Sức mạnh tiền bạc đang chi phối bóng đá, Trung Quốc có thể bay xa?

  1. Thể thao

Thế giới bóng đá đang ngày càng bị tiền bạc thao túng. Những CLB “nhà giàu” ở châu Âu như Paris SG, Man City hay các đại gia ở Trung Quốc đã đi tiên phong trong cách “lấy tiền đè người” kiểu mới. Tuy nhiên, liệu họ có đi đúng hướng hay không?

Trong quá khứ, không ít CLB ở châu Âu đổi đời sau khi đổi chủ. Nổi tiếng nhất có lẽ là Chelsea của Roman Abramovich. Kể từ khi được tỷ phú người Nga mua lại, Chelsea đã lột xác bằng cách đổ tiền vào thị trường chuyển nhượng. Chỉ trong vòng ít năm, họ biến thành thế lực ở Anh và châu Âu. Đến nay, sau 15 năm dưới thời Roman, The Blues đã giành 5 chức vô địch Premier League, 1 Europa League và 1 Champions League cùng các danh hiệu nhỏ khác.

Ở thời điểm Abramovich lũng đoạn thị trường, rất nhiều người cười nhạo Chelsea. Nhưng sau đó, không ai còn có thể cười được nữa. Thực tế từ nhiều năm qua, Chelsea đã tự “nuôi sống” được bản thân và mua bán rất hiệu quả.

Câu chuyện tương tự đang diễn ra với Man City, Paris SG hiện nay - chỉ khác là mức tiền họ bỏ ra gấp nhiều lần so với Chelsea. Đây là điều dễ hiểu vì các đội bóng ngày càng mạnh hơn, ngày càng giàu hơn. Thời Chelsea “quật khởi”, số tiền bản quyền truyền hình mà các CLB Premier League kiếm được kém xa hiện tại hàng chục lần.

Sẽ rất dễ để chế giễu Man City, Paris SG bỏ tiền ra mua thành công. Cả 2 CLB này đều thuộc chủ sở hữu của các tỷ phú hoàng gia UAE, Qatar. Họ chứng minh lại chân lý cũ, những gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.

Sau khi thuộc về tỷ phú UAE, Man City đã bứt phá, vô địch Premier League 2 lần (sắp có lần thứ 3), đang trở thành một trong những đội bóng mạnh nhất châu Âu dưới thời Pep Guardiola. Quan trọng hơn, với những gì đang có và đang thể hiện, Man City cho thấy họ có tương lai mạnh bền vững. Cụ thể, họ xây dựng cơ sở vật chất thuộc diện hiện đại nhất nước Anh, săn đón tài năng trẻ khắp thế giới.

Ở đội 1, Pep Guardiola và các cộng sự đưa về hàng loạt ngôi sao ở tuổi trẻ, độ chín, phù hợp triết lý. Nếu những đại gia như Chelsea, Man Utd, Arsenal… đều sẽ phải chi rất nhiều để cải thiện đội hình trong những năm tới, nhưng Man City không cần thiết. Họ chi tiêu theo kiểu “khổ trước, sướng sau”.

Với Paris SG cũng vậy. Cho dù thất bại liên tiếp tại Champions League khiến Paris SG bị chê cười nhưng thực tế, cả châu Âu đều e sợ sức mạnh tài chính của đội bóng này. Nếu 1 CLB có thể bỏ ra hơn 200 triệu euro mua 1 cầu thủ, họ có thể sở hữu bất cứ cầu thủ nào họ muốn. Thất bại tại châu Âu càng khiến Paris SG đầu tư mạnh mẽ hơn.

Câu hỏi ở đây là Paris SG có thể phát triển bền vững như Chelsea hay Man City? Câu trả lời là có. Ít ai quan tâm về giá trị thương hiệu và kinh tế, Paris SG đều có bước nhảy vọt dưới thời tỷ phú Qatar. Họ là đội bóng đại diện cho thủ đô nước Pháp, một trong những kinh đô rực rỡ nhất châu Âu. Quan trọng hơn, Paris SG là công cụ của 1 quốc gia (Qatar). Rất khó để họ sụp đổ trừ khi xảy ra biến cố gì đó ngoài sức tưởng tượng.

