Quan điểm của Mac về tiến trình vận động của tôn giáo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Về sự ra đời của tôn giáo, Mác cho rằng, con người tạo ra tôn giáo. Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người, tức xã hội con người, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh xh con người vào trong ý thức của con người. Vì thế tôn giáo là 1 hình thái ý thức xh đặc biệt, phản ảnh cái xh tồn tại xh đã sinh ra nó. Song sự phản ảnh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, để rồi sau đó lấy cái hoang đường, phi lý tính làm chân lý, chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. Theo Mác, tôn giáo ra đời, phát triển và đến một thời kỳ với những điều kiện nhất định thì tôn giáo sẽ mất đi. Về logic vận động của tôn giáo, năm 1867, C.Mác viết trong bộ tư bản: “ Nói chung, sự phản ảnh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta với nhau và với thiên nhiên” Mối quan hệ của con người với thiên nhiên là lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa con người với con người là quan hệ sản xuất. 2 mối quan hệ này được hợp thành phương thức sản xuất, vận động theo quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Ở đây, “tính chất tôn giáo thực tại” chỉ có thể mất đi trước hết và chủ yếu từ phương diện phát triển kinh tế, mà cụ thể là: quy luật của phương thức sản xuất biểu hiện đến trình độ cao nhất. Mà phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa (mà chúng ta cũng chỉ biết đến bằng tư duy lí luận, còn trên thực tiễn mới biết qua một số mô hình, trong đó đáng kể là mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây) mới thể hiện là ưu việt nhất so với các kiểu phương thức sản xuất đã có. Theo đó, tôn giáo chỉ mất đi khi có phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự phù hợp cao của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, khi đó, tôn giáo phát triển mang tinh chất văn hóa hiện thực hơn là chất linh thiêng của tôn giáo. Ngược lại, khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự mâu thuẫn đến cao độ của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, thì đời sống tôn giáo trở nên sôi động, phức tạp.
Trả lời
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Về sự ra đời của tôn giáo, Mác cho rằng, con người tạo ra tôn giáo. Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người, tức xã hội con người, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh xh con người vào trong ý thức của con người. Vì thế tôn giáo là 1 hình thái ý thức xh đặc biệt, phản ảnh cái xh tồn tại xh đã sinh ra nó. Song sự phản ảnh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, để rồi sau đó lấy cái hoang đường, phi lý tính làm chân lý, chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. Theo Mác, tôn giáo ra đời, phát triển và đến một thời kỳ với những điều kiện nhất định thì tôn giáo sẽ mất đi. Về logic vận động của tôn giáo, năm 1867, C.Mác viết trong bộ tư bản: “ Nói chung, sự phản ảnh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta với nhau và với thiên nhiên” Mối quan hệ của con người với thiên nhiên là lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa con người với con người là quan hệ sản xuất. 2 mối quan hệ này được hợp thành phương thức sản xuất, vận động theo quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Ở đây, “tính chất tôn giáo thực tại” chỉ có thể mất đi trước hết và chủ yếu từ phương diện phát triển kinh tế, mà cụ thể là: quy luật của phương thức sản xuất biểu hiện đến trình độ cao nhất. Mà phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa (mà chúng ta cũng chỉ biết đến bằng tư duy lí luận, còn trên thực tiễn mới biết qua một số mô hình, trong đó đáng kể là mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây) mới thể hiện là ưu việt nhất so với các kiểu phương thức sản xuất đã có. Theo đó, tôn giáo chỉ mất đi khi có phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự phù hợp cao của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, khi đó, tôn giáo phát triển mang tinh chất văn hóa hiện thực hơn là chất linh thiêng của tôn giáo. Ngược lại, khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự mâu thuẫn đến cao độ của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, thì đời sống tôn giáo trở nên sôi động, phức tạp.