Sự phát triển về kinh tế, của cải vật chất có phải là kẻ thù của Đạo đức không?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Mình thấy câu hỏi của bạn rất rất hay, nên xin chia sẻ góc nhìn như thế này.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/757458793891493-1633078564_1024.jpg

Đầu tiên đạo đức đơn giản chỉ là các quy tắc chuẩn mực hành xử để đảm bảo sự phát triển chung của cộng đồng. Tiêu chuẩn về đạo đức được thay đổi dần theo thời gian, khác nhau theo địa lý, bối cảnh xã hội. Ví dụ: Ở một số quốc gia phương Tây, hôn nhân đồng giới đã được thừa nhận, thậm chí hợp thức hóa, còn tại các quốc gia hồi giáo thì đây là trọng tội. Một số bang của nước Mỹ, một số quốc gia nhỏ cho phép quần hôn (polygamy), các nước hồi giáo cho phép đa thê, còn phần còn lại của thế giới thì tuân theo luật 1 vợ một chồng. Các quốc gia châu Á như Việt Nam, con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, trong khi phương Tây lại xem việc ấy bớt nặng nề hơn ... Đạo đức chính là các tiêu chuẩn hành xử để đảm bảo tự do của người này ít làm ảnh hưởng phương hại cho người khác, và đặt biệt, nó là các tiêu chuẩn cộng đồng để giúp duy trì và phát triển cộng đồng đó.

Việc có kinh tế, có của cải vật chất thì đạo đức có bị ảnh hưởng không, quan điểm của mình là:

Một cá nhân có nhiều tiền sẽ có nhiều cơ hội để vi phạm đạo đức (tiêu cực), hoặc phát triển đạo đức (tích cực)

Trên con đường trở nên giầu có, chắc chắn bạn phải phá bỏ nhiều thứ, trong đó có đạo đức.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/757458793891494-1633078641_1024.png

Hãy thử nhìn vào môn thể thao vua như bóng đá. Ở đó để dành chiến thắng, người ta sẵn sàng đá bẩn, câu giờ, ăn vạ ... Tôi không nghĩ có một người nào đã vươn tới đỉnh cao mà chưa từng vi phạm chút nào đạo đức.

- Khi bạn giầu có, nhiều tiền, nhiều quyền, bạn có thể phá bỏ các tiêu chuẩn đạo đức mà không sợ bị trừng phạt. Bởi vì xã hội cần bạn, người khác cần bạn hơn là bạn cần họ. Một cầu thủ bóng đá suất chúng như maradona được cả thế giới ca ngợi, dù đời tư của ông "nát bét", vì nền bóng đá cần ông, thể thao cần 1 người như ông. Các giám đốc, những người giàu có cũng thường xuyên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, nhưng vô hình chung họ cũng ít khi bị trừng phạt, bị xã hội lên án bởi vì họ đang giúp xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất, tập thể cần họ. Thi thoảng chúng ta lại đọc được những vụ việc cậu ấm cô chiêu tổ chức tiệc sex thác loạn, sử dụng ma túy, thâm chí gây tai nạn giao thông, dính các vụ việc nhưng lại không bị trừng phạt hoặc xử rất nhẹ. Đây cũng là một tất yếu khách quan trong xã hội.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/25550603911200590-1633078170_1024.jpg

Tiệc thác loạn

- Khi không có nguy cơ bị trừng phạt, bạn có 2 lựa chọn. Một là vi phạm đạo đức, hai là duy trì và phát triển đạo đức. Bên cạnh các ví dụ về những giám đốc sau khi có nhiều tiền và sinh hư như trên, thì dĩ nhiên, cũng chính họ, đang là người thường xuyên đóng góp thiện nguyện, hỗ trợ hết lòng cho xã hội. Bạn nắm trong tay sức mạnh, hành động như thế nào hoàn toàn là lựa chọn của bạn. Nếu bạn vi phạm đạo đức nhiều chắc chắn cũng sẽ có những nguy hại. Vậy nên họ thường cố gắng cân bằng cả hai. Thỏa mãn ham muốn bản thân, và giúp người khác.

Một xã hội có nhiều của cải vật chất sẽ được nâng cao dân trí và đạo đức, tiêu chuẩn sống:

Tương tự cá nhân, đối với 1 tập thể hoặc toàn xã hội khi giầu có lên cũng có cả hai xu hướng.

Nếu tất cả mọi người đều giàu lên, thì mặt bằng chung tăng lên và chắc chắn đạo đức sẽ được đề cao hơn. Hiện nay một số quốc gia tiến bộ đã cấm ăn thịt chó, thị thú cưng, cấm hành hạ thú cưng ... Và có nhiều ví dụ khác nữa như bỏ tử hình, tôn trọng quyền con người, bảo vệ trẻ em ... đó là những thứ gọi là văn minh.

