Tại sao chúng ta cảm nhận được gió thổi ra từ phía trước quạt dễ dàng nhưng khó thấy bị hút ở phía mặt sau quạt?

  1. Khoa học

Kiểu quạt nó có hút ở phía đằng sau, bỏ tay mới sẽ cảm nhận được, cơ mà đằng trước gió quạt thổi ra mạnh thế mà nhỉ? Tưởng 2 phía lực nó sẽ cân bằng nhau?

Từ khóa: 

khoa học

Cánh quạt tạo ra gió bằng cách nén và đẩy không khí đi ra hướng phía trước quạt (nhờ vào cấu tạo của cánh quạt).
Xét tổng thể cánh quạt. Khi quạt quay, nó sẽ tạo 1 vùng không khí áp suất cao phía trước cánh quạt, từ đó đẩy 1 luồng không khí có tiết diện nhỏ ( bằng diện tích cánh quạt) ra phía trước; và 1 vùng không khí áp suất thấp ngay sau cánh quạt. Không khí ở sau quạt có áp suất cao hơn nên sẽ tràn vào vùng áp suất thấp ở trên. (Thực ra thì không khí tràn vào sẽ ở 2 hướng trước - sau, nhưng do lực từ cánh quạt lớn hơn áp suất sau cánh quạt, nên đa phần không khí từ sau quạt sẽ tràn tới chiếm chỗ.). Luồng không khí này mọi điểm ở phía sau cánh quạt nên có tiết diện rất lớn, càng xa về sau tiết diện này sẽ càng mở rộng hơn và mở rộng nhanh.
* Tóm lại, nguyên nhân như câu hỏi bạn nêu sẽ do luồng khí đến từ phía sau quạt là luồng khí di chuyển do áp suất khí quyển, có tiết diện là toàn bộ mặt sau của quạt. So với luồng khí phía trước đẩy bởi áp lực từ cánh quạt và tạo ra luồng khí hẹp. Xem như không khí lưu thông qua quạt là 1 đường ống thì phía sau quạt là 1 cái phễu lớn với đáy phễu là cánh quạt. Tiết diện lớn thì vận tốc thấp và ngược lại. Tay bạn đặt ở lồng quạt đã cách xa cánh quạt 1 đoạn nên tiết diện đã lớn hơn tiết diện mặt trước rất nhiều khiến vận tốc gió tại đây yếu hơn hẳn so với phía trước. Ngoài ra, phía trước quạt, không khí di chuyển theo 1 hướng, còn phía sau thì đến từ nhiều hướng nên càng làm gió yếu đi.
* Trong hình, màu đen là cánh quạt, màu đỏ là giới hạn các luồng không khí (tưởng tượng, ví dụ, ko đúng thực tế lắm), mũi tên xanh lục là không khí tràn vào cánh quạt, xanh làm là không khí đẩy đi, tím làm cái lồng bảo vệ (càng xa về sau thì khoảng cách giữa 2 đường đỏ càng lớn, các luồng khí càng đến từ nhiều nơi hơn nên càng yếu hơn, do lượng khí vào quạt là ko đổi)
Trả lời
Cánh quạt tạo ra gió bằng cách nén và đẩy không khí đi ra hướng phía trước quạt (nhờ vào cấu tạo của cánh quạt).
Xét tổng thể cánh quạt. Khi quạt quay, nó sẽ tạo 1 vùng không khí áp suất cao phía trước cánh quạt, từ đó đẩy 1 luồng không khí có tiết diện nhỏ ( bằng diện tích cánh quạt) ra phía trước; và 1 vùng không khí áp suất thấp ngay sau cánh quạt. Không khí ở sau quạt có áp suất cao hơn nên sẽ tràn vào vùng áp suất thấp ở trên. (Thực ra thì không khí tràn vào sẽ ở 2 hướng trước - sau, nhưng do lực từ cánh quạt lớn hơn áp suất sau cánh quạt, nên đa phần không khí từ sau quạt sẽ tràn tới chiếm chỗ.). Luồng không khí này mọi điểm ở phía sau cánh quạt nên có tiết diện rất lớn, càng xa về sau tiết diện này sẽ càng mở rộng hơn và mở rộng nhanh.
* Tóm lại, nguyên nhân như câu hỏi bạn nêu sẽ do luồng khí đến từ phía sau quạt là luồng khí di chuyển do áp suất khí quyển, có tiết diện là toàn bộ mặt sau của quạt. So với luồng khí phía trước đẩy bởi áp lực từ cánh quạt và tạo ra luồng khí hẹp. Xem như không khí lưu thông qua quạt là 1 đường ống thì phía sau quạt là 1 cái phễu lớn với đáy phễu là cánh quạt. Tiết diện lớn thì vận tốc thấp và ngược lại. Tay bạn đặt ở lồng quạt đã cách xa cánh quạt 1 đoạn nên tiết diện đã lớn hơn tiết diện mặt trước rất nhiều khiến vận tốc gió tại đây yếu hơn hẳn so với phía trước. Ngoài ra, phía trước quạt, không khí di chuyển theo 1 hướng, còn phía sau thì đến từ nhiều hướng nên càng làm gió yếu đi.
* Trong hình, màu đen là cánh quạt, màu đỏ là giới hạn các luồng không khí (tưởng tượng, ví dụ, ko đúng thực tế lắm), mũi tên xanh lục là không khí tràn vào cánh quạt, xanh làm là không khí đẩy đi, tím làm cái lồng bảo vệ (càng xa về sau thì khoảng cách giữa 2 đường đỏ càng lớn, các luồng khí càng đến từ nhiều nơi hơn nên càng yếu hơn, do lượng khí vào quạt là ko đổi)