[Sưu tầm] Những mẩu truyện cho thấy thế giới chúng ta sống trong là một không gian vi tính

  1. Ngoài Vùng Phủ Sóng

Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại vài mẩu truyện ngắn có thật thu thập được từ Facebook group

Weibo Việt Nam
. Những mẩu truyện này tuy khác nhau về tình tiết, nói về những sự trùng hợp/may mắn khó giải thích, những việc đã xảy ra mà đáng lẽ không thể xảy ra cho các tác giả, đã khiến họ cảm thấy rằng: thế giới mà con người chúng ta đang sống trong rất có thể là một không gian vi tính, một thế giới giả lập, một trò chơi điện tử (game) nào đó, do một chủng tộc nào đó tạo ra.

Những mẩu truyện dưới đây được dịch bởi thành viên Julia Nguyen của group trên. Thân mời các bạn cùng theo dõi các câu chuyện.

Những trải nghiệm khiến một người nghi ngờ rằng thế giới này là ảo?

Câu chuyện 1:

Có một lần tôi đói sắp xỉu. Buổi trưa trên đường đi tới trường bị nắng chiếu cho xây xẩm mặt mày. Tôi nhắm mắt cho bớt chóng mặt, khi mở mắt thì thấy phía trước có 10 đồng ai đó đánh rơi, xung quanh người đến người đi nhưng không ai chú ý đến nó. Tôi nhặt 10 đồng lên rồi đi mua thức ăn chống đỡ cơn đói.

Lúc đó, cảm giác như "hệ thống" (ý bạn ấy là Ông Trời, Chúa, hoặc người đã tạo ra thế giới ảo này) sợ tôi chết nên cưỡng chế buff máu cho tôi.

thế giới ảo

Nguồn: Daily Mail.

Câu chuyện 2:

Vào một đêm mưa khi tôi học đại học, tôi ngủ say trên giường ở trong phòng. Đến rạng sáng, tôi nghe thấy giọng của một người phụ nữ trung niên ở bên tai: “Cô bỗng nhiên bị tiếng sấm làm cho tỉnh giấc”.

Vừa dứt lời, ngoài cửa sổ vang lên mấy tiếng *Ầm Ầm* dữ dội, giống như xé rách không trung. Tôi lập tức tỉnh dậy và mở mắt ra, nhớ lại chuyện vừa rồi mà giật mình. Trong đêm mưa sấm sét rền vang, tôi bắt đầu nghĩ đến một khả năng: Có phải tôi đang sống trong một quyển sách không? Cuộc sống hàng ngày chính là cốt truyện?

Đã 7,8 năm trôi qua, mỗi khi nhớ lại tôi thường cân nhắc xem phải chăng mình ngủ mớ, trước khi tỉnh đã nói ra câu đó? Nhưng mọi ký ức vẫn như vậy, người phụ nữ đọc kịch bản, tiếng sấm sét, tôi tỉnh giấc. Thật không thể tin được.

Câu chuyện 3:

Khi còn là sinh viên năm 2 của trường đại học, tôi gặp một cô gái trong nhà WC, khoảnh khắc nhìn thấy cô ấy tôi có cảm giác vô cùng quen thuộc, giống như người bạn cũ lâu ngày không gặp nhưng chẳng nhớ nổi tên.

Cô gái gặp tôi cũng sững sờ, sau đó 2 chúng tôi lao tới ôm chầm lấy nhau (tôi cũng là nữ nên đừng nghĩ sâu xa), chúng tôi cùng lúc chạy đến, vui mừng như điên và tôi đã bật khóc. Chúng tôi ôm nhau rất chặt rất lâu, khi tôi ngẩng đầu thì thấy cô ấy cũng khóc, chúng tôi cẩn thận nhìn nhau, phát hiện gương mặt đối phương rất xa lạ, chúng tôi bắt đầu trao đổi tên và khóa lớp thì bất ngờ thay... Chúng! Tôi! Méo! Có! Quen! Nhau.

matrix-is-real

Nguồn: Word Press.