Cũng từ đó, rất dễ nhìn thấy tương lai tươi sáng của bóng đá Trung Quốc. Trong vài năm trở lại đây, các đại gia Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh vào bóng đá, điển hình là Evergrande Group. Việc họ tiêu tiền thu hút các ngôi sao từ châu Âu chỉ là bề nổi. Ít ai biết chính phủ Trung Quốc và liên đoàn bóng đá nước này đang siết chặt chính sách.

Bên cạnh việc vung tiền mua sắm, các CLB Trung Quốc đều phải xây dựng, phát triển bóng đá trẻ. Evergrande Group thậm chí lập kế hoạch sử dụng đội hình 100% nội địa vào năm 2022. Với quốc gia đông dân và thể thao mạnh như Trung Quốc, việc môn thể thao vua thất thế chắc chắn khiến họ không cam chịu quá lâu. Với nguồn tiền khổng lồ hiện tại cộng thêm chính sách đúng đắn, Trung Quốc hoàn toàn có thể lột xác trong tương lai gần, 4 hoặc 5 năm nữa.

Liên hệ đến Việt Nam, bóng đá của chúng ta cũng có dấu hiệu khởi sắc thấy rõ trong những năm gần đây khi dòng tiền đổ vào đúng chỗ, đúng cách. V-League có thể vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các tài năng trẻ trỗi dậy và vực dậy cả nền bóng đá...

Từ khóa: 

,

thể thao

Đầu tư lớn trong dài hạn bạn sẽ thành công. Thực sự Trung Quốc cũng vừa mới đầu tư cho bóng đá trong khoảng gần 10 năm trở lại đây. Muốn thay đổi nền thể thao thì phải xác định thay đổi từ công tác đào tạo trẻ, do vậy 15-20 năm là điều cần thiết.

Trả lời

Đầu tư lớn trong dài hạn bạn sẽ thành công. Thực sự Trung Quốc cũng vừa mới đầu tư cho bóng đá trong khoảng gần 10 năm trở lại đây. Muốn thay đổi nền thể thao thì phải xác định thay đổi từ công tác đào tạo trẻ, do vậy 15-20 năm là điều cần thiết.

Vấn đề của Trung Quốc có lẽ nằm chủ yếu ở chính sách. Chính vì bóng đá nam không mang về "vàng" cho họ nên họ không quan tâm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Trung Quốc cũng không thể ngó lơ môn thể thao vua vì số người hâm mộ bóng đá ở nước họ ngày càng nhiều hơn.

Nếu làm đúng cách, Trung Quốc hoàn toàn có thể mơ đến World Cup 2022. Chậm hơn, họ chắc chắn có suất khi World Cup mở rộng lên thành 48 đội.

Mới đọc được bài này sáng nay luôn:

https://thethaovanhoa.vn/the-thao/can-canh-hoc-vien-bong-da-lon-nhat-the-gioi-phuc-vu-giac-mo-vo-dich-world-cup-cua-trung-quoc-n20180328214039743.htm

Guangzhou Evergrande đã xây dựng học viện bóng đá lớn nhất thế giới với 50 sân vận động và hơn 2.500 học viên. Học viện này có diện tích 300 hecta và tiêu tốn của Guangzhou Evergrande số tiền là 130 triệu bảng.

Mục tiêu cuối cùng của học viện này là giúp Trung Quốc vô địch World Cup. Đây có thể xem là mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc, nếu nhìn vào thứ hạng hiện tại của họ trên BXH FIFA (65 thế giới).

Để phục vụ cho tham vọng đó, Guangzhou Evergrande đã biến một vùng đất đồng quê trở thành một học viện bóng đá hiện đại chỉ trong vòng 10 tháng. Guangzhou Evergrande biết rằng ngoài cở sở vật chất ra, họ còn cần những HLV giỏi để giúp mình đào tạo cầu thủ.

Đó là lí do vì sao Guangzhou Evergrande thuê 24 HLV Tây Ban Nha từ Real Madrid, theo thỏa thuận với đội bóng chủ sân Bernabeu. Bên cạnh đó, đội ngũ phiên dịch viên đông đảo cũng có mặt để phục vụ các HLV này trong các buổi tập.

