Tại sao có câu Hà Nội 36 phố phường?

  1. Văn hóa

Đó là vào thời nào? Khi đó có bao nhiêu phố và bao nhiêu phường? Các phố mang tên Hàng (Hàng Đào, Hàng Ngang...) gồm bao nhiêu phố?

Từ khóa: 

văn hóa

Theo tư liệu trên mạng www.vnn.vnthì vào thời Lê, “phường” ngoài nội dung chỉ các Tổ chức của những người cùng làm một nghề (phương chèo, phương thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coilà đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó. Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi ‘Thăng Long" là phủ “Hoài Đức” và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Đức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 10 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc Trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Trên thực tế không có cái gọi là “Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn. “Phố”: Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thi phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thế là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hóa để buôn bán. Ví dụ như cụm từ phố Hằng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng bán trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà bày bán chiếu... Song, do các “phố” tập trung kcn sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tùy) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. “Hàng”: Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. Thí dụ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc... Từ đời Lê (thế kỷ XV) nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ờ Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang. Xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại. Do đó thành tên Hàng Ngang. Như tên gọi, Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát vói chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã. Mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu ở phố này gần như không thay đổi từ khi lập phố. Hàng năm, vào dịp Tết Trung thu của trẻ em (15 tháng 8 âm lịch) cả phố Hàng Mã trở thành một chợ bán đồ chơi muôn màu sắc. Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ồ Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc. Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, còn đến hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Háng Tre, Hàng sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bò... trong hơn ba trăm sáu mươi phố của Hà Nội hiện nay. Có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng cỏ (Trần Hưng Đạo), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía trên), Hàng Lọng (Lê Duẩn), Háng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn, (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng)...
Trả lời
Theo tư liệu trên mạng www.vnn.vnthì vào thời Lê, “phường” ngoài nội dung chỉ các Tổ chức của những người cùng làm một nghề (phương chèo, phương thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coilà đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó. Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi ‘Thăng Long" là phủ “Hoài Đức” và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Đức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 10 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc Trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Trên thực tế không có cái gọi là “Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn. “Phố”: Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thi phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thế là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hóa để buôn bán. Ví dụ như cụm từ phố Hằng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng bán trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà bày bán chiếu... Song, do các “phố” tập trung kcn sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tùy) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. “Hàng”: Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. Thí dụ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc... Từ đời Lê (thế kỷ XV) nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ờ Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang. Xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại. Do đó thành tên Hàng Ngang. Như tên gọi, Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát vói chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã. Mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu ở phố này gần như không thay đổi từ khi lập phố. Hàng năm, vào dịp Tết Trung thu của trẻ em (15 tháng 8 âm lịch) cả phố Hàng Mã trở thành một chợ bán đồ chơi muôn màu sắc. Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ồ Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc. Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, còn đến hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Háng Tre, Hàng sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bò... trong hơn ba trăm sáu mươi phố của Hà Nội hiện nay. Có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng cỏ (Trần Hưng Đạo), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía trên), Hàng Lọng (Lê Duẩn), Háng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn, (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng)...