Bọn tôi đều bối rối, tôi lặng lẽ lau khô nước mắt, lúc đó tôi nghĩ có lẽ chúng tôi đã quen nhau ở kiếp trước. Từ ánh mắt đầu tiên đã nhận ra đối phương, cảm giác thân thuộc đó như đã từng biết nhau cả đời, dù cho kiếp này chưa từng gặp nhau.

Đây chính ý nghĩa của câu “Chớp mắt đã ngàn năm!”

Câu chuyện 4: (từ bình luận của người dùng Linh-Chi Hoang Vu)

Hồi nhỏ trí nhớ kém, thường thường khó phân biệt buổi sáng và buổi chiều nên ngày nào ở lớp học mình cũng sẽ đánh dấu sáng với chiều bằng việc ăn trưa. Nếu như trong đầu tự hỏi bây giờ là sáng hay chiều thì chỉ cần nhớ là hôm nay đã ăn trưa chưa và ăn cái gì thì sẽ nhớ ra. Thước đo cơm trưa của mình phải gọi là vô cùng chuẩn mực.

Nhưng vào một ngày buổi chiều trống reo, mình còn định đeo cặp đi về thì thấy mọi người cứ thế ra khỏi lớp xếp hàng ăn cơm. Và mình rất sốc. Mình hỏi tất cả mọi người, này làm gì thế, bây giờ là buổi chiều mà, ăn cơm trưa rồi còn gì, vừa nãy đã ăn rồi, ăn cơm trứng mà, nhưng tất cả mọi người bảo mình mê ngủ. Hồi bé mình học hành rất gương mẫu, rất tập trung, không bao giờ có chuyện mê ngủ. Đến hôm nay mình vẫn chắc chắn rằng ngày hôm đó hệ thống bị lag.

1_vXZUJ0V0w9KUfhECVI_00g

Nguồn: Medium.

Câu chuyện 5: (từ bình luận của người dùng Phờ Lo)

Có một khái niệm tiếng Anh gọi là Mandela Effect. Hiện tượng này được gọi tên theo Nelson Mandela vì có nhiều người nhớ ông chết trong tù từ những năm 1980 nhưng thực ra tới năm 2013 ông mới mất.

Có người cho rằng đây là hiện tượng trí nhớ lỗi, người ta dễ dàng hóa những sự vật hiện tượng mình thấy để dễ nhớ hơn. Có người cho rằng đây là do ai đó đã sửa lại quá khứ nhưng những thay đổi chưa trọn vẹn nên vẫn có những người nhớ như trước khi thay đổi, thậm chí có những bằng chứng chính hiệu cho thấy "bản gốc" thật sự nó là như nào.

Hiện tượng này xảy ra khi rất nhiều người nhớ đến một sự vật hiện tượng nào đó một cách hoàn toàn khác với thực tế. Ví dụ hồi xưa lúc còn học cấp 2 cấp 3 t rất thích nghiên cứu xe hơi, đặc biệt để ý logo của Volkswagen. Lúc đó mình đặc biệt nhớ cái logo này, còn nghĩ đùa là logo giống ai đó đang dạng chân chứ k giống 2 chữ V với W. Thời đấy mình thích VW nhất nên luôn nghĩ k thể nào quên đc cái logo đó. Thế mà đùng 1 cái mấy năm trước mình lại nhận ra nó có khoảng cách ở giữa 2 chữ này. Dĩ nhiên nếu có khoảng cách thì nhìn rất rõ chữ V với W rồi. Và sự thật là logo của VW từ xưa tới giờ vẫn có cái khoảng cách đó, k như cách đại đa số mn nhớ về nó.

Còn rất nhiều ví dụ nổi tiếng về vụ này. Mình theo dõi rất nhiều, có cái mình k biết, có cái nhớ đúng như hiện tại, có cái không. Nhưng riêng cái ví dụ Volkswagen này thiệt sự là 1 củ bug to bự.

hqdefault


Nguồn:

Facebook group

Weibo Việt Nam
.

Từ khóa: 

thế giới ảo

,

thế giới giả lập

,

simulation world theory

,

simulation

,

tâm linh

,

ngoài vùng phủ sóng