Nhưng cũng chính con người hiện đại, khi giầu có hơn, khi đạt được tư do lớn hơn trước thiên nhiên đã trở nên phi đạo đức hơn với đất mẹ, tài phá môi trường. Hưởng lạc vật chất quá mức. Săn bắn, chăn nuôi và giết hại động vật ở quy mô lớn. Lãng phí thứ phẩm. Tình dục vô độ ... Tất cả sẽ làm mẹ thiên nhiên giận dữ và đẩy con người tới bờ vực diệt vong.

Ở mức độ tập thể tổ chức cũng vậy. Lúc mới khởi nghiệp thì còn nhiệt huyết, lao động chăm chỉ, cống hiến xã hội. Nhưng càng về sau thì chỉ biết chạy theo lợi nhuân. Nhân sự thì lười biếng, chỉ biết tham lam vơ vét, ý thức tập thể giảm, đòi hỏi cá nhân tăng, hưởng thụ nhiều hơn, uống rượu nhiều hơn. Một tập thể như vậy báo hiệu nó sắp sụp đổ và tan rã.

Việc phát triển của cải vật chất và kinh tế nhằm mục đích ban đầu là tốt đẹp, giúp chúng ta tự do hơn. Nhưng sau khi có vật chất, có tự do rồi, thì đạo đức chính là điều kiện kiên quyết để duy trì được thành công đó. Nếu không tất cả sẽ sụp đổ.

Trả lời

Mình thấy câu hỏi của bạn rất rất hay, nên xin chia sẻ góc nhìn như thế này.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/757458793891493-1633078564_1024.jpg

Đầu tiên đạo đức đơn giản chỉ là các quy tắc chuẩn mực hành xử để đảm bảo sự phát triển chung của cộng đồng. Tiêu chuẩn về đạo đức được thay đổi dần theo thời gian, khác nhau theo địa lý, bối cảnh xã hội. Ví dụ: Ở một số quốc gia phương Tây, hôn nhân đồng giới đã được thừa nhận, thậm chí hợp thức hóa, còn tại các quốc gia hồi giáo thì đây là trọng tội. Một số bang của nước Mỹ, một số quốc gia nhỏ cho phép quần hôn (polygamy), các nước hồi giáo cho phép đa thê, còn phần còn lại của thế giới thì tuân theo luật 1 vợ một chồng. Các quốc gia châu Á như Việt Nam, con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, trong khi phương Tây lại xem việc ấy bớt nặng nề hơn ... Đạo đức chính là các tiêu chuẩn hành xử để đảm bảo tự do của người này ít làm ảnh hưởng phương hại cho người khác, và đặt biệt, nó là các tiêu chuẩn cộng đồng để giúp duy trì và phát triển cộng đồng đó.

Việc có kinh tế, có của cải vật chất thì đạo đức có bị ảnh hưởng không, quan điểm của mình là:

Một cá nhân có nhiều tiền sẽ có nhiều cơ hội để vi phạm đạo đức (tiêu cực), hoặc phát triển đạo đức (tích cực)

Trên con đường trở nên giầu có, chắc chắn bạn phải phá bỏ nhiều thứ, trong đó có đạo đức.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/757458793891494-1633078641_1024.png

Hãy thử nhìn vào môn thể thao vua như bóng đá. Ở đó để dành chiến thắng, người ta sẵn sàng đá bẩn, câu giờ, ăn vạ ... Tôi không nghĩ có một người nào đã vươn tới đỉnh cao mà chưa từng vi phạm chút nào đạo đức.

- Khi bạn giầu có, nhiều tiền, nhiều quyền, bạn có thể phá bỏ các tiêu chuẩn đạo đức mà không sợ bị trừng phạt. Bởi vì xã hội cần bạn, người khác cần bạn hơn là bạn cần họ. Một cầu thủ bóng đá suất chúng như maradona được cả thế giới ca ngợi, dù đời tư của ông "nát bét", vì nền bóng đá cần ông, thể thao cần 1 người như ông. Các giám đốc, những người giàu có cũng thường xuyên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, nhưng vô hình chung họ cũng ít khi bị trừng phạt, bị xã hội lên án bởi vì họ đang giúp xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất, tập thể cần họ. Thi thoảng chúng ta lại đọc được những vụ việc cậu ấm cô chiêu tổ chức tiệc sex thác loạn, sử dụng ma túy, thâm chí gây tai nạn giao thông, dính các vụ việc nhưng lại không bị trừng phạt hoặc xử rất nhẹ. Đây cũng là một tất yếu khách quan trong xã hội.