Không biết người đứng đầu dự án này là ai và khả năng thành công như thế nào

Trung Quốc nhiều tiền, nhưng đang đầu tư chưa đúng chỗ. Việt Nam từng đầu tư không thiếu tiền, nhưng sau 10 năm từ lò HAGL, bóng đá mới thực sự phát triển mạnh. Phải nhận thấy rằng, bây giờ HAGL cũng đã kém hơn hẳn so với PVF, một lò đạo tạo khác nhiều tiền hơn và đầu tư vào đúng chương trình hơn. HAGL đào tạo bài bản, nhưng lại 'gò bó' các em quá mức. PVF đào tạo xong bán, giúp các em va vấp, trưởng thành hơn.

Điều hiệu quả nhất của PVF so với HAGL là ở tư duy và thể lực. HAGL thể lực kém, lại có tư duy đá bóng tấn công, rất dở.

Quay trở lại với Trung Quốc. Họ nhiều tiền, nhưng ở khía cạnh đào tạo trẻ, họ chưa thực sự làm tốt. Hơn nữa, việc tổ chức giải VĐQG của họ cũng có vấn đề. Các cầu thủ Trung Quốc chưa cần những ngôi sao thế giới để cọ sát, bởi 1 suất dự World Cup còn không có, đấu với những Cavani thì học được cái gì. Mua 1 số cầu thủ hạng trung ở Anh về hợp lý hơn hẳn.

Hơn nữa, với kiểu tiêu tiền này, sớm muộn họ cũng hết ngân sách. Hiện tại chắc chắn là không hiệu quả. Trong 5 năm nữa chắc chắn là không hiệu quả. 10 năm sau ư, để xem có nhiều tiền đến thế không đã.

Cũng chưa biết được, trước mắt có thể khẳng định là chất lượng của giải vô địch quốc gia Trung Quốc được nâng cao chứ tương lai của cả nền bóng đá thì còn phải chờ. Các ngôi sao ngoại quốc quá nhiều và thành công của CLB vẫn phụ thuộc vào họ thì đất thật sự cho cầu thủ nội thể hiện vẫn là chưa nhiều. Tất nhiên chính sách hạn chế cầu thủ ngoại là tốt nhưng có vẻ các đội bóng vẫn thiên về quảng bá, làm marketing hơn nên bằng mọi cách vẫn vung tiền mua sao chứ chưa tin tưởng hẳn vào các cầu thủ bản địa. Nhìn các trận đấu của đội tuyển Trung Quốc, dù được dẫn dắt bởi Marcelo Lippi mới thấy vẫn còn khoảng cách rất xa để đi tới thành công.

Chiến lược của bóng đá Trung Quốc: Vừa cạnh tranh, vừa học hỏi châu Âu

Chinese Super League ngày một lớn mạnh và có sức hấp dẫn nhờ cách làm bóng đá bài bản, cũng như khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường chuyển nhượng của các CLB Trung Quốc.

Những năm qua, Chinese Super League (CSL) lớn mạnh hơn rất nhiều nhờ đón nhiều cầu thủ tầm cỡ thế giới. Nói về tình trạng làn sóng cầu thủ đẳng cấp chuyển tới và gắn bó với giải đấu, HLV Wenger từng đưa ra nhận định: “Bóng đá châu Âu nên lo ngại về giải Trung Quốc”.

Giờ đây, người ta dễ dàng kể tên những ngôi sao sáng của bóng đá châu Âu đã chuyển sang chinh chiến ở Chinese Super League (CSL) khi đang ở độ “chín” của sự nghiệp như Tevez, Martins (Thân Hoa Thượng Hải), Hulk, Oscar (Thượng Hải Thượng Cảng), Lavezzi, Hernandes (Hà Bắc Hoa Hạ), Paulinho (Quảng Châu Hằng Đại), Ramires (Giang Tô Tô Ninh). Khước từ lời đề nghị từ các CLB nổi tiếng tại các giải đấu lớn hàng đầu châu Âu, Tevez, Oscar hay Hulk... quyết định đến đất nước đông dân nhất thế giới để chơi bóng.

