phưong châm “Đạo pháp-dân tộc- chủ nghĩa- xã hội”. Hay phuơng châm về sự đoàn kết, đó là “nhiễu điều phủ lấy giá guơng. Nguời trong một nưóc phải thuơng nhau cùng”. Quan điểm về bình đẳng, công bằng của Phật giáo đã hoà nhập với tư tuởng bình quân nguyên thuỷ ở Vịêt Nam và Nhật Bản. Hầu hết các Phật tử đều tin có nhân quả, ác giả các báo, và họ ứng xử theo phưong châm “trách ngưòi một, trách ta muời. bởi ta bạc truớc cho đời tệ sau” Tính trung thực của Phật giáo cũng đuợc cả hai quốc gia đề cao. Từ xa xưa ngưòi truớc hay dặn nguời sau phải trung thực, sống có tình nghĩa, nếu gian dối sẽ gặp phải quả báo. =>Nguyên nhân: Tâm lý đại chúng Việt Nam và Nhật Bản đều có nét tuơng đồng với giáo lý Phật giáo khi lên án, xa lánh cái ác, ca ngợi, khuyên nhau làm điều lạnh, việc thiện. Các Phật tử, thậm chí những nguời không phải Phật tử cũng hoạt động theo phuơng châm “nguời ngưùoi làm thiện, nhà nhà làm thiện” vì thế mà giáo lý, chủ chưong Phật giáo đã len lỏi vào đời sống tinh thần, đạo đức của ngưòi dân của hai dân tộc. =>Ý nghĩa: vì đều chịu ảnh huởng bởi đạo đức Phật giáo, nên khi hợp tác, tiếp xúc với nhau ngưòi Nhật Bản và Việt Nam đều tìm đuợc những điểm tốt đẹp chung: tính trung thực, yêu nuớc, hứong thiện. Điều đó sẽ làm tăng thêm tình hữu nghị, tưong thân tưong ái giũa hai quốc gia. Thứ tư, Phật giáo đều có ảnh huởng mạnh mẽ đến nghệ thụât và văn hoá truyền thống cả ở Việt Nam và Nhật Bản. Những thú chơi cây cảnh, lối sống thiền, trả đạo, thư pháp, lễ chùa… ở Việt Nam và Nhật Bản đều mang đặc trưng chân, thiện, mỹ của Phật giáo cũng là một nét tưong đồng rất đẹp. Ngưòi dân hay đến chùa cầu Phật vào các dịp lễ tết, đã trở thành thói quen truyền thống. Ở Vịêt Nam và Nhật Bản Phật giáo là một đề tài vô tận, là cảm hứng độc đáo của cả nghệ thuận dân gian và chuyên nghiệp. Ví dụ, Nhật Bản, nghệ thuật trà đạo, cắm hoa, trồng cây bonsai, làm gốm… đều mang sắc thái Phật giáo. Còn ở Vịêt Nam có nghệ thuật làm tưọng Phật, các tuợng Phật lớn nổi tiếng như tưọng La Hán, tưọng Tuyết Sơn… Ca nhạc Phật giáo cũng hình thành từ thời nhà Trần. Ngày nay, ca nhạc Phật giáo cũng rất phổ biến. Hay các nghệ thuật chèo, tuồng… hay khai thác các chủ đề về Phật giáo ví dụ như vở chèo “Quan Âm Thị Kính” rất nổi tiếng. =>Chính vì văn hoá mang huơng vị của Phật giáo đã khiến Vịêt Nam và Nhật Bản có những nét tuơng đồng về văn hoá, tạo cơ hội tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa hai quốc gia 2.2 Khác nhau Về tông phái Nhật Bản tuy có nhiều tông phái khác nhau nhưng chủ yếu là tông phái Đại thừa. Còn Vịêt Nam không chỉ có tông phái Phật giáo Đại thừa mà còn có tông phái Tiểu thừa của ngưòi Khơme và ngưòi Kinh. Nhìn chung, tông phái Phật giáo của Vịêt Nam đa dạng hơn Nhật Bản và tất cả các quốc gia khác. Chính vì sự khác nhau về tông phái dẫn đến sự khác nhau về nghi lễ, giới luật, lễ hội… Phong cách nhập thế Phong cách nhập thế của Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam khác nhau ở chỗ: Phật giáo Nhật Bản huớng nhập thế mạnh hơn vào các hoạt động kinh tế và chính sự. Còn tính thế tục của Phật giáo