Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông khác gì nhau?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu tại sao có tên gọi là Bắc Tông và Nam Tông, để hiểu nguồn gốc hình thành trước đã. Phật giáo đi qua nhiều thời kỳ khác nhau và cũng từ đó sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật.

- Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi tòan cõi Á Đông, và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo 2 hướng: 1 về hướng Bắc, 1 về phương Nam.

-Về phương Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại Thừa) gồm các nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc-Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam...

-Về phương Nam, thì gọi là Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam Việt Nam ...

- Tư tưởng Đại Thừa (cỗ xe lớn) có thể chở nhiều người cùng 1 lúc, và Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) chỉ chở 1 hoặc vài người mà thôi.

Theo quan điểm của Đại Thừa:

Đại thừa tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ".

Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi. Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng.

Theo quan điểm của Tiểu Thừa:

Tiểu thừa nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa thường dùng chỉ những người theo "Phật giáo nguyên thuỷ", "Phật giáo Nam Tông". Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất miêu tả. Trước năm 1950. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Một từ chỉ những vị theo Phật giáo nguyên thuỷ thường gặp trong kinh là Thanh văn. Có rất nhiều điểm khác biệt của cả Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông (thờ cúng, sinh hoạt tăng đoàn, kinh sách, giáo lý...):

- Thờ cúng: Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca (Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) còn Bắc Tông thờ rất nhiều vị Phật và Bồ Tát. Theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông, tức Phật giáo Nguyên Thủy, họ cho rằng, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người bình thường như bao nhiêu con người bình thường khác. Ngài cũng có những nhu cầu cho đời sống: ăn, mặc, ở v.v… và cũng chịu chung một định luật vô thường chi phối, phải trải qua những nỗi thống khổ của kiếp nhơn sinh là sanh, già, bịnh, chết. Tuy nhiên, Ngài chỉ khác hơn người thường là ở chỗ, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, do sau khi xuất gia nỗ lực tu hành mà thành đạt được đạo quả.

Ngược lại, chúng sanh vì còn mê, nên tạo nghiệp thọ khổ trong vòng sanh tử luân hồi. Phật đã thoát hẳn sanh tử luân hồi. Khác nhau ở điểm căn bản giữa mê và ngộ đó thôi. 

Theo Nam Tông, thì ngoài đức Phật Thích Ca ra, không có một vị Phật nào khác. Do đó, họ chỉ tôn thờ một hình tượng Phật Thích Ca và tạc hình tượng giống như người Ấn Độ, bởi lẽ, Phật là người Ấn Độ đi tu thành Phật. Đó là một quan niệm dứt khoát thực tiễn của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy, xuất phát từ bốn bộ kinh Nikaya. 

Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông (tức Phật giáo Phát triển hay Đại thừa), thì quan niệm có khác. Theo Bắc Tông, thì đức Phật Thích Ca khác hơn người thường. Cái thân của Phật, đó chỉ là cái ứng thân hay hóa thân thị hiện mà thôi. Vì muốn độ chúng sanh, nhứt là loài người, nên đức Phật mới thị hiện ở nơi loài người để tiện bề giáo hóa họ. Kỳ thật, thì đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp rồi. Vì Bắc Tông quan niệm rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp cả pháp giới. Bởi thế, nên không nơi nào, xứ nào mà chẳng có Phật. Cái thân Phật thị hiện người Ấn Độ, chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong muôn triệu giai đoạn, một hóa thân trong muôn triệu hóa thân. 

Trả lời

Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu tại sao có tên gọi là Bắc Tông và Nam Tông, để hiểu nguồn gốc hình thành trước đã. Phật giáo đi qua nhiều thời kỳ khác nhau và cũng từ đó sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật.

- Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi tòan cõi Á Đông, và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo 2 hướng: 1 về hướng Bắc, 1 về phương Nam.

-Về phương Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại Thừa) gồm các nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc-Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam...

-Về phương Nam, thì gọi là Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam Việt Nam ...

- Tư tưởng Đại Thừa (cỗ xe lớn) có thể chở nhiều người cùng 1 lúc, và Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) chỉ chở 1 hoặc vài người mà thôi.

Theo quan điểm của Đại Thừa:

Đại thừa tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ".

Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi. Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng.