Bên cạnh đó, hàng loạt chiến lược gia danh giá từng chinh chiến thành công tại các đấu trường tầm cỡ như EPL, Serie A, World Cup như Marcello Lippi (Quảng Châu Hằng Đại), Sven-Goran (Thượng Hải Thượng Cảng), Manuel Pellegrini (Hà Bắc Hoa Hạ)… cũng đang là tiền đề giúp Chinese Super League lớn mạnh từng ngày.

Học mô hình phát triển của bóng đá châu Âu

Cạnh tranh trên thị trường chuyển nhượng, nhưng các đội bóng của CSL cũng học hỏi áp dụng mô hình phát triển kiểu doanh nghiệp ở các CLB châu Âu. Mỗi CLB ở Chinese Super League đều có một hoặc nhiều tập đoàn tầm cỡ thế giới đầu tư như: Tập đoàn Evergrande Real Estate đứng đằng sau thành công của Quảng Châu Hằng Đại với 6 chức vô địch quốc gia liên tiếp và hai lần đăng quang ở AFC Champions League. Được cổ phần hóa, Quảng Châu Hằng Đại tiếp tục nhận sự hâu thuẫn của Tập đoàn Alibaba với tỷ lệ góp vốn là 40%, “đại gia” Sinobo của Bắc Kinh Quốc An, Cảng Thượng Hải của Thượng Hải Thượng Cảng, Y tế tự nhiên của Thiên Tân Quyền Kiện...

Nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, các đội bóng CSL không tiếc tiền đầu tư vào bóng đá trẻ, cơ sở vật chất với hệ thống sân thi đấu, sân tập, phòng chức năng hiện đại bậc nhất. Với sự đầu tư và chiến lược phát triển bài bản, CSL dần trở thành giải đấu có tầm ảnh hưởng và sức hút ở châu Á và cả thế giới

ới nhiều người Trung Quốc, giấc mơ duy nhất của họ lúc này là trở thành “siêu cường bóng đá”. 

Trung Quốc đã là công xưởng lớn nhất thế giới, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là chủ nợ của hàng loạt cường quốc lớn, là thị trường tiềm năng và hấp dẫn với mọi nhà đầu tư ngoại quốc. Họ chỉ còn thiếu “bóng đá” để “hoàn hảo”, theo quan niệm của dân chúng và cả giới cầm quyền nơi đây. 

Người Trung Quốc thích bóng đá thế nào? 20.000 cơ sở đào tạo trẻ đủ các cấp mở ra trên khắp cả nước. Bài thi thể thao là bắt buộc trong kỳ tuyển sinh đầu vào ở một số trường đại học. 

Bậc tiểu học và trung học cơ sở phải xây dựng sân bóng trong khuôn viên nhà trường. Học sinh cuối cấp phổ thông có huy chương bóng đá được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học. Em nào chơi hay, tiềm năng lớn thì được cử sang Hà Lan và Tây Ban Nha rèn giũa cho nên người. 

Cứ như vậy thì chẳng bao lâu bóng đá Trung Quốc sẽ thống trị châu Á. Tôi nghĩ câu hỏi của Tiểu Phi cũng chính là câu trả lời.

Tương lai của bóng đá Trung Quốc còn phải đánh giá dựa trên yếu tố xã hội và tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức của Liên đoàn nữa.

Giải China Super League dù gần đây vung tiền mang về được nhiều ngôi sao thế giới nhưng chất lượng chuyên môn vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng. Thử xem vài trận của giải CSL thì xác suất cao là bạn sẽ tưởng mình đang xem Võ-League, chỉ khác là ở đây sân cỏ đẹp đẽ hơn thôi.

Nhưng nói gì thì nói với vị thế kinh tế + tinh thần và cách mà người TQ dần chiếm vị thế trong các môn Olympic như chúng ta đang thấy thì có lẽ trong vòng 5 năm tới bóng đá TQ sẽ có những sự lột xác đáng kể để sánh vai với những cường quốc như Nhật hay Hàn.