Việt Nam lại phát huy mạnh hơn ở phong tục, lễ hội, đời sống tinh thần. Vai trò của Phật giáo Phật giáo Nhật Bản phát huy vai trò là tôn giáo “bảo hộ quốc gia” trong nhiều giai đoạn lịch sử dài, còn Phật giáo Vịêt Nam chỉ thể hiện rõ vai trò này duới các triều Tiền, Lê, Lý, Trần. Vì thế phật giáo Nhật Bản thâm nhập và ảnh hưỏng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản trứoc tiên là giới quý tộc, triều đình quan lại. Vì vậy mà Phật giáo bác học có điều kiện phảt tiển thuận lợi ở Nhật Bản Còn ở Việt Nam, nguợc lại Phật giáo phát huy vai trò trong giới quý tộc, quan lại rất hạn chế, nên Phật giáo không đuợc bề thế như Nhật Bản, tuy nhiên Phật giáo lại rất phát triển trong đời sống nhân dân tầng lớp bình dân trong xã hội, vì thế mà giá trị văn hoá nghệ thụât dân gian của Phật giáo ở Việt Nam phong phú hơn Nhật Bản. Triết lý thiền và nghệ thuật thìên Ở Nhật Bản triết lý thiền và nghệ thuật thìên của Phật giáo Đại thừa có nhiều giá trị tư tuởng và nghệ thụât nổi bật. Gía trị nghệ thuật trong thiền có thể thấy rõ trong các nghệ thuật của họ như trà đạo, cắm hoa (ikebana). Còn ở Việt Nam triết lý thiền chủ yếu tập trung lý giải lối sống kết hợp đạo với đời rất nhân văn của con ngưòi Việt Nam. Dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tiêu biểu cho phong cách và lối sống của Phật giáo, và nó còn ảnh huởng mãi tới tinh thần yêu nứoc của con nguời Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thế kỷ XX. Chiến tranh giữa các phái của Phật giáo và với các tôn giáo khác Phật giáo ở Nhật Bản có thời kỳ đã bị cuốn vào nội chiến và xâm luợc (thời tưóng quân Tokugawa), hoặc bị tuớng quân lợi dụng để trừ bỏ tận gốc các đạo khác (đạo Cơ đốc). Cũng có lúc trong nội bộ các chùa viện Phật giáo gây hấn tranh chấp và tàn sát lẫn nhau. Ví dụ, trong cuộc nổi dậy của phái Pháp Hoa thuộc Nhật Liên tông, các thế lực Phật giáo đã dung bạo lực gọi là tang binh gồm hơn 6 vạn ngưòi cũng có tài liệu nói là 15 vạn, tàn phá 21 chùa. Trong tranh chấp bạo lực, nhiều chùa viện Phật giáo đã bị tàn phá. Ví dụ, các nho sĩ ở vùng Mito đã phá huỷ tưọng Phật để đúc vũ khí (1843, thời kỳ Giang Hộ). Còn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam không hề có chiến tranh giữa các phái của Phật giáo hay với các tôn giáo khác. Thời gian gần đây, Phật giáo và đạo thờ Mẫu có những mâu thuẫn nhỏ, nhưng cũng được giải quyết ổn thỏa trên phương diện đàm phán, ôn hòa Lễ hội Phật giáo Lễ hội Phật giáo ở Nhật Bản là sự kiện hàng năm nhưng luôn xếp sau các lễ hội có nguồn gốc Thần đạo, còn lễ hội Phật giáo ở Vịêt Nam luôn là những lễ hội gắn với nông nghiệp và chủ yếu do ngưòi nông dân tổ chức (Ví dụ: tục rước Tứ Pháp cầu mưa) Do vậy, Phật giáo ở Nhật Bản ảnh huởng đến tầng lớp quý tộc hơn, và qua đó những lễ nghi có tính nhà nứoc, triều đình, chính thức và lớn. Còn ở Việt Nam, Phật giáo gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và những uớc vọng của ngưòi làm nông hơn, cũng do vậy mà tính dân gian rõ hơn. =>Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa Phật giáo hai nứoc về tông phái, giáo lý, ảnh