Theo quan điểm của Tiểu Thừa:

Tiểu thừa nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa thường dùng chỉ những người theo "Phật giáo nguyên thuỷ", "Phật giáo Nam Tông". Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất miêu tả. Trước năm 1950. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Một từ chỉ những vị theo Phật giáo nguyên thuỷ thường gặp trong kinh là Thanh văn. Có rất nhiều điểm khác biệt của cả Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông (thờ cúng, sinh hoạt tăng đoàn, kinh sách, giáo lý...):

- Thờ cúng: Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca (Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) còn Bắc Tông thờ rất nhiều vị Phật và Bồ Tát. Theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông, tức Phật giáo Nguyên Thủy, họ cho rằng, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người bình thường như bao nhiêu con người bình thường khác. Ngài cũng có những nhu cầu cho đời sống: ăn, mặc, ở v.v… và cũng chịu chung một định luật vô thường chi phối, phải trải qua những nỗi thống khổ của kiếp nhơn sinh là sanh, già, bịnh, chết. Tuy nhiên, Ngài chỉ khác hơn người thường là ở chỗ, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, do sau khi xuất gia nỗ lực tu hành mà thành đạt được đạo quả.

Ngược lại, chúng sanh vì còn mê, nên tạo nghiệp thọ khổ trong vòng sanh tử luân hồi. Phật đã thoát hẳn sanh tử luân hồi. Khác nhau ở điểm căn bản giữa mê và ngộ đó thôi. 

Theo Nam Tông, thì ngoài đức Phật Thích Ca ra, không có một vị Phật nào khác. Do đó, họ chỉ tôn thờ một hình tượng Phật Thích Ca và tạc hình tượng giống như người Ấn Độ, bởi lẽ, Phật là người Ấn Độ đi tu thành Phật. Đó là một quan niệm dứt khoát thực tiễn của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy, xuất phát từ bốn bộ kinh Nikaya. 

Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông (tức Phật giáo Phát triển hay Đại thừa), thì quan niệm có khác. Theo Bắc Tông, thì đức Phật Thích Ca khác hơn người thường. Cái thân của Phật, đó chỉ là cái ứng thân hay hóa thân thị hiện mà thôi. Vì muốn độ chúng sanh, nhứt là loài người, nên đức Phật mới thị hiện ở nơi loài người để tiện bề giáo hóa họ. Kỳ thật, thì đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp rồi. Vì Bắc Tông quan niệm rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp cả pháp giới. Bởi thế, nên không nơi nào, xứ nào mà chẳng có Phật. Cái thân Phật thị hiện người Ấn Độ, chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong muôn triệu giai đoạn, một hóa thân trong muôn triệu hóa thân. 

ngoài những điều bạn Ngueyenx Thùy đã chia sẻ chúng ta có thể thông qua 1 số những điểm sau để phân biệt 2 hệ phái:

1.Xuất Gia

 đại thừa : xuất gia vĩnh viễn không hoàn tục.

Tiểu thừa tu báo hiếu,nam thanh niên bắt buộc lớn lên phải tu báo hiếu trong chùa, sau khi kết thúc có thể quay lai đi tu tiếp hoặc lấy vợ sinh con bình thường.

2. Ăn Chay

Đại Thừa: ăn chay trường, ăn đồ không có máu.

Tiểu Thùa: họ đi khất thực mỗi sáng và dùng bất cứ thứ gì phật tử cũng dường kể cả đồ mặn miễn không vì minh sát sinh và không biết vì mình mà sát sinh. họ chỉ dùng mỗi ngỳ 1 bữa chính lúc 12h trưa sau đó thì dụng đồ nhẹ.

3. Y Phục

Đại THừa Y kín không lộ vai

Tiểu Thừa: Y lộ vai trái

Bạn Nguyễn Thùy đã trả lời khá đầy đủ về nguồn gốc hình thành Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông rồi.

Mình chỉ muốn bổ sung sự khác biệt giữa Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo ra sao,

và thật chất Phật giáo có phải là Tôn giáo duy vật hay không? 

Ở Việt Nam có Nam tông Kinh và Nam Tông Khơ-me. Nam tông khơ-me thì cạo chân mày, Nam tông kinh thì không. Lý do nào Nam tông Khơ-me cạo chân mày thì các bạn nào biết xin “chỉ giáo” dùm!

A men ! Cầu chúa Giê-su phù hộ .