https://cdn.noron.vn/2021/10/01/25550603911200590-1633078170_1024.jpg

Tiệc thác loạn

- Khi không có nguy cơ bị trừng phạt, bạn có 2 lựa chọn. Một là vi phạm đạo đức, hai là duy trì và phát triển đạo đức. Bên cạnh các ví dụ về những giám đốc sau khi có nhiều tiền và sinh hư như trên, thì dĩ nhiên, cũng chính họ, đang là người thường xuyên đóng góp thiện nguyện, hỗ trợ hết lòng cho xã hội. Bạn nắm trong tay sức mạnh, hành động như thế nào hoàn toàn là lựa chọn của bạn. Nếu bạn vi phạm đạo đức nhiều chắc chắn cũng sẽ có những nguy hại. Vậy nên họ thường cố gắng cân bằng cả hai. Thỏa mãn ham muốn bản thân, và giúp người khác.

Một xã hội có nhiều của cải vật chất sẽ được nâng cao dân trí và đạo đức, tiêu chuẩn sống:

Tương tự cá nhân, đối với 1 tập thể hoặc toàn xã hội khi giầu có lên cũng có cả hai xu hướng.

Nếu tất cả mọi người đều giàu lên, thì mặt bằng chung tăng lên và chắc chắn đạo đức sẽ được đề cao hơn. Hiện nay một số quốc gia tiến bộ đã cấm ăn thịt chó, thị thú cưng, cấm hành hạ thú cưng ... Và có nhiều ví dụ khác nữa như bỏ tử hình, tôn trọng quyền con người, bảo vệ trẻ em ... đó là những thứ gọi là văn minh.

Nhưng cũng chính con người hiện đại, khi giầu có hơn, khi đạt được tư do lớn hơn trước thiên nhiên đã trở nên phi đạo đức hơn với đất mẹ, tài phá môi trường. Hưởng lạc vật chất quá mức. Săn bắn, chăn nuôi và giết hại động vật ở quy mô lớn. Lãng phí thứ phẩm. Tình dục vô độ ... Tất cả sẽ làm mẹ thiên nhiên giận dữ và đẩy con người tới bờ vực diệt vong.

Ở mức độ tập thể tổ chức cũng vậy. Lúc mới khởi nghiệp thì còn nhiệt huyết, lao động chăm chỉ, cống hiến xã hội. Nhưng càng về sau thì chỉ biết chạy theo lợi nhuân. Nhân sự thì lười biếng, chỉ biết tham lam vơ vét, ý thức tập thể giảm, đòi hỏi cá nhân tăng, hưởng thụ nhiều hơn, uống rượu nhiều hơn. Một tập thể như vậy báo hiệu nó sắp sụp đổ và tan rã.

Việc phát triển của cải vật chất và kinh tế nhằm mục đích ban đầu là tốt đẹp, giúp chúng ta tự do hơn. Nhưng sau khi có vật chất, có tự do rồi, thì đạo đức chính là điều kiện kiên quyết để duy trì được thành công đó. Nếu không tất cả sẽ sụp đổ.

KHÔNG. Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao. Khi làm người giàu, bạn sẽ phải đối đầu với những thách thức mới, những cám dỗ mới. Nói đến "đạo đức", càng phải nói đến "đạo đức giả", ranh giới của chúng vô cùng mỏng manh.

https://cdn.noron.vn/2021/10/04/thi-truong-tien-te-money-market-la-gi-418601-1633349909.jpg

BẢN THÂN ĐỒNG TIỀN KHÔNG CÓ LỖI.

Đây là câu hỏi thể hiện tam quan kì lạ nhất mà mình từng đọc trên Noron tính đến thời điểm này.
Mình tính lướt nhưng vì có bạn đã mất công mời mình trả lời câu hỏi thì mình cũng chỉ có 2 câu này gửi cho bạn thớt, 1 câu là từ sách triết I - về cơ bản ai cũng một lần nghe qua; 1 câu là thành ngữ tục ngữ các cụ đúc kết từ xưa.
Câu 1: Vật chất quyết định ý thức
Câu 2: Phú quý sinh lễ nghĩa.
Với 2 câu này bạn nghĩ thử xem nếu sự phát triển về kinh tế, vật chất nói chung mà là kẻ thù của đạo đức thì liệu có phải là tam quan của bạn cũng quá phi logic rồi không?

Có tiền có của cải, vật chất vẫn rất nhiều người và nhiều trường hợp lấy đó là bàn đạp để làm việc thiện, việc đức mà.