hưởng là do quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo giữa hai nuớc có sự khác nhau. Ở Việt Nam Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy chốc, đã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Ngay từ những buổi đầu, Phật giáo đã du nhập len lỏi vào các xóm làng của tầng lớp bình dân, các giáo lý Phật giáo rất bình dị và phù hợp với lối sống, niềm tin, sinh hoạt của ngưòi dân bình dị Vịêt Nam. Còn đạo Phật ở Nhật Bản không phải là bản sao trực tiếp từ Ấn Độ, mà trước khi vào Nhật Bản, đạo Phật đã phát triển ở Trung Quốc và ở một mức độ nhất định, bị biến đổi ở Triều Tiên. KẾT LUẬN: Qua sự so sánh về các điểm giống và khác nhau giữa Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam ta thấy Phật giáo hai nuớc đều có những nét tuơng đồng thú vị, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt, nhưng là khác biệt trong đồng nhất. Phật giáo khi du nhập vào Nhật Bản và Việt Nam đều bị bản địa hoá, tiếp thu các yếu tố ngoại lai nhưng vẫn giữ đuợc bản sắc văn hoá nội địa.Phật giáo mặc dù trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn tồn tại, phát triển và ảnh hưỏng mạnh mẽ sâu đậm đến đời sống tinh thần, văn hoá, nghệ thuật của cả hai nứoc cho tới tận bây giờ.
Trả lời
1.1 Giống nhau: Nhìn chung Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam đều có những điểm tương đồng nhất định, dựa vào những điểm tương đồng này có thể làm điểm nhấn giúp thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Các điểm tương đồng tương đối nhiều, nhưng ta chỉ xét đến các yếu tố nổi trội sau: Thứ nhất, Phật giáo dân tộc là sự tổng hợp và tiếp biến các yếu tố ngoại lai và bản địa. Phật giáo đa tông phái. Để truyền bá và hội nhập thành công thì Phật giáo đã tiếp nhận nhiều các yếu tố bản địa. tại mỗi nước Phật, Bồ Tát, La Hán dần được đồng nhất với những vị thần truyền thống có thể cứu độ chúng sinh thoát khỏi tai ương. Ví dụ, thần ở Nhật Bản và Tứ pháp ở Việt Nam, đều có thể làm nên mây mưa, sấm, chớp, để mùa màng tốt tươi. Phật tổ ở cả hai nước đều được gọi bằng những cái tên gần gũi: Ví dụ ở Việt Nam gọi Phật Di lặc là Phật nhịn mặc để ăn, Phật Tuyết Sơn: Phật nhịn ăn để mặc, Phật Thích Ca: Bụt “ốc”… Ở mỗi nước, Phật Tổ được hóa thân thành các Phật Tổ bản địa,Ví dụ: Thái tử Shotoku trở thành Phật tổ ở Nhật Bản, còn ở Việt Nam Man Nương hóa Phật vào Thạnh Quang. Ngoài Phật tổ Thích ca, trong chùa còn thờ cúng các vị thần khác. Ví dụ ở Việt Nam, trong chùa còn thờ cúng cả Mẫu Liễu Hạnh, Thần Hộ Pháp… Giao lý Phật giáo của cả hai nước cũng có sự kết hợp giữa các yếu tố ngoại lai và bản địa Việt Nam ngày xưa đã có những cố gắng không ngừng để dựng nên những giáo lý đặc biệt cho Phật gíao Việt Nam. Ngộ Ấn thiền sư đã xướng thuyết "Tam Bản", Cứu Chỉ thiền sư chủ trương thuyết "Tâm Pháp Nhất Như", Viên Chiếu thiền sư viết những sách Tân Viên Giác Kinh, Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu chứng đạo tràng, sáng tácTham Ðồ Biểu Quyết và Dược Sư Thập Nhị Nguyên Văn mà các sư tăng đời Tống bên Tàu đã bái phục mà rằng:" Ðây mới thực là Phật sống xuất hiện ở