Sự phân hoá xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Sự phân hoá xã hội Việt Nam: – Giai cấp cũ: + Địa chủ bị phân hoá thành ba bộ phận khá rõ rệt: Tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Còn đại đa chủ sẵn sàng làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp để được hưởng đặc quyền, đặc lợi. + Nông dân bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam – lực lượng dân cư đông đảo – với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. – Giai cấp mới: + Tiểu tư sản thành thị (bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức…) sau chiến tranh đã có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. + Tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản. Địa vị kinh tế của tư bản Việt Nam rất nhỏ bé, tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta lúc bấy giờ. Nhìn chung, tư sản dân tộc Việt Nam là một giai cấp có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc. + Công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, họ có khoảng 10 vạn người. Đến năm 1929, trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, giai cấp công nhân có trên 22 vạn người. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân. Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. * Vì: – Bị bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất. – Đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến. – Phát huy được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. – Sớm tiếp thu trào lưu tư tưởng cách mạng mới, đó là tư tưởng cách mạng vô sản.
Trả lời
* Sự phân hoá xã hội Việt Nam: – Giai cấp cũ: + Địa chủ bị phân hoá thành ba bộ phận khá rõ rệt: Tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Còn đại đa chủ sẵn sàng làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp để được hưởng đặc quyền, đặc lợi. + Nông dân bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam – lực lượng dân cư đông đảo – với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. – Giai cấp mới: + Tiểu tư sản thành thị (bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức…) sau chiến tranh đã có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. + Tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản. Địa vị kinh tế của tư bản Việt Nam rất nhỏ bé, tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta lúc bấy giờ. Nhìn chung, tư sản dân tộc Việt Nam là một giai cấp có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc. + Công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, họ có khoảng 10 vạn người. Đến năm 1929, trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, giai cấp công nhân có trên 22 vạn người. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân. Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. * Vì: – Bị bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất. – Đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến. – Phát huy được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. – Sớm tiếp thu trào lưu tư tưởng cách mạng mới, đó là tư tưởng cách mạng vô sản.