Suy nghĩ của con cái khi ba mẹ ly hôn?

  1. Tâm lý học

Mình có người chị đang rất băn khoăn trong việc có ra quyết định ly hôn hay không? Cuộc hôn nhân hiện tại về cơ bản là không cứu vãn được nữa, hai người không hiểu và chia sẻ được với nhau, có hai cuộc sống, lối sống khác nhau. Điều chị ấy lo lắng nhất là ly hôn sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý, tình cảm của các con.

Chị rất muốn biết cảm nhận thực sự của những người con trong cuộc để có cơ sở ra quyết định. Liệu việc ly hôn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con trẻ. Khi nào thì nên cố gắng chịu đựng vì con. Khi nào thì nên ly hôn?

Từ khóa: 

ly hôn

,

hôn nhân

,

gia đình

,

tâm lý học

Mình có một vài người bạn, từ thuở 14, 15 tuổi các bạn ấy đã mong cha mẹ li hôn, và cảm thấy nhẹ nhõm khi hai đấng sinh thành thật sự làm điều đó.

Nhiều người nghĩ li hôn sẽ ảnh hưởng đến con, nhưng vấn đề là ảnh hưởng như thế nào. Nếu hai người ở chung "vì con" mà không có tình cảm, thậm chí gây gỗ to tiếng với nhau, ảnh hưởng đó lại càng tệ hại hơn việc li hôn rồi cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và quan tâm đến đứa con chung của họ.

Chỉ khi nào hai người thật sự muốn cải thiện mối quan hệ, muốn "yêu lại từ đầu" thì mới nên cố gắng cùng nhau thảo luận và thực hiện, còn như đã hết yêu nhau đến mức phải dùng từ "chịu đựng" thì nên li hôn là hơn.

Tất nhiên cũng có những trường hợp hai người "vì con" mà ở lại, sau đó tình cảm mới nảy sinh và duy trì được mối quan hệ gia đình tốt đẹp. Nhưng đa số trường hợp là cả ba đều khổ. 

Việc này là tùy vào hoàn cảnh riêng của từng người, vậy nên quan trọng nhất là tâm lý của chính bạn, của chồng/vợ bạn và của con bạn thôi. Hãy thật sự để tâm xem họ nghĩ gì, chứ đừng dùng suy nghĩ của mình mà nghĩ cho họ.

Một ý bên lề: giá trị thật sự của hôn nhân nằm ở sự cam kết gắn bó cùng nhau cả đời, nên trân trọng điều đó.

Trả lời

Mình có một vài người bạn, từ thuở 14, 15 tuổi các bạn ấy đã mong cha mẹ li hôn, và cảm thấy nhẹ nhõm khi hai đấng sinh thành thật sự làm điều đó.

Nhiều người nghĩ li hôn sẽ ảnh hưởng đến con, nhưng vấn đề là ảnh hưởng như thế nào. Nếu hai người ở chung "vì con" mà không có tình cảm, thậm chí gây gỗ to tiếng với nhau, ảnh hưởng đó lại càng tệ hại hơn việc li hôn rồi cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và quan tâm đến đứa con chung của họ.

Chỉ khi nào hai người thật sự muốn cải thiện mối quan hệ, muốn "yêu lại từ đầu" thì mới nên cố gắng cùng nhau thảo luận và thực hiện, còn như đã hết yêu nhau đến mức phải dùng từ "chịu đựng" thì nên li hôn là hơn.

Tất nhiên cũng có những trường hợp hai người "vì con" mà ở lại, sau đó tình cảm mới nảy sinh và duy trì được mối quan hệ gia đình tốt đẹp. Nhưng đa số trường hợp là cả ba đều khổ. 

Việc này là tùy vào hoàn cảnh riêng của từng người, vậy nên quan trọng nhất là tâm lý của chính bạn, của chồng/vợ bạn và của con bạn thôi. Hãy thật sự để tâm xem họ nghĩ gì, chứ đừng dùng suy nghĩ của mình mà nghĩ cho họ.

Một ý bên lề: giá trị thật sự của hôn nhân nằm ở sự cam kết gắn bó cùng nhau cả đời, nên trân trọng điều đó.

Chỉ đơn giản là buồn, cô đơn và mất đi tiếng cười trong trẻo của tuổi thơ. Tốt nhất là đừng để điều đó xảy ra

Mình có vài người bạn có bố mẹ đã ly hôn, các bạn có đặc điểm trung là rất cẩn trọng trong việc nghĩ tới người yêu hay bạn đời; đấy là chưa kể thi thoảng còn không có niềm tin vào hạnh phúc lứa đôi.

Thi thoảng, thi thoảng thôi.

Ý kiến của mình là:

Nếu đứa bé đủ lớn (> 12 tuổi) thì có thể tâm sự và nói chuyện để hiểu con nghĩ gì và có được góc nhìn của con.

Nếu đứa trẻ còn bé, hãy đảm bảo rằng dù chịu đựng nhưng hành xử văn minh, bố mẹ đừng cãi cọ trước mặt con. Hãy yêu thương và đảm baoe con có được sự đối xuất bằng sự chăm sóc, yêu thương chung. Nếu có thể hãy cho nhau cơ hội và cùng nhau chăm sóc cho con lớn lên, để con có tuổi thơ được chăm sóc và yêu thương.

Nhưng vde đó là cả 2 phía phải cùng nhận thức và đồng lòng, nếu chỉ 1 phía muốn thì bạn cũng Ko cố giữ được.