phương Nam, mỗi lời nói ra thành kinh như thế này." Giác Hoàng Ðiều Ngự đã sáng lập một phái thiền tông hoàn toàn Việt Nam: Ðó là phái Trúc Lâm Yên Tử. Còn ở Nhật Bản, hai tông phái Thiên Thai Tông và Chân Ngôn Tông khuyến khích Tu nghiệm đạo (Sugen-do). Đó là một nghi thức tu hành thực hiện trên núi trên cơ sở kết hợp nhiều tín nguỡng dân gian, Thần đạo, Phật giáo, Lão giáo và cả Âm duơng gia, thậm chí kết hợp cả một số đặc trưng cúa Khổng giáo. Sự kết hợp giữa Thiền- Tịnh- Mật ở các tông phái của Phật giáo có thể coi là nét tuơng đồng đặc trưng giữa Phật giáo của Nhật Bản và Việt Nam. Đạo Phật ở cả Nhật Bản và Việt Nam đều nuơng nhờ vào tôn giáo bản địa để truyền bá và du nhập, và từ đó gắn bó và bổ sung thêm cho tín ngữong bản địa. Ở cả hai nuớc những nghi lễ liên quan đến chu kỳ sống của đời ngưòi như hôn lễ, lễ thanh minh, lễ Vu lan, tang ma, nhất là nghi lễ thờ cúng tổ tiên… đều có những nghi lễ Phật giáo. Hay hầu hết các tập tục của Phật giáo đều có nội dung thờ cúng tổ tiên. Như các nghi lễ phóng sinh, ăn chay trên chùa vào những ngày rằm, Phật đản, Vu lan… đều có ý nghĩa tuởng nhớ tổ tiên, giáo chủ… Mặt khác, tính thiện Phật đuợc giáo dục lồng ghép với lòng tôn kính truyền thống cho con cháu. Ngoài các nét tiêu biểu như đã nói ở trên. Sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngữong bản địa còn thể hiện trong sự coi trọng “mẫu hệ”, không hạ thấp vị trí của phụ nữ. Chẳng hạn, tại các ngôi chùa không chỉ thờ Phật ông mà còn thờ Phật bà. Ở Ấn Độ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát là đàn ông thì ở Nhật Bản và Vịêt Nam là đàn bà và trở thành biểu tuợng của phụ nữ Phật Bà Quan Âm. Cả Nhật Bản và Việt Nam đều coi “Tam giáo đồng nguyên” là nền tảng tư tuởng chung. Niềm tin Phật giáo thưòng đan xen với Nho gíao và Lão giáo. Đó là sự kết hợp giữa luân thuờng đạo lý Nho giáo, có đức tin vào các hiện tưọng may và không may theo đạo Lão, các lễ hội dân gian, đám tang thì đuợc tiến hành trong chùa và nghi lễ hoả tang của Phật giáo. Trong nhiều nghi ta có thể thấy rõ đuợc sự kết hợp thú vị giữa tam giáo này. Ví dụ, hôn lễ ở cả Vịêt Nam và Nhật Bản, truớc khi tiến hành hôn lễ sẽ lựa chọn ngày đẹp, tránh ngày xấu để tổ chức. Truớc ngày hôn lễ cô dâu cầu xin sự phù hộ của các vị Phật, Bồ Tát trong một ngôi chùa hoặc ngôi đền. =>Nguyên nhân: Ngay từ đầu, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản đều không chỉ dựa vào Phật Tổ Ấn Độ (Phật A Di Đà), mà có thêm những vị Phật tổ của riêng dân tộc mình. Những vị Phật tổ đó có khả năng cứu độ chúng sinh thoát khỏi những tai ương mà Phật tổ Ấn Độ chưa làm được (Ví dụ: cầu mưa, cầu cho ruộng lúa tốt tươi…). Sự tiếp nhận Phật giáo của hai nước đều qua quá trình tiếp thu, tích hợp các yếu tố bản địa và các yếu tố ngoại nhập của các tôn giáo khác (Nho giáo, đạo giáo). Nhằm mục đích dung hoà giữa các yếu tố ngoại lai và yếu tố bản địa, sao cho vừa du nhập đuợc cái hay cái đẹp của yếu tố văn hoá tôn giáo bên ngoài, vừa giữ đụơc nét đặc trung văn hoá của dân tộc mình. Vì thế, tôn giáo của cả hai quốc gia đều không thuần khiết. Một