Sự nhút nhát đến từ đâu?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Những người nhút nhát thường có xu hướng né tránh người khác, cũng như có cảm giác lo lắng, căng thẳng khi giao tiếp xã hội. Điều này khiến họ né tránh việc eye - contact hay nói với âm lượng nhỏ và thường "rút lui" khi được người khác hỏi chuyện. Sự nhút nhát ấy được hình thành bởi một số nguyên do sau.

Đầu tiên, đó là sự lo sợ xã hội - cảm giác e ngại trước sự hiện diện của người khác. Việc đánh giá cao về ý thức tập thể thường khiến họ quan tâm sâu sắc đến những gì người khác nghĩ về mình. Họ lo sợ bản thân bị đánh giá, bị chối bỏ hay cảm giác như thể người khác có thể "nhìn thấu" mình. Điều này cũng khiến họ nhận thức sai về người khác. Ví dụ, khi một người có vẻ không thích họ, họ tin rằng đối phương thực sự không bao giờ thích họ. Niềm tin này, ngược lại, dẫn đến sự nhút nhát không cần thiết.

Ngoài ra, những người nhút nhát thường có suy nghĩ bóp méo về bản thân mình. Cụ thể, họ thường trách bản thân khi mọi thứ diễn ra không suôn sẻ, không bao giờ công nhận chính mình và mong đợi bị từ chối. Điều này khiến họ coi lo âu xã hội là một đặc điểm tính cách lâu dài và tính nhút nhát trở thành một phần trong quan niệm về bản thân họ.

Như vậy, nhút nhát thường được duy trì bởi những niềm tin phi thực tế và quan điểm tiêu cực của họ về bản thân.

Dù là nguyên nhân nào chúng ta cũng cần thay đổi và sớm khắc phục bởi nếu không, nó sẽ trở thành vật cản trên con đường đi đến thành công của ta.

Trả lời

Những người nhút nhát thường có xu hướng né tránh người khác, cũng như có cảm giác lo lắng, căng thẳng khi giao tiếp xã hội. Điều này khiến họ né tránh việc eye - contact hay nói với âm lượng nhỏ và thường "rút lui" khi được người khác hỏi chuyện. Sự nhút nhát ấy được hình thành bởi một số nguyên do sau.

Đầu tiên, đó là sự lo sợ xã hội - cảm giác e ngại trước sự hiện diện của người khác. Việc đánh giá cao về ý thức tập thể thường khiến họ quan tâm sâu sắc đến những gì người khác nghĩ về mình. Họ lo sợ bản thân bị đánh giá, bị chối bỏ hay cảm giác như thể người khác có thể "nhìn thấu" mình. Điều này cũng khiến họ nhận thức sai về người khác. Ví dụ, khi một người có vẻ không thích họ, họ tin rằng đối phương thực sự không bao giờ thích họ. Niềm tin này, ngược lại, dẫn đến sự nhút nhát không cần thiết.

Ngoài ra, những người nhút nhát thường có suy nghĩ bóp méo về bản thân mình. Cụ thể, họ thường trách bản thân khi mọi thứ diễn ra không suôn sẻ, không bao giờ công nhận chính mình và mong đợi bị từ chối. Điều này khiến họ coi lo âu xã hội là một đặc điểm tính cách lâu dài và tính nhút nhát trở thành một phần trong quan niệm về bản thân họ.

Như vậy, nhút nhát thường được duy trì bởi những niềm tin phi thực tế và quan điểm tiêu cực của họ về bản thân.

Dù là nguyên nhân nào chúng ta cũng cần thay đổi và sớm khắc phục bởi nếu không, nó sẽ trở thành vật cản trên con đường đi đến thành công của ta.

Sự nhút nhát có thể xuất phát từ: 
- Bạn tự đánh giá và tự nhận thức bản thân mình kém cỏi. Đó là khi giọng nói trong đầu chúng ta vang lên, kích thích sự tiêu cực của bạn về bản thân mình.
- Bạn gặp khó khăn trong việc tin tưởng những lời khen ngợi mà người khác dành tặng cho bạn. Bạn nửa muốn tin, nửa không muốn tin những lời khen thông minh, xinh đẹp,... dành cho bản thân mình là xã giao hay thật lòng. Bạn cố gắng để tự gây dựng niềm tin rằng những lời có cánh dành cho bản thân mình là sai thay vì gật đầu cảm ơn và chấp nhận nó.
- Bạn quá chú tâm đến cách mà bạn thể hiện. Bạn mong muốn sự hoàn hảo nhưng cũng sợ làm sai, làm hỏng mọi chuyện. Bạn thường giả định trường hợp mình không thể vượt qua cái bóng thành công của ngươi đi trước và luôn hoài nghi sự thể hiện của bản thân là chưa đủ. Thậm chí, bạn sẽ tham gia bàn luận về cách để hướng sự chú ý sang người khác nếu biện pháp này nghe có vẻ phù hợp với bạn hơn.

- Người khác đều biết đến bạn như một kẻ nhút nhát. Điều này phụ thuộc phần lớn vào ấn tượng ban đầu khi mọi người nghe về bạn hoặc tiếp xúc với bạn cho dù trên thực tế bạn đã nỗ lực thay đổi rất nhiều. Có thể là vì mọi người xếp bạn vào danh sách này và bạn chỉ đang cố gắng để thích nghi với suy nghĩ của họ. Thực ra, bạn chỉ cần phải thích nghi với chính bản thân mình.