Steve không phải là cực quang

  1. Khoa học

Bài viết được dịch từ trang web ScienceDaily

Vào năm 2016, dải sáng mỏng màu trắng và tím (STEVE) thỉnh thoảng xuất hiện trên bầu trời đêm đã được các nhà khoa học công nhận là một loại cực quang mới. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy những luồng sáng kì lạ này không phải là cực quang, chúng hoàn toàn là một hiện tượng rất lạ trên bầu trời.

Các nhà thiên văn nghiệp dư khi chụp được những bức ảnh về hiện tượng này đã đặt tên cho hiện tượng mới này là STEVE, là viết tắc của một cụm từ tiếng Anh. STEVE làm các nhà khoa học bối rối vì khi lần đầu nhìn vào những bức ảnh về nó, họ cảm thấy ánh sáng hơi khác so với ánh sáng đến từ cực quang nhưng không chắc liệu có phải máy móc gây ra sự khác biệt này không.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phân tích lại STEVE vào năm 2018 để trả lời câu hỏi liệu nó có phải cực quang hay không (cực quang xảy ra khi những dòng vật chất mang điện từ Mặt Trời bắn vào khi quyển Trái Đất). Sau một thời gian các nhà nghiên cứu khẳng định STEVE khác với cực quang.

Cực quang xuất hiện mỗi đêm nếu điều kiện lý tưởng ở gần cực còn STEVE chỉ được nhìn thấy ít lần trong năm tại những nơi gần với xích đạo hơn với cực quang.

Vậy STEVE đến từ đâu?

Các nhà khoa học sử dụng 2 bức ảnh chụp bởi vệ tinh mới trường (POES-17). Kết quả cho thấy STEVE không có các hạt mang điện bắn vào tầng điện ly. Điều này dẫn đến khẳng định cơ chế tạo thành STEVE là một cơ chế khác. Họ cho rằng STEVE nên được gọi là là “skyglow” tạm dịch là “sự phát sáng trên bầu trời”. Những nghiên cứu tiếp theo sẽ trả lời cho câu hỏi những dòng vật chất tốc độ cao ở tầng điện ly hay ánh sáng được sinh ra ở tầng cao của khí quyển tạo ra STEVE.

Tác giả: Ryan và Fotolia (ScienceDaily)

Dịch giả: Robert Nguyen (Công Đoàn)






photo-1-1493106109072-640x400
Từ khóa: 

khoa học