nguyên nhân khác xuất phát từ quá trình du nhập Phật giáo ở cả 2 nuớc là giống như nhau. Đều đuợc truyền bá, du nhập từ Trung Quốc vì thế đã hình thành một số điểm chung giữa Phật giáo của cả hai nuớc. Ví dụ, như hình tượng Phật Bà Quan Âm cũng xuất phát từ Trung Quốc, hay các nghi lễ kết hợp tam giáo đồng nguyên. Nhật Bản và Việt Nam từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc, tiêu biểu là Đạo giáo và Nho giáo, vì thế không tránh khỏi việc đan xen các yếu tố của Phật giáo với Đạo giáo và Nho giáo. =>Ýnghĩa: Vịêc kết hợp giữa các yếu tố bản địa và ngoại lai trong Phật giáo của cả hai nuớc cho thấy đựoc sự văn minh trong văn hoá của cả hai nuớc, dó chính là tiếp thu các yếu tố văn hoá tôn giáo một cách trọn lọc, lựa chọn các yếu tố phù hợp với dân tộc, đồng thời đan xen các yếu tố bản địa, hay nói cách khác là bản địa hoá Phật giáo Thứ hai, Phật giáo trở thành tôn giáo dân tộc, và đều có xu hướng nhập thế, tính nhân đạo hiện thực Ở Nhật Bản và Việt Nam Phật giáo từng giữ vai trò như quốc giáo hoặc “bảo hộ quốc gia”. Còn ở Trung Quốc, Phật giáo chỉ xếp thứ 3 sau Khổng giáo và Lão giáo. Ví dụ ở Việt Nam thời Đinh, Lý, Trần, các vị cao tăng thuờng đuợc mời tham chính hoặc cố vấn về các vấn đề đại sự quốc gia. Ở Nhật Bản và Việt Nam đều có vua quan, quý tộc am hiểu về Phật giáo hoặc đi tu. Ở Nhật Bản có thái tử Shotoku đuợc tôn là Phật tổt Nhật Bản, Việt Nam có vua Trần Tông thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Phật giáo không chỉ phát triển ở thành phố và các trung tâm lớn, với các tín đồ là tầng lớp quý tộc, vua chúa, mà còn khắp các vùng thôn quê hẻo lánh. Hiện nay, theo ước tính,số tín đồ Phật giáo của Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong top các quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo lớn nhất Thế giới (số tín đồ Phật giáo chiếm hơn 50% dân số cả nước) Cả hai dân tộc đều tiếp thu những yếu tố đạo đức của Phật giáo áp dụng vào đời sống sinh hoạt hang ngày, và đã trở thành yếu tố không thể thiếu, tính cách đặc trưng quốc gia của riêng mình. Nhật Bản học tập tính cần kiệm, thiết thực, phúc đức. Vịêt Nam chủ truơng từ bi bác ái, ở hiền gặp lành… Ở cả Việt Nam và Nhật Bản Phật giáo có tính thế tục phát triển mạnh, chủ trương “Phật tại tâm”. Ví dụ ở Việt Nam tinh thần đánh giá không phải căn cứ vào nơi tu hành mà căn cứ vào tâm tu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu” Ngày nay, Phật giáo Nhật Bản và Việt Nam đều phát huy khá tốt các hoạt động tôn giáo theo hứong nhập thế. Ví dụ, phong trào Phật giáo vì hoà bình, các hoạt động từ thiện cứu giúp các nạn nhân xã hội (HIV/AIDS, SARS, thiên tai, ô nhiễm môi truờng…; các hoạt động bảo tồn văn hoá truyền thốn (lễ Vu lan, lễ hội hành huơng, lễ hội cầu an…); hay bảo tồn các nghệ thuật truyền thống (Thư pháp, hội hoạ Phật giáo); tham gia tích cực vào đời sống chính trị dất nứoc với phuơng châm mới mẻ, kết hợp: “Đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội” =>Nguyên nhân: Do đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản là một tôn giáo rất gần gũi và phù hợp với