Tại sao điểm thi tiếng Anh không phản ánh hoàn toàn khả năng giao tiếp thông dụng?

  1. Giáo dục

  2. Ngoại ngữ

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/3914235385293174-1671092350.jpg

Mình quen một người bạn 7.5 IELTS. Khi mới sang Mỹ du học, bạn chia sẻ dù hiểu những gì người bản địa và bạn cùng lớp nói, nhưng bạn luôn phải loay hoay không biết tranh luận sao cho nổi.

Ngược lại, con của thầy mình năm nay mới lên lớp 5, chưa từng thi qua các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS hay TOEIC nhưng lại giao tiếp tự tin trong mọi hoàn cảnh. Thầy mình làm báo, vì vậy đôi khi vẫn đưa em ấy qua cùng với các chuyến công tác Mỹ nhưng em ấy không mất bình tĩnh, thậm chí còn thoải mái bắt chuyện với người bản xứ.

Người bạn của mình rõ ràng chứng chỉ đàng hoàng, vậy mà đôi khi vẫn thua giao tiếp với một đứa trẻ. Theo bạn, sự chênh lệch này có thể do đâu? Tại sao điểm thi tiếng Anh không phản ánh hoàn toàn khả năng giao tiếp thông dụng và học thuật?

Từ khóa: 

tiếng anh

,

giáo dục

,

ngoại ngữ

Đứa trẻ lớp 5 thì nó được nghe giao tiếp từ nhỏ nên nó nói mà không cần nghĩ một lèo vị trí kiến thức về ngữ pháp (không mất thời gian dịch trung gian giữa ngôn ngữ gốc ngôn ngữ thứ 2), thêm nữa nó nhỏ nên học như tiếng mẹ đẻ luôn rồi bạn!

Còn bạn của bạn trưởng thành rồi nên ngược lại hoàn toàn đứa nhỏ. 

Tóm lại, sự khác biệt về trình độ giao tiếp ngoại ngữ ở mức nghe hiểu được nhanh (không phải nói được như bản xứ nhé) nằm ở khoảng thời gian nghĩ ra chữ tiếp theo trong câu dài hay ngắn. Cho nên đa số người ta khuyên học giao tiếp là nên học nguyên câu rồi đổi từ khoá như 1 đứa trẻ chứ đừng nên học từng từ vựng rồi ghép lại là vậy đó! 

Trả lời

Đứa trẻ lớp 5 thì nó được nghe giao tiếp từ nhỏ nên nó nói mà không cần nghĩ một lèo vị trí kiến thức về ngữ pháp (không mất thời gian dịch trung gian giữa ngôn ngữ gốc ngôn ngữ thứ 2), thêm nữa nó nhỏ nên học như tiếng mẹ đẻ luôn rồi bạn!

Còn bạn của bạn trưởng thành rồi nên ngược lại hoàn toàn đứa nhỏ. 

Tóm lại, sự khác biệt về trình độ giao tiếp ngoại ngữ ở mức nghe hiểu được nhanh (không phải nói được như bản xứ nhé) nằm ở khoảng thời gian nghĩ ra chữ tiếp theo trong câu dài hay ngắn. Cho nên đa số người ta khuyên học giao tiếp là nên học nguyên câu rồi đổi từ khoá như 1 đứa trẻ chứ đừng nên học từng từ vựng rồi ghép lại là vậy đó! 

Mình thấy đây là tình trạng chung của việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam rồi. Trình độ giỏi nhưng chưa chắc thực hành đã tốt và ngược lại. 

Điểm số, chứng chỉ đều mang nặng tính học thuật và không thể phản ánh hoàn toàn khả năng giao tiếp thông thường được. Kể cả khi bạn đi thi thì bạn cũng chỉ ôn đi ôn lại những kiến thức đã học, nói càng hay điểm càng cao, trong khi thực tế chỉ rõ là giao tiếp không cần những từ ngữ hoa mỹ, rồi ngữ pháp rắc rối đến thế. Lấy ví dụ ngay môn toán đi, chúng ta học rất nhiều công thức khác nhau nhưng về cơ bản hầu hết mọi người chỉ cần biết tính toán cộng trừ nhân chia là đủ, có khi ra trường còn quên luôn những công thức rắc rối đó.

https://cdn.noron.vn/2022/12/16/3914235385297949-1671202297.jpg

Dạo này mình lướt TikTok, thấy có rất nhiều phụ huynh chịu khó trò chuyện với con bằng tiếng Anh từ rất sớm. Nhờ vậy, đứa bé có cơ hội thu thập từ vựng và trau dồi kỹ năng giao tiếp song ngữ của bản thân. Cách dạy như vậy cũng rất hay. Với những người đã trau dồi bằng giao tiếp thay vì sách vở, điểm số lúc này không còn quan trọng nữa. Bởi vì thực chất họ đã coi việc nói tiếng Anh như một phản xạ rồi.

Mình thấy mục đích cuối cùng của việc học tiếng anh là giao tiếp, nên dù đang ngồi trên ghế nhà trường hay không thì mọi người vẫn nên coi trọng việc giao tiếp hơn nhé.