tính cách, văn hoá, lối sống của cả hai quốc gia. Do đó, Phật giáo dễ dàng phát triển, và trở thành quốc giáo của hai quốc gia này. Chủ chương, giáo lý Phật giáo cũng rất dễ thấm nhuần vào lối sống, tư tưởng của cả tầng lớp trên và tầng lớp bình dân =>Ý nghĩa: vì có nhiều nét tưong đồng về các hoạt động Phật giáo giữa hai nứoc, nên cả hai quốc gia có thể trao đổi, giao lưu với nhau. Và có thể cùng tổ chức, tham gia các hoạt động Phật giáo mang tính toàn cầu. Thứ ba, Phật giáo ảnh hưỏng mạnh mẽ đến đời sống đạo đức, tinh thần của cả Nhật Bản và Việt Nam Ở Việt Nam và Nhật Bản, thuyết tứ vô lưọng tâm thưòng đựoc gắn với biểu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Thuyết tứ vô luợng tâm là tiêu chuẩn đặc trưng của Phật giáo về tính thiện hoàn hảo gồm: từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha. Tứ vô luợng tâm chính là tính thiện có thể trở thành sức mạnh nội tâm để thoát khổ cho bản thân và cứu khổ, cứu nan cho chúng sinh. Tư tuởng “Tứ ân” của Phật giáo cúng ảnh huởng sâu sắc đến đời sống đạo đức tinh thần của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tứ ân là bốn ân huệ mà con nguời phải trả đó là: ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn quốc vuơng, ơn Tam Bảo. Ngoài ra, còn có quan niệm Niết Bàn cũng ảnh huởng đến đời sống tinh thần, hạnh phúc của hai quốc gia. Đối với tư tuởng của Nhật Bản và cả Việt Nam để đạt đến trạng thái Niết Bàn phải tự do tuyệt đối, an nhiên tự tại, vụơt khỏi vòng nhân quả, mà đó chính là nghiệp luật tự mình làm, tự mình chịu “quả báo”. Tư tửong từ bi bác ái của Phật giáo có ảnh hưỏng đến tinh thần đoàn kết liên đới cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Ở cả Việt Nam và Nhật Bản tinh thần yêu nuớc rất đựoc đề cao, và là chuẩn mực đầu tiên. Ví dụ ở Vịêt Nam hiện nay, tinh thần yêu nuớc của Phật giáo thể hiện ở phưong châm “Đạo pháp-dân tộc- chủ nghĩa- xã hội”. Hay phuơng châm về sự đoàn kết, đó là “nhiễu điều phủ lấy giá guơng. Nguời trong một nưóc phải thuơng nhau cùng”. Quan điểm về bình đẳng, công bằng của Phật giáo đã hoà nhập với tư tuởng bình quân nguyên thuỷ ở Vịêt Nam và Nhật Bản. Hầu hết các Phật tử đều tin có nhân quả, ác giả các báo, và họ ứng xử theo phưong châm “trách ngưòi một, trách ta muời. bởi ta bạc truớc cho đời tệ sau” Tính trung thực của Phật giáo cũng đuợc cả hai quốc gia đề cao. Từ xa xưa ngưòi truớc hay dặn nguời sau phải trung thực, sống có tình nghĩa, nếu gian dối sẽ gặp phải quả báo. =>Nguyên nhân: Tâm lý đại chúng Việt Nam và Nhật Bản đều có nét tuơng đồng với giáo lý Phật giáo khi lên án, xa lánh cái ác, ca ngợi, khuyên nhau làm điều lạnh, việc thiện. Các Phật tử, thậm chí những nguời không phải Phật tử cũng hoạt động theo phuơng châm “nguời ngưùoi làm thiện, nhà nhà làm thiện” vì thế mà giáo lý, chủ chưong Phật giáo đã len lỏi vào đời sống tinh thần, đạo đức của ngưòi dân của hai dân tộc. =>Ý nghĩa: vì đều chịu ảnh huởng bởi đạo đức Phật giáo, nên khi hợp tác, tiếp xúc với nhau ngưòi Nhật Bản và Việt Nam đều tìm đuợc những điểm tốt đẹp chung: tính trung thực, yêu nuớc, hứong thiện. Điều đó sẽ làm tăng thêm tình hữu nghị, tưong thân tưong ái giũa hai quốc gia. Thứ tư, Phật giáo đều có ảnh huởng mạnh mẽ đến nghệ thụât và văn hoá truyền thống cả ở Việt Nam và Nhật Bản. Những thú chơi cây cảnh, lối sống thiền, trả đạo, thư pháp, lễ chùa… ở Việt Nam và Nhật Bản đều mang đặc trưng chân, thiện, mỹ của Phật giáo cũng là một nét tưong đồng rất đẹp. Ngưòi dân hay đến chùa cầu Phật vào các dịp lễ tết, đã trở thành thói quen truyền thống. Ở Vịêt Nam và Nhật Bản Phật giáo là một đề tài vô tận, là cảm hứng độc đáo của cả nghệ thuận dân gian và chuyên nghiệp. Ví dụ, Nhật Bản, nghệ thuật trà đạo, cắm hoa, trồng cây bonsai, làm gốm… đều mang sắc thái Phật giáo. Còn ở Vịêt Nam có nghệ thuật làm tưọng Phật, các tuợng Phật lớn nổi tiếng như tưọng La Hán, tưọng Tuyết Sơn… Ca nhạc Phật giáo cũng hình thành từ thời nhà Trần. Ngày nay, ca nhạc Phật giáo cũng rất phổ biến. Hay các nghệ thuật chèo, tuồng… hay khai thác các chủ đề về Phật giáo ví dụ như vở chèo “Quan Âm Thị Kính” rất nổi tiếng. =>Chính vì văn hoá mang huơng vị của Phật giáo đã khiến Vịêt Nam và Nhật Bản có những nét tuơng đồng về văn hoá, tạo cơ hội tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa hai quốc gia 2.2 Khác nhau Về tông phái Nhật Bản tuy có nhiều tông phái khác nhau nhưng chủ yếu là tông phái Đại thừa. Còn Vịêt Nam không chỉ có tông phái Phật giáo Đại thừa mà còn có tông phái Tiểu thừa của ngưòi Khơme và ngưòi Kinh. Nhìn chung, tông phái Phật giáo của Vịêt Nam đa dạng hơn Nhật Bản và tất cả các quốc gia khác. Chính vì sự khác nhau về tông phái dẫn đến sự khác nhau về nghi lễ, giới luật, lễ hội… Phong cách nhập thế Phong cách nhập thế của Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam khác nhau ở chỗ: Phật giáo Nhật Bản huớng nhập thế mạnh hơn vào các hoạt động kinh tế và chính sự. Còn tính thế tục của Phật giáo Việt Nam lại phát huy mạnh hơn ở phong tục, lễ hội, đời sống tinh thần. Vai trò của Phật giáo Phật giáo Nhật Bản phát huy vai trò là tôn giáo “bảo hộ quốc gia” trong nhiều giai đoạn lịch sử dài, còn Phật giáo Vịêt Nam chỉ thể hiện rõ vai trò này duới các triều Tiền, Lê, Lý, Trần. Vì thế phật giáo Nhật Bản thâm nhập và ảnh hưỏng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản trứoc tiên là giới quý tộc, triều đình quan lại. Vì vậy mà Phật giáo bác học có điều kiện phảt tiển thuận lợi ở Nhật Bản Còn ở Việt Nam, nguợc lại Phật giáo phát huy vai trò trong giới quý tộc, quan lại rất hạn chế, nên Phật giáo không đuợc bề thế như Nhật Bản, tuy nhiên Phật giáo lại rất phát triển trong đời sống nhân dân tầng lớp bình dân trong xã hội, vì thế mà giá trị văn hoá nghệ thụât dân gian của Phật giáo ở Việt Nam phong phú hơn Nhật Bản. Triết lý thiền và nghệ thuật thìên Ở Nhật Bản triết lý thiền và nghệ thuật thìên của Phật giáo Đại thừa có nhiều giá trị tư tuởng và nghệ thụât nổi bật. Gía trị nghệ thuật trong thiền có thể thấy rõ trong các nghệ thuật của họ như trà đạo, cắm hoa (ikebana). Còn ở Việt Nam triết lý thiền chủ yếu tập trung lý giải lối sống kết hợp đạo với đời rất nhân văn của con ngưòi Việt Nam. Dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tiêu biểu cho phong cách và lối sống của Phật giáo, và nó còn ảnh huởng mãi tới tinh thần yêu nứoc của con nguời Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thế kỷ XX. Chiến tranh giữa các phái của Phật giáo và với các tôn giáo khác Phật giáo ở Nhật Bản có thời kỳ đã bị cuốn vào nội chiến và xâm luợc (thời tưóng quân Tokugawa), hoặc bị tuớng quân lợi dụng để trừ bỏ tận gốc các đạo khác (đạo Cơ đốc). Cũng có lúc trong nội bộ các chùa viện Phật giáo gây hấn tranh chấp và tàn sát lẫn nhau. Ví dụ, trong cuộc nổi dậy của phái Pháp Hoa thuộc Nhật Liên tông, các thế lực Phật giáo đã dung bạo lực gọi là tang binh gồm hơn 6 vạn ngưòi cũng có tài liệu nói là 15 vạn, tàn phá 21 chùa. Trong tranh chấp bạo lực, nhiều chùa viện Phật giáo đã bị tàn phá. Ví dụ, các nho sĩ ở vùng Mito đã phá huỷ tưọng Phật để đúc vũ khí (1843, thời kỳ Giang Hộ). Còn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam không hề có chiến tranh giữa các phái của Phật giáo hay với các tôn giáo khác. Thời gian gần đây, Phật giáo và đạo thờ Mẫu có những mâu thuẫn nhỏ, nhưng cũng được giải quyết ổn thỏa trên phương diện đàm phán, ôn hòa Lễ hội Phật giáo Lễ hội Phật giáo ở Nhật Bản là sự kiện hàng năm nhưng luôn xếp sau các lễ hội có nguồn gốc Thần đạo, còn lễ hội Phật giáo ở Vịêt Nam luôn là những lễ hội gắn với nông nghiệp và chủ yếu do ngưòi nông dân tổ chức (Ví dụ: tục rước Tứ Pháp cầu mưa) Do vậy, Phật giáo ở Nhật Bản ảnh huởng đến tầng lớp quý tộc hơn, và qua đó những lễ nghi có tính nhà nứoc, triều đình, chính thức và lớn. Còn ở Việt Nam, Phật giáo gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và những uớc vọng của ngưòi làm nông hơn, cũng do vậy mà tính dân gian rõ hơn. =>Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa Phật giáo hai nứoc về tông phái, giáo lý, ảnh hưởng là do quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo giữa hai nuớc có sự khác nhau. Ở Việt Nam Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy chốc, đã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Ngay từ những buổi đầu, Phật giáo đã du nhập len lỏi vào các xóm làng của tầng lớp bình dân, các giáo lý Phật giáo rất bình dị và phù hợp với lối sống, niềm tin, sinh hoạt của ngưòi dân bình dị Vịêt Nam. Còn đạo Phật ở Nhật Bản không phải là bản sao trực tiếp từ Ấn Độ, mà trước khi vào Nhật Bản, đạo Phật đã phát triển ở Trung Quốc và ở một mức độ nhất định, bị biến đổi ở Triều Tiên. KẾT LUẬN: Qua sự so sánh về các điểm giống và khác nhau giữa Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam ta thấy Phật giáo hai nuớc đều có những nét tuơng đồng thú vị, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt, nhưng là khác biệt trong đồng nhất. Phật giáo khi du nhập vào Nhật Bản và Việt Nam đều bị bản địa hoá, tiếp thu các yếu tố ngoại lai nhưng vẫn giữ đuợc bản sắc văn hoá nội địa.Phật giáo mặc dù trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn tồn tại, phát triển và ảnh hưỏng mạnh mẽ sâu đậm đến đời sống tinh thần, văn hoá, nghệ thuật của cả hai nứoc cho tới tận bây giờ.